Danh mục

Ảnh hưởng của dịch chiết lá cây cỏ xước (Achyranthes aspera L.) lên sự ức chế hình thành và làm tan tinh thể Calcium oxalate gây bệnh sỏi thận trong điều kiện in vitro

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 884.16 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ảnh hưởng của dịch chiết lá cây cỏ xước (Achyranthes aspera L.) lên sự ức chế hình thành và làm tan tinh thể Calcium oxalate gây bệnh sỏi thận trong điều kiện in vitro tiến hành đánh giá khả năng ức chế và làm tan tinh thể CaOx gây bệnh sỏi thận in vitro của cao chiết ethanol từ lá cây cỏ xước; góp phần tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất các sản phẩm có khả năng hỗ trợ và điều trị bệnh; đồng thời góp phần gia tăng giá trị cây dược liệu trong tự nhiên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của dịch chiết lá cây cỏ xước (Achyranthes aspera L.) lên sự ức chế hình thành và làm tan tinh thể Calcium oxalate gây bệnh sỏi thận trong điều kiện in vitroBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5DOI: 10.15625/vap.2022.0048 ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT LÁ CÂY CỎ XƯỚC (Achyranthes aspera L.) LÊN SỰ ỨC CHẾ HÌNH THÀNH VÀ LÀM TAN TINH THỂ CALCIUM OXALATE GÂY BỆNH SỎI THẬN TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO Nguyễn Thị Ái Lan1, Nguyễn Phạm Tuấn2,* Tóm tắt. Nghiên cứu sử dụng dịch chiết lá cây cỏ xước được thực hiện để đánh giá khả năng ức chế tinh thể và làn tan tinh thể Calcium oxalate (CaOx) trong điều kiện in vitro. Mẫu được ly trích bằng phương pháp ngâm dầm với ethanol 70 % để tạo cao chiết. Phần trăm ức chế hạt nhân, phát triển và ngưng tụ tinh thể CaOx của cao chiết lá cây cỏ xước được xác định bằng phương pháp đo quang phổ ở bước sóng 214 nm và 620 nm. Hiệu quả làm tan tinh thể CaOx của cao chiết lá cây cỏ xước được xác định bằng phương pháp chuẩn độ. Kết quả chiết lá cây cỏ xước thu được cao chiết có độ ẩm và hiệu suất đạt 13,76 % và12,39 %. Cao chiết lá cây cỏ xước có sự hiện diện của các hợp chất flavonoid, alkaloid, saponin, terpenoid, tanin và phenol. Cao chiết lá cây cỏ xước có khả năng ức chế hình thành hạt nhân, phát triển và ngưng tụ của tinh thể CaOx in vitro với giá trị IC50 lần lượt là 3,36 mg/mL; 3,02 mg/mL và 1,62 mg/mL. Cao chiết lá cây cỏ xước ở nồng độ 60 mg/mL, đạt hiệu quả làm tan tinh thể CaOx là 73,68 %. Từ khóa: Calcium oxalate, cây cỏ xước, hạt nhân, làm tan, ngưng tụ, sỏi thận.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sỏi thận là một trong những bệnh liên quan đến rối loạn tiết niệu ở người. Sỏi thậnchủ yếu do tác nhân chính là tinh thể Calcium oxalate (CaOx) gây ra. Với trình độ pháttriển của y học hiện đại, sỏi thận có thể được điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp trịliệu khác (phương pháp mổ, tán sỏi, ...) và tùy thuộc vào kích thước của viên sỏi thận màsử dụng phương pháp thích hợp. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị sỏi thận thường tốnkém chi phí, một số tác dụng phụ và tiền sử tái nhiễm của sỏi thận,… Do đó, việc tìmkiếm các loại thuốc mới từ các nguồn tự nhiên có thể giúp ích; thuốc có nguồn gốc thựcvật rẻ hơn và ít tác dụng phụ hơn thuốc tổng hợp (Trần Đức Tài, 2016). Cây cỏ xước (A.aspera) là cây cỏ dại thuộc họ Rau dền. Trong hệ thống y học cổ truyền, cây cỏ xước đượcdùng chữa một số bệnh như phù thũng, cổ chướng, mót rặn, mụn nhọt, hen suyễn và ho,...Cao chiết lá cây cỏ xước có tác dụng hạ đường huyết, chống oxy hóa, giảm đau, khángkhuẩn, chống ung thư và hạ sốt,… và đặc biệt là lá cây cỏ xước có khả năng hỗ trợ và điềutrị một số bệnh liên quan đến rối loạn tiết niệu (Unnati và cộng sự, 2013). Trong nghiêncứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng ức chế và làm tan tinh thể CaOx gây bệnhsỏi thận in vitro của cao chiết ethanol từ lá cây cỏ xước; góp phần tạo nguồn nguyên liệucho quá trình sản xuất các sản phẩm có khả năng hỗ trợ và điều trị bệnh; đồng thời gópphần gia tăng giá trị cây dược liệu trong tự nhiên. 1 Trường Đại học Trà Vinh 2 Trung tâm Công nghệ Sinh học tỉnh An Giang * Email: ngphamtuan1983@gmail.com440 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu nghiên cứu Nguyên liệu lá cây cỏ xước thu tại Trung tâm Công nghệ Sinh học tỉnh An Giang.Hóa chất và thiết bị gồm máy đo quang phổ, máy cô quay chân không, Na2C2O4, CaCl2(Merck, Mỹ),… hóa chất và thiết bị cần thiết khác đảm bảo yêu cầu phân tích. Cây cỏ xước được tiến hành phân loại theo mô tả của Võ Văn Chi (2000) và Đỗ TấtLợi (2006).2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tạo cao chiết: Lá cây cỏ xước được rửa sạch và loại bỏ phần bị bệnh,sấy khô ở 50 oC trong 72 giờ và nghiền thành bột. 200 g mẫu bột được ngâm dầm vớiethanol 70 % với tỷ lệ nguyên liệu và dung môi là 1:10 (w/v), ở nhiệt độ phòng, trong 72giờ và để trong tối để tránh quá trình oxy hóa. Sau đó, hỗn hợp được lọc qua giấy lọcWhatman có đường kính 0,45 µm, thu dịch lọc và dịch lọc được cô quay chân không đểđuổi dung môi và đông khô bằng máy đông khô để thu cao chiết và bảo quản ở - 20 oC. Định tính các hợp chất sinh học của cao chiết lá cây cỏ xước theo Yadav và cộng sự(2014). Khả năng ức chế sự hình thành hạt nhân tinh thể CaOx theo Saha và Ramtej (2013);Phatak và Hendre (2015): Dung dịch CaCl2 ở nồng độ 4 mM và Na2C2O4 ở nồng độ 50mM trong buffer gồm Tris 0,05 M và NaCl 0,15 M ở điều kiện pH = 6,5. Phản ứng 950µL CaCl2 trộn với 100 µL cao chiết ở và mẫu đối chứng (nước cất). Quá trình tạo hạt nhânsỏi CaOx được bắt đầu khi hỗn hợp phản ứng với 950 µL Na2C2O4. Lắc đều hỗn hợp trong2-3 phút và sự tạo thành ti ...

Tài liệu được xem nhiều: