Danh mục

Ảnh hưởng của hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 423.03 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của bài viết này là phân tích tác động của hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian khảo sát từ năm 1992 đến năm 2019.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam ẢNH HƯỜNG CỦA HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TS Lê Trung Đạo* TS Nguyễn Quyết* TÓM TẮT Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu để các nước đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững. Trong đó, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là nền tảng cốt lõi để hiện thực mục tiêu này. Mục đích của bài viết này là phân tích tác động của hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian khảo sát từ năm 1992 đến năm 2019. Mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM– Vector Error Correction Model) được sử dụng để phân tích sự tác động trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Từ khóa: Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, Tăng trưởng kinh tế, Việt Nam, Entropy. 1. GIỚI THIỆU Theo UNESCO (2006) công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là dạng công nghệ được sử dụng để truyền, lưu trữ, tạo, chia sẻ hoặc thay đổi thông tin. ICT bao gồm các công nghệ như: radio, truyền hình, video, DVD, điện thoại (đường dây cố định và di động), hệ thống vệ tinh, phần cứng, phần mềm máy tính, mạng, cũng như các thiết bị và dịch vụ liên quan với những công nghệ này. Theo Boritz (2000) cho rằng ICT là sự hiện diện của các công cụ vi điện tử, viễn thông được sử dụng trong việc thu thập, phân tích tự động, lưu trữ, truy xuất, thao tác, quản lý, điều khiển, chuyển động, hiển thị, truyền, tiếp nhận, trao đổi định lượng và dữ liệu định tính. Thuật ngữ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) thường được sử dụng như một từ đồng nghĩa mở rộng của công nghệ thông tin (CNTT), nhưng thuật ngữ ICT nhấn mạnh vai trò của truyền thông và sự tích hợp của viễn thông (đường dây điện thoại và tín hiệu không dây) (Ali & Iqbal, 2016). Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm mạng điện thoại kỹ thuật số, điện thoại di động, khả năng kết nối internet với máy chủ, đường truyền băng thông rộng và các công nghệ khác (Pradhan, Mallik, & Bagchi, 2018). Trường Đại học Tài chính – Marketing. * 14 - Hạ tầng ICT có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính, thương mại, xóa đói giảm nghèo (Shirazi và cộng sự, 2009; Bon và cộng sự, 2016). Hơn nữa, đầu tư vào ICT giúp doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch, gia tăng hiệu quả sự phối hợp giữa các bên dẫn đến năng suất lao động sẽ tăng lên (Erumban & Das, 2016). Cho đến nay, bằng những phương pháp khác nhau, một số học giả đã nghiên cứu về tác động của hạ tầng ICT đến tăng trưởng kinh tế, được thực nghiệm chủ yếu tại các quốc gia có nền kinh tế đã phát triển và kết quả nghiên cứu vẫn chưa có sự đồng thuận (Castells, 1999; Lestage và cộng sự, 2013; Mansell & Wehn, 1998; Nasab, & Aghaei, 2009; Nulens & Van Audenhove, 1998; Olalekan, 2013; Pradhan, 2016; Shiu, & Lam, 2008; Zahra, Azim, & Mahmood, 2008). Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, những nghiên cứu như vậy vẫn còn khá hạn chế. Do đó, những nghiên cứu tương tự cần được tiếp tục thực hiện nhằm tìm kiếm những bằng chứng đáng tin cậy hỗ trợ cho công tác quản lý điều hành là điều cần thiết. Mục đích của bài viết này là phân tích tác động của hạ tầng ICT đến tăng trưởng kinh tế trường hợp Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trên, phần tiếp theo của bài viết sẽ trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tiếp theo là phần mô tả về phương pháp nghiên cứu, kết quả thực nghiệm từ phương pháp mô hình hồi quy và sau cùng là phần kết luận. 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. Vai trò của công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế Lý thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển đã nhấn mạnh vai trò của đổi mới công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết này giải thích rằng, tăng trưởng kinh tế trong dài hạn là kết quả tạo ra từ quá trình tích lũy vốn, tăng dân số, tiến bộ công nghệ, tất cả đều được xem là yếu tố ngoại sinh (Solow, 1956). Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế (mới) càng chú trọng nhiều hơn đến công nghệ, ý tưởng đổi mới sáng tạo trong quá trình tăng trưởng và tiến bộ công nghệ có ý nghĩa trong việc điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia (Schumpeter, 1949). Để nhận thức rõ vai trò then chốt của tiến bộ công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế, những nhà kinh tế học lập luận trên cơ sở hàm sản xuất Cobb-Douglas như sau: =Y A t K α L1−α , α ∈ (0;1) (1) Trong đó: Y: là sản lượng đầu ra, K: là vốn, L là lao động, At chỉ sự tiến bộ công nghệ và phụ thuộc vào thời gian. Chia hai vế cho L sẽ thu được hàm số tương đương. Y / L = A(t 0 ).(K / L)α (2) Đặt lại Y/L=y; K/L=k, suy ra hàm số như sau: y = A(t 0 ).(k)α (3) - 15 Hình 1. Vai trò của công nghệ đối với tăng trưởng Nguồn: Snowdon, B., & Vane, H. R. (2005) Từ phương trình (3) cho thấy nếu có sự thay đổi công nghệ tức thành phần A(t) thay đổi và gia tăng k chắc chắn sẽ làm gia tăng y. Mặt khác, công nghệ là yếu tố ngoại sinh, vì vậy nếu thay đổi A(t) sẽ làm cho hàm sản xuất sẽ dịch chyển lên trên, dẫn đến năng suất lao động sẽ tăng lên. Tiến bộ công nghệ không những làm tăng năng suất lao động, vốn mà còn tạo ra các nguồn lực khác thông qua việc khám phá ra các phương thức sản xuất mới trong quá trình sản xuất. Kết quả của tiến bộ công nghệ là sản xuất nhiều hàng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: