Danh mục

Ảnh hưởng của Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM), Thuế Carbon đối với doanh nghiệp xuất khẩu và cách ứng phó

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.19 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nghiên cứu đến việc áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 01/10/2023, tác động đến các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là ở Việt Nam và các chiến lược để thích ứng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM), Thuế Carbon đối với doanh nghiệp xuất khẩu và cách ứng phóẢnh hưởng của Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM), Thuế Carbon đối vớidoanh nghiệp xuất khẩu và cách ứng phóImpact of the carbon border adjustment mechanism (CBAM), carbon tax on exportbusinesses and response strategiesTrần Khánh Lâm*Hà Thị Ngọc Hà***Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)Tóm tắtBài viết này nghiên cứu đến việc áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) củaLiên minh châu Âu (EU) từ ngày 01/10/2023, tác động đến các doanh nghiệp (DN), đặc biệtlà ở Việt Nam và các chiến lược để thích ứng. Các giai đoạn chuyển tiếp và áp dụng thuếcarbon dựa trên lượng khí phát thải của các sản phẩm nhập khẩu từ năm 2026, sẽ làm tăngáp lực lên các DN trong việc phải chuyển đổi sang công nghệ sạch hơn và tối ưu hóa quytrình sản xuất. Nghiên cứu này phân tích tác động kinh tế - kỹ thuật, đề xuất chiến lược ứngphó và tận dụng cơ hội từ CBAM. Đặc biệt, nó nhấn mạnh vai trò của hợp tác quốc tế và đốithoại đa phương, cũng như liên quan giữa CBAM và sử dụng tín chỉ thuế carbon. Phươngpháp nghiên cứu bao gồm thu thập dữ liệu từ các nguồn chính thống và phỏng vấn chuyêngia. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh, cần có sự hỗ trợ DN để CBAM làm không cản trở sựphát triển của các DN tại Việt Nam và khuyến nghị các DN tiến hành đánh giá tác động vànâng cao năng lực, sử dụng năng lượng tái tạo, đổi mới quy trình sản xuất và xây dựngchuỗi cung ứng bền vững.Từ khóa: CBAM, carbon, thuế, sản xuất xanh, phát triển bền vững.AbstractThis article investigates the implementation of the European Unions (EU) Carbon BorderAdjustment Mechanism (CBAM) starting from October 1, 2023, and its impact onbusinesses, particularly in Vietnam, and strategies for adaptation. The transitional phasesand the introduction of carbon taxes based on the emission levels of imported products from2026 will increase pressure on businesses to shift to cleaner technologies and optimizeproduction processes. This study analyzes the economic and technical impacts, proposesresponse strategies, and explores opportunities arising from CBAM. It emphasizes the roleof international cooperation and multilateral dialogue, as well as the connection betweenCBAM and the utilization of carbon tax credits. The research methodology includes datacollection from authoritative sources and expert interviews. The findings underscore theneed for business support to ensure CBAM does not hinder the development of Vietnamese 1enterprises and recommend businesses to assess impacts, enhance capabilities, userenewable energy, innovate production processes, and build sustainable supply chains.Keywords: CBAM, carbon, tax, green production, sustainable development.JEL Classifications: H20, H27, H29.DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.01202409 1. Giới thiệu Ngày nay, biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường đang là những chủ đề thời sự thế giới.Các nước đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để giảm lượng khí phát thải và nhằm hạn chếảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Liên minh châu Âu (EU) đãtriển khai CBAM từ ngày 01/10/2023 (CeciliaBellora và LionelFontagné, 2023). Cơ chếnày không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các DN trong khối EU, mà tác động mạnh mẽ đếncác DN xuất khẩu vào thị trường châu Âu, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như ViệtNam. Việt Nam, với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, cũngnhư đang đứng trước những thách thức lớn do CBAM gây ra. Việc EU áp dụng thuế carbonđối với các sản phẩm nhập khẩu dựa trên lượng khí phát thải sẽ tạo ra một áp lực mới, buộccác DN Việt Nam phải nhanh chóng chuyển đổi, đầu tư vào công nghệ sạch hơn và tối ưuhóa quy trình sản xuất để giảm lượng phát thải tối đa. Điều này không chỉ đặt ra những tháchthức về mặt kinh tế và kỹ thuật, mà còn đòi hỏi một sự thay đổi to lớn trong tư duy và cáchtiếp cận của cả chính phủ và DN. Việc thích ứng với CBAM không chỉ là vấn đề của việctuân thủ pháp luật, mà còn là quá trình chuyển đổi hướng tới một nền kinh tế xanh, phát triểnbền vững và có trách nhiệm với môi trường. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ phân tích về CBAM, cách thức vận hành, nhữngtác động có thể đối với các DN xuất khẩu Việt Nam, cũng như đề xuất các chiến lược và giảipháp để ứng phó và tận dụng những cơ hội mà quá trình này mang lại. Qua đó, bài nghiêncứu nhằm mục tiêu góp phần vào việc nâng cao nhận thức, tạo động lực và hỗ trợ các bênliên quan trong việc chuyển đổi hướng tới sự phát triển bền vững. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Khái niệm về CBAM Từ ngày 01/10/2023, CBAM là công cụ mang tính bước ngoặt của EU để giải quyết vấnđề phát thải carbon và đã có hiệu lực, bắt đầu với giai đoạn chuyển tiếp kéo dài đến cuốinăm 2025. Nghĩa vụ mua và trả lại chứng ch ...

Tài liệu được xem nhiều: