Danh mục

Ảnh hưởng của kẹo cao su chứa xylitol lên các đặc điểm nước bọt của trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.89 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của kẹo cao su chứa xylitol lên đặc điểm nước bọt (lưu lượng, độ nhớt, pH, khả năng đệm của nước bọt); hàm lượng streptococcus mutans trong nước bọt kích thích của trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao sống trong vùng không fluor hóa nước máy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của kẹo cao su chứa xylitol lên các đặc điểm nước bọt của trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng caoY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013Nghiên cứu Y họcẢNH HƯỞNG CỦA KẸO CAO SU CHỨA XYLITOL LÊN CÁC ĐẶC ĐIỂMNƯỚC BỌT CỦA TRẺ 8-9 TUỔI CÓ TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG CAOTrần Thị Minh Thảo*, Ngô Thị Quỳnh Lan*TÓM TẮTMục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác động của kẹo cao su chứa xylitol lên đặc điểm nước bọt (lưu lượng, độnhớt, pH, khả năng đệm của nước bọt); hàm lượng Streptococcus mutans trong nước bọt kích thích của trẻ 8-9tuổi có tình trạng sâu răng cao sống trong vùng không fluor hóa nước máy.Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm chứng. Mẫu thuận tiệngồm: Nhóm thử nghiệm (nhai kẹo cao su có chứa xylitol): 153 học sinh cho nhóm thử nghiệm (nhai kẹo cao suXylitol); 147 học sinh cho nhóm chứng (không nhai kẹo), cả hai nhóm đều có tình trạng sâu răng cao (SMTR +smt-r ≥ 3) là những học sinh của trường tiểu học Nguyễn Văn Trân, huyện Bình Chánh, TP HCM (địa phươngkhông có fluor hoá nước máy). Các biến nghiên cứu gồm: Độ nhớt nước bọt: Đánh giá bằng bằng test kéo sợi; Lưulượng nước bọt, pH nước bọt, Khả năng đệm của nước bọt: Sử dụng bộ thử nghiệm Saliva-Check BUFFER; Hàmlượng S.mutans trong nước bọt: Sử dụng bộ Saliva-Check Mutans. Các dữ liệu được thu thập trước thử nghiệmvà sau 1 và 9 tháng. Nhóm thử nghiệm: nhai kẹo cao su chứa xylitol mỗi ngày 4 lần (lúc truy bài đầu giờ, sau giờra chơi buổi sáng, sau giờ ra chơi buổi chiều, buổi tối trước khi đi ngủ), mỗi lần nhai 2 viên trong ít nhất 5 phút.Không đánh răng sau khi nhai kẹo tối thiểu 1 tiếng đồng hồ.Kết quả: (1) Tác động của kẹo cao su chứa xylitol lên các tính chất của nước bọt: Độ nhớt nước bọt loãngdần (độ nhớt giảm)và lưu lượng nước bọt tăng dần ở cả hai nhóm sau 1 tháng và 9 tháng thử nghiệm. pH nướcbọt không kích thích ở nhóm thử nghiệm tăng sau 9 tháng, nhóm chứng là không thay đổi. pH có kích thích tăng ởcả hai nhóm. Khả năng đệm: không thay đổi ở cả hai nhóm. (2) Tác động của kẹo cao su chứa xylitol đối với lượngStreptococcus mutans: Nhóm chứng: lượng vi khuẩn tăng theo thời gian, khác biệt có ý nghĩa tại thời điểm 9tháng so với ban đầu; Nhóm nhai kẹo cao su chứa xylitol: dù trẻ thuộc nhóm sâu răng cao nhưng lượng vi khuẩnkhông bị tăng lên sau 9 tháng. (3)So sánh hai nhóm nhai và không nhai kẹo cao su chứa xylitol: chưa xác địnhđược ảnh hưởng của kẹo cao su chứa xylitol lên độ nhớt và lưu lượng của nước bọt; Việc nhai kẹo cao su chứaxylitol làm cho pH nước bọt không kích thích thay đổi theo chiều hướng có lợi cho sâu răng nhưng chưa ảnhhưởng lên pH nước bọt có kích thích. Hàm lượng S.mutans: vào lúc bắt đầu nghiên cứu, không có sự khác biệthàm lượng S.mutans giữa hai nhóm. Sau 9 tháng thử nghiệm, có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm chứng vànhóm thử nghiệm: nhóm trẻ không nhai kẹo chứa xylitol có lượng S.mutans cao hơn một cách có ý nghĩa so vớinhóm trẻ không nhai kẹo.Kết luận: Việc nhai kẹo cao su chứa Xylitol có một số tác động lên tính chất nước bọt theo chiều hướng có lợicho phòng ngừa sâu răng.Từ khóa: kẹo cao su chứa xylitol, lưu lượng, độ nhớt, pH, khả năng đệm của nước bọt.* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCMTác giả liên lạc: PGS Ngô Thị Quỳnh Lan, ĐT: 0903125864, Email: ngothiquynhlan@yahoo.comChuyên Đề Răng Hàm Mặt271Nghiên cứu Y họcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013ABSTRACTEFFECT OF XYLITOL CHEWING GUM ON THE SALIVARY CHARACTERISTICS AMONG 8-9YEARS-OLD CHILDREN WITH HIGH CARIES PREVALENCETran Thi Minh Thao, Ngo Thi Quynh Lan* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 271 - 279Objective: The aim of this study was to evaluate the effect of xylitol chewing gum on the salivary parameters(flow, viscosity, pH, buffering capacity) and the amount of Streptococcus mutans in stimulated saliva among 8-9years-old children with high caries prevalence living in a non-fluoridated area.Materials and method: The study design was clinical single-blind experiment with control group.Convenient sampling consisted of: 153 schoolchildren in the experiment group (chewing xylitol gum) and 147schoolchildren in the control group (no chewing gum). All subjects were student at primary school Nguyen VanTran, Binh Chanh, HoChiMinh city (non-fluoridated area) with high caries prevalence (DMFT + dmft ≥ 3).Variables included: salivary viscosity (evaluated by stringy test); flow, pH, buffering capacity (evaluated withSaliva-Check BUFFER); salivary load of S.mutans (evaluated with Saliva-Check Mutans). Baseline data wascollected as well as 1 and 9 months after experiment. Subjects in experiment group were requested to chew 2xylitol gums during at least 5 minutes 4 times/day (before class time, after morning break, after afternoon break,before bedtime). They were not allowed to brush their teeth at least 1 hour after chewing gum.Results: (1) Effects of xylitol gum on salivary ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: