Danh mục

Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế đến kinh tế Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.25 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi các chu kỳ này ở pha đi xuống sẽ gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đặc biệt nếu cả bốn chu kỳ cùng hội tụ đi xuống thì tác động này vô cùng to lớn. Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh tế của Việt Nam đi cùng với các chu kỳ kinh tế toàn cầu, do đó việc hiểu được các chu kỳ này giúp cho các nhà quản lý dễ dàng dự đoán và có những biện pháp chuẩn bị chủ động thích ứng với những biến đổi kinh tế có thể xảy ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế đến kinh tế Việt Nam ẢNH HƯỞNG CỦA CHU KỲ KINH TẾ ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM ThS Phan Ngọc Yến Xuân* ThS Lê Trường Giang* TÓM TẮT Các biến động kinh tế khi xem xét cẩn thận đều có tính chu kỳ, có rất nhiều chu kỳ kinh tế trong đó có 4 đại chu kỳ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu bao gồm: chu kỳ sóng chi tiêu thế hệ 39 năm, chu kỳ địa chính trị 34 năm, chu kỳ đổi mới công nghệ 45 năm và chu kỳ bùng nổ/đổ vỡ 10 năm. Khi các chu kỳ này ở pha đi xuống sẽ gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đặc biệt nếu cả bốn chu kỳ cùng hội tụ đi xuống thì tác động này vô cùng to lớn. Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh tế của Việt Nam đi cùng với các chu kỳ kinh tế toàn cầu, do đó việc hiểu được các chu kỳ này giúp cho các nhà quản lý dễ dàng dự đoán và có những biện pháp chuẩn bị chủ động thích ứng với những biến đổi kinh tế có thể xảy ra. Từ khóa: Chu kỳ kinh tế, suy thoái, kinh tế Việt Nam. 1. Giới thiệu về chu kỳ kinh tế Theo Paul A Samuelson, chu kỳ kinh tế là một sự dao động của tổng sản lượng quốc dân, của thu nhập và việc làm thường kéo dài trong một giai đoạn được đánh dấu bằng một sự mở rộng hay thu hẹp trên quy mô lớn trong hầu hết các khu vực của nền kinh tế. Các nhà kinh tế thường chia chu kỳ kinh tế thành hai giai đoạn chính: giai đoạn suy thoái và giai đoạn mở rộng, các đỉnh và đáy là giai đoạn chuyển hướng của chu kỳ, sự đi xuống của một chu kỳ gọi là suy thoái – là một giai đoạn mà trong đó GDP thực tế giảm xuống ít nhất trong hai quý liên tiếp – suy thoái bắt đầu tại một đỉnh và kết thúc tại một đáy. Trong giai đoạn suy thoái cầu về lao động giảm làm thất nghiệp gia tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, giá chứng khoán thường sẽ giảm xuống khi các nhà đầu tư cảm nhận được chu kỳ kinh tế đi xuống. Giai đoạn mở rộng là hình ảnh phản chiếu của suy thoái, mỗi nhân tố trên sẽ hoạt động theo chiều ngược lại. Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau. Khoa Kinh Tế – Luật, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * 72 - Hình 1.1: Sơ đồ chu kỳ kinh tế Sản lượng Một chu kỳ Yt Yp Suy thoái kinh tế Đáy Thu hẹp Mở rộng sản xuất sản xuất Năm Hình 1. Sơ đồ chu kỳ kinh tế Tất cả mọi sự kiện, hoạt động kinh tế đều có tính chu kỳ và diễn ra theo một lịch trình rất cụ thể. Thay vì chối bỏ hay chống lại các chu kỳ, mọi việc sẽ trở nên thành công hơn, ít áp lực hơn nếu như hành động phù hợp với chu kỳ, điều này đúng với mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh cũng như chính phủ các quốc gia. Trong điều hành, quản lý kinh tế quốc gia, nếu chính phủ hiểu và nắm được các chu kỳ kinh tế, chính phủ đó có thể chuẩn bị những kế hoạch ứng phó chủ động, thích nghi và khai thác các cơ hội do chu kỳ kinh tế mang lại. 2. Các chu kỳ kinh tế chính chi phối thế giới Thế giới đã trải qua rất nhiều chu kỳ, trong đó có bốn chu kỳ lớn mà chúng ta gọi nó là Tứ đại chu kỳ, đây là bốn chu kỳ luôn xuất hiện và giải thích cho mọi cú bùng nổ và đổ vỡ của nền kinh tế chúng ta đó là: Chu kỳ sóng chi tiêu thế hệ; Chu kỳ địa chính trị; Chu kỳ đổi mới công nghệ; Chu kỳ bùng nổ/đổ vỡ. 2.1. Chu kỳ sóng chi tiêu thế hệ Nền kinh tế bị chi phối bởi các số liệu nhân khẩu học, sóng chi tiêu thế hệ phản ánh hành động chi tiêu của mỗi thế hệ bởi vì chi tiêu của mỗi thế hệ tăng, đạt đỉnh, suy giảm một cách có thể đoán trước được. Một thế hệ gia nhập lực lượng lao động ở tuổi 20, kết hôn ở tuổi 26, sau đó tiền thuê nhà đạt đỉnh, thường họ sinh con đầu lòng ở tuổi 28 – 29. Người ta mua nhà đầu tiên vào khoảng năm 31 tuổi, sau đó, ba mẹ có thể hỗ trợ họ mua ngôi nhà lớn nhất ở độ tuổi 37 – 41, ở độ tuổi này họ mua sắm đồ dùng trong nhà, hoàn thành nghĩa vụ giúp con cái hoàn tất chương trình học cấp 3 và chi tiêu này tăng nhiều nhất quanh tuổi 46 – đây là độ tuổi đạt đỉnh chi tiêu tiêu dùng đối với một hộ gia đình bình thường. Sau đó, chi tiêu bắt đầu có dấu hiệu giảm lại thay vào đó là tiết kiệm bắt đầu tăng nhưng tăng nhiều nhất vào khoảng - 73 53 – 63 tuổi cho đến khi giá trị tài sản ròng đạt đỉnh ở tuổi 64 (sau vài năm khi một người trưởng thành bắt đầu nghỉ hưu). Sau khi nghỉ hưu người ta chi tiêu cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng trong khoảng 65 – 70 tuổi, chi tiêu cho việc khám chữa bệnh, mua thuốc, dưỡng lão quanh độ tuổi 77 – 84. Hình 2.1. Sóng chi tiêu của một thế hệ Nguồn: Harry S. Dent, Andrew Pancholi (2019) Sau khi điều chỉnh sóng chi tiêu của các nhóm thế hệ lớn chúng ta được chy kỳ sóng chi tiêu thế hệ trong đó mỗi chu kỳ kéo dài 39 năm. Sóng chi tiêu thế hệ có một mối liên hệ đến sự biến động của các chỉ số kinh tế. Tại Mỹ, sóng chi tiêu thế hệ đạt đỉnh cuối năm 2007 bắt đầu đi xuống và chúng ta chứng kiến cuộc đại suy thoái ập đến năm 2008. Tại Nhật, sóng chi tiêu thế hệ đạt đỉnh vào cuối năm 1996, kể từ thời điểm này nền kinh tế Nhật hứng chịu các cuộc khủng hoảng phải sử dụng phao cứu sinh là công cụ nới lỏng tiền tệ. 2.2. Chu kỳ địa chính trị Chu kỳ địa chính trị kéo dài khoảng 34 năm diễn biến theo những sự kiện chính trị lớn của thế giới, cứ 17 năm một lần chu kỳ này chuyển từ pha tích cực sang tiêu cực. Quãng thời gian tích cực của chu kỳ này là từ năm 1983 đến 2000, trong thời gian n ...

Tài liệu được xem nhiều: