Danh mục

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế Tây Nguyên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 330.21 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nêu ra chính sách điều chỉnh về kinh tế - xã hội nhằm mục đích hóa giải những thách thức và tận dụng cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại. Chẳng hạn, khoa học và công nghệ làm cho năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ tăng, chi phí thương mại giảm để tăng doanh thu Tây Nguyên, thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính tiện ích cho cuộc sống cá nhân. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển kinh tế Tây Nguyên TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG ẢNH HƢỞNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TÂY NGUYÊN ThS. Huỳnh Tấn Hƣng Đại học Võ Trƣờng Toản Ngày nay, cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường ở mọi cấp độ như toàn cầu, khu vực và từng quốc gia. Vì thế, nước ta cần có những chính sách điều chỉnh về kinh tế - xã hội nhằm mục đích hóa giải những thách thức và tận dụng cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại. Chẳng hạn, khoa học và công nghệ làm cho năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ tăng, chi phí thương mại giảm để tăng doanh thu Tây Nguyên, thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính tiện ích cho cuộc sống cá nhân. Từ khóa: cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hóa giải những thách thức, tận dụng cơ hội, Tây Nguyên. 1. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG LẦN THỨ TƢ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của khách hàng với chi phí phù hợp và xây dựng hệ thống sản xuất hàng loạt có khả năng linh hoạt điều chỉnh theo thay đổi của nhu cầu xã hội, tạo ra lợi ích và tối ưu cho các bên liên quan. Đối với các nhà sản xuất, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chứng kiến sự du nhập của các công nghệ tiên tiến giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy, sáng tạo và phát triển của nền công nghiệp trong dài hạn. Chi phí vận chuyển và liên lạc giảm, dây chuyền cung cấp hiệu quả hơn, chi phí thương mại được giảm thiểu. Đối với người tiêu dùng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hứa hẹn sẽ thay đổi phương thức tiêu dùng, thời gian tiếp cận sản phẩm. Các hoạt động như tiêu dùng, sử dụng dịch vụ cơ bản đều có thể thực hiện từ xa. Ngoài ra, người tiêu dùng được tiếp cận thông tin sản phẩm rõ ràng hơn do áp lực duy trì lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Chẳng hạn, ngành dệt may có thể sẽ hoàn toàn tự động hóa (từ khâu tự động quét cơ thể người để lấy số đo, cho đến sản phẩm cuối cùng); ngành lắp ráp ôtô cũng sẽ hoàn toàn tự động. Cơ quan, doanh nghiệp có nhân công robot và sẽ kéo theo những vấn đề phải giải quyết về mặt pháp lý như tính hợp pháp của các giao dịch được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần lớn bằng máy móc thay thế con người. Đối với các cơ quan lập pháp, công nghệ và thiết bị hạ tầng số cho phép việc tương tác hai chiều giữa người dân và chính phủ, tăng sức mạnh giám sát và lãnh đạo, điều tiết nền kinh tế, do vậy, sẽ tăng cường và đẩy nhanh sự minh bạch và hội nhập. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 sẽ giúp tăng cường an ninh quốc gia dưới sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ với điều kiện hệ thống điều hành nhà nước đủ linh hoạt để quản lý, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và người dân. Hiện nay ở nước ta, các tổ chức doanh nghiệp có thể chưa đủ tiềm lực để tiếp nhận những công nghệ mới, hoặc các cơ quan công quyền chưa đào tạo kịp hay các cơ quan hành pháp rất khó tuyển dụng được những chuyên viên quản lý các công nghệ mới một cách hoàn hảo khi những vấn đề an ninh quốc gia ngày càng đa dạng như vũ khí sinh học, chiến tranh mạng. Chính các thách thức đó mà doanh nghiệp và Nhà nước phải luôn đổi mới cơ cấu hay luôn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, các công ty trong ngành công nghiệp sản xuất nội địa phải ý thức tận dụng lợi thế kỹ thuật số và chuyển đổi mô hình kinh doanh kịp thời với nguồn lực tài chính đầu tư phát triển kỹ thuật số phải phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta. Đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng nước ta tiếp cận được các hàng hóa, dịch vụ đa dạng với giá cả hợp lý hơn. Các công ty trong nước phải luôn điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến (robot bán tự động, điện toán đám mây ...) với mục đích đơn giản quy trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo khả năng 90 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh khi ranh giới địa lý của các thị trường thương mại mờ nhạt dần. Như vậy, để thu hút được nhân tài, xây dựng thành công các mô hình kinh doanh phù hợp, các cá nhân lãnh đạo những tổ chức trong nền kinh tế ở cấp vi mô và những nhà lập pháp, hành pháp, tư pháp ở cấp vĩ mô phải có tư duy đổi mới chiến lược phát triển, thu hút nhân tài để xây dựng các mô hình kinh doanh phù hợp, đồng thời kết hợp đầu tư giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực ở trình độ cao biết tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nhìn chung, công nghiệp 4.0 đang xóa nhòa khoảng cách giữa thế giới thực với thế giới ảo thông qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Đồng thời, công nghiệp 4.0 sẽ giúp các doanh nghiệp tăng năng suất, tính linh hoạt và hiệu quả, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 2. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 LÀM THAY ĐỔI HOÀN TOÀN HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ QUẢN TRỊ HIỆN NAY Đối với Việt Nam, các chuyên gia cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là cơ hội tốt để tiếp cận nhanh và rất nhiều cuộc thảo luận, nghiên cứu từ chính phủ và các bộ ngành về công nghiệp 4.0 với quyết tâm 'đi tắt đón đầu'. Do đó, ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với mục đích yêu cầu các ngành các cấp tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông. Đối với Việt Nam, các chuyên gia cho rằng nước ta làm chủ công nghệ trong công nghiệp 4.0 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: