ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 328.62 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lạm phát là một trong những chỉ báo kinh tế vĩ mô quan trọng nhất và thường xuyên được sử dụng trong phân tích kinh tế. Tác động của lạm phát diễn ra rất rộng đối với nhiều lĩnh vực và thị trường chứng khoán cũng không phải là ngoại lệ.
Thật vậy, phân tích chứng khoán nói chung không thể thiếu những phân tích về ảnh hưởng của lạm phát đến cung - cầu phát hành và giao dịch chứng khoán, nhất là chứng khoán có thu nhập cố định....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Báo cáo chuyên đề số 1/2011 1/15/2011 Phạm Nguyễn Hoàng Phòng Phân tích và Dự báo thị trường Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN) Lạm phát là một trong những chỉ báo kinh tế vĩ mô quan trọng nhất và thường xuyên được sử dụng trong phân tích kinh tế. Tác động của lạm phát diễn ra rất rộng đối với nhiều lĩnh vực và thị trường chứng khoán cũng không phải là ngoại lệ. Thật vậy, phân tích chứng khoán nói chung không thể thiếu những phân tích về ảnh hưởng của lạm phát đến cung - cầu phát hành và giao dịch chứng khoán, nhất là chứng khoán có thu nhập cố định. Đồng thời, giá trị các khoản đầu tư chứng khoán luôn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi diễn biến của lạm phát và đây là một trong những rủi ro cơ bản trong đầu tư chứng khoán nói chung. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết – xương sống của thị trường chứng khoán – cũng chịu tác động trực tiếp và gián tiếp ở các mức độ khác nhau bởi lạm phát; và điều này đến lượt nó sẽ gây ra biến động giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường. Trên cơ sở đó, bài viết này tập trung vào tìm hiểu ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán dưới một số góc độ cơ bản liên quan đến cung cầu và hành vi đầu tư cổ phiếu. Phương pháp phân tích là áp dụng các lý thuyết kinh tế và kiểm chứng trong thực tế diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam. Thời kỳ được xét từ 2007 đến nay là giai đoạn lạm phát “hoành hành” và diễn biến ngoài tầm kiểm soát tại nhiều thời điểm đi kèm với sự suy giảm đáng kể của thị trường chứng khoán trong nước. Trước hết cần phải điểm lại diễn biến của lạm phát trong tương quan với thị trường chứng khoán trong thời kỳ này. Có thể chia ra làm 4 giai đoạn khác nhau tương ứng với các chính sách mở rộng hay thắt chặt về tiền tệ và/hoặc tài khoá và lạm phát leo thang hay được kiềm chế. Giai đoạn 1 từ trước cho đến nửa đầu năm 2007. Trong giai đoạn này, chính sách tiền tệ được nới lỏng quá mức khiến cung tiền trong lưu thông tăng vọt. Đồng thời chính sách tài khoá cũng mở rộng theo. Tuy nhiên, tình trạng nhập khẩu lạm phát và hiệu quả đầu tư thấp trở nên rất rõ trong thời kỳ này, chứng tỏ nền kinh tế không hấp thụ được nguồn cung tiền lớn và một phần đáng kể nguồn vốn được chuyển sang đầu tư vào các lĩnh vực không sản xuất và tiêu dùng. Hệ quả là lạm 2 phát tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 năm kể từ 2001 (8,3%) trong khi thị trường chứng khoán trở nên quá nóng với việc chỉ số Vn-Index liên tục tăng, vượt qua mức 1100 điểm và trở thành đỉnh cao nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam cho đến nay. Giai đoạn 2 từ nửa cuối 2007 đến nửa đầu 2008 là giai đoạn thắt chặt tiền tệ. Biện pháp chính sách của các cơ quan quản lý là kiểm soát lạm phát thông qua việc điều hành và kiểm soát tăng tổng phương tiện thanh toán; đảm bảo tăng trưởng tín dụng mục tiêu và sau đó tín hiệu rõ nhất cho chính sách này là việc nâng lãi suất cơ bản lên 14%/năm và tháng 6/2008. Tuy nhiên, trong khi chính sách ti ền tệ được thắt chặt thì hoạt động tài khoá vẫn không có dấu hiệu co lại, thậm chí tiếp tục tăng khiến cho áp lực lạm phát và lãi suất không giảm đi. Hiện tượng này dường như đúng với lý thuyết kinh tế cho rằng mục tiêu chính sách thắt chặt tiền tệ là làm giảm lãi suất, song do chính sách tài khoá lại mở rộng nên mục tiêu này sẽ bị triệt tiêu và trở nên khó thực hiện; lý do là vì tài khoá mở rộng sẽ có hiệu ứng làm tăng lãi suất. Do vậy, xu hướng leo thang của lạm phát vẫn tiếp tục và đã trở thành đỉnh điểm tới gần 23% cho năm 2008 - mức kỷ lục về lạm phát trong nền kinh tế trong nhiều năm qua. Trái ngược với giai đoạn trước, diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam đã dịu dần sức nóng, chỉ số Vn-Index bắt đầu rời khỏi mốc cao kỷ lục ở giai đoạn trước và chuyển sang thời kỳ giảm sâu. Giai đoạn 3 từ nửa cuối 2008 đến cuối năm 2009 chứng kiến chính sách nới lỏng trở lại cả tiền tệ và tài khoá. Đây là giai đoạn khá đặc biệt khi các doanh nghiệp Việt Nam đã trải qua thời kỳ khó khăn từ chính sách thắt chặt tiền tệ của giai đoạn trước và thị trường quốc tế bị thu hẹp do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khởi phát từ Mỹ vào tháng 9/2008. Trong bối cảnh này, lãi suất cơ bản đã được giảm xuống một nửa (còn 7%/năm từ đầu 2009) và Chính phủ chủ trương thực hiện 3 gói kích cầu: Gói 1 - Hỗ trợ 4% lãi suất cho các khoản vay sản xuất và lưu thông hàng hoá; Gói 2 - Hỗ trợ 4% lãi suất cho các khoản vay đầu tư mới cho phát triển sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng; và Gói 3 - Hỗ trợ 100% lãi suất cho các khoản vay mua sắm máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp. Do độ trễ của chính sách thắt chặt tiền tệ ở giai đoạn trước cộng với 3 việc kiểm soát tốt dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán dưới mức mục tiêu, kết quả của việc thực thi các chính sách nói trên khá thành công với việc lạm phát năm 2009 đã được khống chế và giảm mạnh xuống chỉ còn 6,88% và vẫn đạt được chỉ tiêu tăng trưởng GDP dù ở mức thấp, 5,32%. Mặt khác, các chính sách này cũng kịp thời giúp tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước đủ sức chống chọi với suy thoái kinh tế. Có lẽ chính vì điều này nên một số nhà quan sát quốc tế đã tỏ ra ấn tượng trước khả năng ứng phó trước “khủng hoảng tài chính thế giới 2008” của Việt Nam. Tính đến đầu quý 4/2009, thị trường chứng khoán nhờ vậy đã hồi phục và tăng trưởng 165% đối với chỉ số Vn-Index (từ 235,5 điểm ngày 24/2/2009 lên 624,1 điểm ngày 22/10/2009) và 179% đối với chỉ số HNX-Index (các chỉ số tương ứng là 78,06 và 218,38 điểm). Giai đoạn 4 từ cuối năm 2009 đến nay diễn ra việc thu hẹp chính sách tiền tệ. Các gói hỗ trợ lãi suất đã được chấm dứt và lãi suất cơ bản đã hai lầ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Báo cáo chuyên đề số 1/2011 1/15/2011 Phạm Nguyễn Hoàng Phòng Phân tích và Dự báo thị trường Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN) Lạm phát là một trong những chỉ báo kinh tế vĩ mô quan trọng nhất và thường xuyên được sử dụng trong phân tích kinh tế. Tác động của lạm phát diễn ra rất rộng đối với nhiều lĩnh vực và thị trường chứng khoán cũng không phải là ngoại lệ. Thật vậy, phân tích chứng khoán nói chung không thể thiếu những phân tích về ảnh hưởng của lạm phát đến cung - cầu phát hành và giao dịch chứng khoán, nhất là chứng khoán có thu nhập cố định. Đồng thời, giá trị các khoản đầu tư chứng khoán luôn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi diễn biến của lạm phát và đây là một trong những rủi ro cơ bản trong đầu tư chứng khoán nói chung. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết – xương sống của thị trường chứng khoán – cũng chịu tác động trực tiếp và gián tiếp ở các mức độ khác nhau bởi lạm phát; và điều này đến lượt nó sẽ gây ra biến động giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường. Trên cơ sở đó, bài viết này tập trung vào tìm hiểu ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán dưới một số góc độ cơ bản liên quan đến cung cầu và hành vi đầu tư cổ phiếu. Phương pháp phân tích là áp dụng các lý thuyết kinh tế và kiểm chứng trong thực tế diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam. Thời kỳ được xét từ 2007 đến nay là giai đoạn lạm phát “hoành hành” và diễn biến ngoài tầm kiểm soát tại nhiều thời điểm đi kèm với sự suy giảm đáng kể của thị trường chứng khoán trong nước. Trước hết cần phải điểm lại diễn biến của lạm phát trong tương quan với thị trường chứng khoán trong thời kỳ này. Có thể chia ra làm 4 giai đoạn khác nhau tương ứng với các chính sách mở rộng hay thắt chặt về tiền tệ và/hoặc tài khoá và lạm phát leo thang hay được kiềm chế. Giai đoạn 1 từ trước cho đến nửa đầu năm 2007. Trong giai đoạn này, chính sách tiền tệ được nới lỏng quá mức khiến cung tiền trong lưu thông tăng vọt. Đồng thời chính sách tài khoá cũng mở rộng theo. Tuy nhiên, tình trạng nhập khẩu lạm phát và hiệu quả đầu tư thấp trở nên rất rõ trong thời kỳ này, chứng tỏ nền kinh tế không hấp thụ được nguồn cung tiền lớn và một phần đáng kể nguồn vốn được chuyển sang đầu tư vào các lĩnh vực không sản xuất và tiêu dùng. Hệ quả là lạm 2 phát tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 năm kể từ 2001 (8,3%) trong khi thị trường chứng khoán trở nên quá nóng với việc chỉ số Vn-Index liên tục tăng, vượt qua mức 1100 điểm và trở thành đỉnh cao nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam cho đến nay. Giai đoạn 2 từ nửa cuối 2007 đến nửa đầu 2008 là giai đoạn thắt chặt tiền tệ. Biện pháp chính sách của các cơ quan quản lý là kiểm soát lạm phát thông qua việc điều hành và kiểm soát tăng tổng phương tiện thanh toán; đảm bảo tăng trưởng tín dụng mục tiêu và sau đó tín hiệu rõ nhất cho chính sách này là việc nâng lãi suất cơ bản lên 14%/năm và tháng 6/2008. Tuy nhiên, trong khi chính sách ti ền tệ được thắt chặt thì hoạt động tài khoá vẫn không có dấu hiệu co lại, thậm chí tiếp tục tăng khiến cho áp lực lạm phát và lãi suất không giảm đi. Hiện tượng này dường như đúng với lý thuyết kinh tế cho rằng mục tiêu chính sách thắt chặt tiền tệ là làm giảm lãi suất, song do chính sách tài khoá lại mở rộng nên mục tiêu này sẽ bị triệt tiêu và trở nên khó thực hiện; lý do là vì tài khoá mở rộng sẽ có hiệu ứng làm tăng lãi suất. Do vậy, xu hướng leo thang của lạm phát vẫn tiếp tục và đã trở thành đỉnh điểm tới gần 23% cho năm 2008 - mức kỷ lục về lạm phát trong nền kinh tế trong nhiều năm qua. Trái ngược với giai đoạn trước, diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam đã dịu dần sức nóng, chỉ số Vn-Index bắt đầu rời khỏi mốc cao kỷ lục ở giai đoạn trước và chuyển sang thời kỳ giảm sâu. Giai đoạn 3 từ nửa cuối 2008 đến cuối năm 2009 chứng kiến chính sách nới lỏng trở lại cả tiền tệ và tài khoá. Đây là giai đoạn khá đặc biệt khi các doanh nghiệp Việt Nam đã trải qua thời kỳ khó khăn từ chính sách thắt chặt tiền tệ của giai đoạn trước và thị trường quốc tế bị thu hẹp do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khởi phát từ Mỹ vào tháng 9/2008. Trong bối cảnh này, lãi suất cơ bản đã được giảm xuống một nửa (còn 7%/năm từ đầu 2009) và Chính phủ chủ trương thực hiện 3 gói kích cầu: Gói 1 - Hỗ trợ 4% lãi suất cho các khoản vay sản xuất và lưu thông hàng hoá; Gói 2 - Hỗ trợ 4% lãi suất cho các khoản vay đầu tư mới cho phát triển sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng; và Gói 3 - Hỗ trợ 100% lãi suất cho các khoản vay mua sắm máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp. Do độ trễ của chính sách thắt chặt tiền tệ ở giai đoạn trước cộng với 3 việc kiểm soát tốt dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán dưới mức mục tiêu, kết quả của việc thực thi các chính sách nói trên khá thành công với việc lạm phát năm 2009 đã được khống chế và giảm mạnh xuống chỉ còn 6,88% và vẫn đạt được chỉ tiêu tăng trưởng GDP dù ở mức thấp, 5,32%. Mặt khác, các chính sách này cũng kịp thời giúp tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước đủ sức chống chọi với suy thoái kinh tế. Có lẽ chính vì điều này nên một số nhà quan sát quốc tế đã tỏ ra ấn tượng trước khả năng ứng phó trước “khủng hoảng tài chính thế giới 2008” của Việt Nam. Tính đến đầu quý 4/2009, thị trường chứng khoán nhờ vậy đã hồi phục và tăng trưởng 165% đối với chỉ số Vn-Index (từ 235,5 điểm ngày 24/2/2009 lên 624,1 điểm ngày 22/10/2009) và 179% đối với chỉ số HNX-Index (các chỉ số tương ứng là 78,06 và 218,38 điểm). Giai đoạn 4 từ cuối năm 2009 đến nay diễn ra việc thu hẹp chính sách tiền tệ. Các gói hỗ trợ lãi suất đã được chấm dứt và lãi suất cơ bản đã hai lầ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phá giá tiền tệ tài khoản vãng lai lạm phát ngân sách kinh tế Việt NamTài liệu liên quan:
-
38 trang 255 0 0
-
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 225 0 0 -
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 219 0 0 -
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới
18 trang 209 0 0 -
46 trang 204 0 0
-
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - PGS.TS. Trần Đình Trọng
337 trang 192 1 0 -
Luận văn: Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm nước xả vải mới
30 trang 179 0 0 -
Tiểu luận Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
20 trang 155 0 0 -
Hiệu quả đầu tư và dư địa cho các chính sách kích thích kinh tế của Việt Nam hiện nay
10 trang 125 0 0 -
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 114 0 0