Danh mục

Ảnh hưởng của Blockchain đến hoạt động kiểm toán trong tương lai

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 273.66 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra những đề xuất từ phía nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị đào tạo và công ty kiểm toán nhằm phát huy những tác động tích cực của công nghệ blockchain trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của Blockchain đến hoạt động kiểm toán trong tương lai Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG ẢNH HƯỞNG CỦA BLOCKCHAIN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TRONG TƯƠNG LAI ThS. Phan Thị Thanh Loan1, Phạm Thị Phương Nhung, Trương Sĩ Dân Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Trong làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0, Blockchain được xem là một công nghệ “chìa khóa” đang và sẽ hứa hẹn tạo ra các lợi ích hết sức to lớn có tác động mạnh mẽ tới kinh tế thế giới cũng như tới kinh tế Việt Nam. Kế toán - kiểm toán cũng là một trong những lĩnh vực sẽ chịu tác động lớn từ công nghệ này. Kết quả khảo sát đối với các kiểm toán viên của công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế (IFC) - chi nhánh Thanh Hóa cho thấy blockchain có ảnh hưởng đến công tác kiểm toán trong tương lai. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra những đề xuất từ phía nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị đào tạo và công ty kiểm toán nhằm phát huy những tác động tích cực của công nghệ blockchain trong thời gian tới. Từ khóa: Blockchain, kiểm toán 1. Giới thiệu Cách mạng công nghiệp 4.0 (còn được gọi với cái tên cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư) là một trong những chủ đề được nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đây. Nó được coi là một cuộc cách mạng hợp nhất về mặt công nghệ, xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể. Cuộc cách mạng này sẽ hứa hẹn mang tới nhiều cơ hội phát triển và hội nhập, nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức cho các nước đang phát triển. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật và chủ động triển khai để kịp thời thích ứng với sự phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 này. Ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 16/CT-TTg về “Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0” hướng đến các giải pháp: “thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông; tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản xuất mới; xây dựng chiến lược 1 Email của tác giả chính: thanhloanneu@gmail.com 261 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh; tập trung thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; và thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới” (Chính phủ, 2017). Ngân hàng là một trong những lĩnh vực tiếp cận sớm đối với công nghệ số. Trong đó, tiền điện tử đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng với nhiều thành công - không chỉ là ở giá trị giao dịch hay cơ hội kiếm tiền ngắn hạn mà ở chính công nghệ nền tảng sau nó - blockchain. Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm không gian lưu trữ và bảo mật cao, công nghệ blockchain mở ra là một xu hướng ứng dụng tiềm năng cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực, đặc biệt sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kế toán - kiểm toán. Nếu như trong hoạt động kế toán thông thường, một nhân viên kế toán cần phải ghi bút toán kép thì blockchain chỉ cần một bút toán có thể cung cấp thông tin cho tất cả các bên mà không lo về tính xác thực. Hồ sơ kế toán sẽ không thể sửa chữa, thay đổi một khi đã được lưu vào blockchain, ngay cả khi chủ sở hữu hệ thống kế toán yêu cầu (David, 2017). Bằng khả năng ghi chép lại các giao dịch theo thời gian thực, blockchain hứa hẹn có thể kết thúc các phương pháp kế toán truyền thống bao gồm lập hóa đơn, xây dựng hợp đồng, ghi chép thanh toán. Khi công nghệ blockchain được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính, sẽ tạo ra nguy cơ thu hẹp dịch vụ kiểm toán truyền thống (Đoàn Thị Hồng Thịnh và Nguyễn Thị Huyền, 2018). Công nghệ blockchain sẽ giúp nâng cao hiệu năng của ngành tài chính, kế toán, thông tin cũng được bảo mật hơn. Chính vì thế, hiện nay, 4 tổ chức kiểm toán hàng đầu thế giới bao gồm PwC, Deloitte, Ernst & Young và KPMG đều đã thành lập ban nghiên cứu về blockchain và những ứng dụng của công nghệ này trong ngành kế toán, kiểm toán (David, 2017). Tại Việt Nam, blockchain vẫn chưa chính thức thay thế việc làm trong ngành kế toán kiểm toán, nhưng không quá sớm để chúng ta nghiên cứu về công nghệ này. Bài viết nghiên cứu cơ sở lý thuyết về công nghệ blockchain và xem xét ảnh hưởng của công nghệ này tới hành vi của kiểm toán viên trong tương lai. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao các tác động tích cực mà công nghệ blockchain mang lại cho hoạt động kiểm toán. 262 Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Khái niệm về công nghệ blockchain Theo khía cạnh kỹ thuật, blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gia ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: