Danh mục

Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến một số chỉ tiêu sinh lí và sản lượng của lúa IR19474

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 100.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để có cơ sở sử dụng hợp lí nguồn phân vi lượng cần có các thử nghiệm để đánh giá hiệu lực của các nguyên tố vi lượng đến các chỉ tiêu sinh lý và sản lượng của cây trồng ở trên từng vùng đất. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến một số chỉ tiêu sinh lý và sản lượng của giống lúa IR 19474 là trong hướng nghiên cứu này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến một số chỉ tiêu sinh lí và sản lượng của lúa IR19474 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 13, 2002 ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG ĐẾN  MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ VÀ SẢN LƯỢNG CỦA LÚA IR19474 Phạm Thị Ngọc Lan, Trương Văn Lung       Trường  Đại học Khoa học, Đại học Huế Phân bón là một trong những khâu mấu chốt để  nâng cao sản lượng cây trồng.  Nhưng với một nền phân đại lượng đầy đủ  thì sản lượng cây trồng cũng chỉ  tăng  đến đến một mức độ  nhất định. Phân vi lượng một phần nào góp phần cùng với   phân đại lượng sẽ nâng cao sản lượng thu hoạch. Để có cơ sở sử dụng hợp lí nguồn   phân vi lượng cần có các thử  nghiệm để  đánh giá hiệu lực của các nguyên tố  vi   lượng đến các chỉ  tiêu sinh lý và sản lượng của cây trồng  ở  trên từng vùng đất.   Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến một số chỉ tiêu sinh lý và   sản lượng của giống lúa IR 19474 là trong hướng nghiên cứu này.       1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Đối tượng nghiên cứu: Giống lúa IR 19474 (13/2) của trung tâm lúa giống  tỉnh Thừa Thiên ­ Huế. 1.2. Phương pháp nghiên cứu: + Các dung dịch vi lượng sử  dụng là: CuSO 4  0.02%, MnSO4  0.05%, ZnSO4  0.01%, (NH4)2M0O4 0.05% và hỗn hợp (CuSO4 : MnSO4 : ZnSO4 : (NH4)2M0O4 = 1 :1 :1  :1) phun với liều lượng 1lít/ 10 m2. + Cường độ quang hợp được xác định bằng phương pháp Tiurin [1]. + Hàm lượng sắc tố đuợc xác định bằng phương pháp Westein [2]. + Trọng lượng tươi và khô xác định bằng phương pháp cân, chiều dài cây được  xác định bằng phương pháp đo [2]. + Sản lượng lí thuyết được tính dựa trên các yếu tố  cấu thành sản lượng: số  bông, số hạt của bông, tỉ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt. + Thí nghiệm được bố  trí trên nền đất ruộng  ướt  ở  hợp tác xã nông nghiệp  Xuân Phú ­ thành phố Huế, mỗi lô 10m2, thí nghiệm được lặp lại 3 lần.  2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57 2.1.  Ảnh hưởng của một số nguyên tố  vi lượng đến trọng lượng của lúa  13/2 Vào thời kì lúa sắp trổ  bông, thu mẫu để  phân tích. Kết quả  được trình bày ở  bảng 1 Bảng 1: Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến trọng lượng của lúa 13/2 Trọng lượng tươi Trọng lượng khô tuyệt đối Lô thí nghiệm g/cây % so đối chứng g/cây % so đối  chứng Đối chứng 10.79   0.47 100.00 2.02   0.15 100.00 Cu 10.94   0.46 101.39 1.97   0.07 97.52 Mn 10.10   0.43 93.61 1.93   0.09 90.59 Zn 11.29   0.53 104.63 2.07   0.01 102.47 Mo 11.97   0.37 110.94 2.36   0.07 116.83 Hỗn hợp 9.69   0.53 89.81 1.96   0.11 97.03 Qua bảng 1 cho thấy vào giai đoạn lúa sắp trổ  bông, các dung dịch vi lượng   như  Cu, Mn và hỗn hợp không có hiệu quả  tác động thậm chí còn làm giảm trọng  lượng tươi và khô so với đối chứng. Nguyên tố  Zn ít có ảnh hưởng đến các chỉ  tiêu  này (trọng lượng tươi chỉ tăng 4.63%, trọng lượng khô tăng 2.47%). Riêng nguyên tố  Mo là có ảnh hưởng đáng kể, trọng lượng tươi tăng 10.94% và trọng lượng khô tăng   16.83% so với đối chứng. So sánh với các kết quả  nghiên cứu của Nguyễn Từ   ở  giống lúa IR38 khi có  bón hỗn hợp vi lượng Cu, Mo và giberellin ở các lô thí nghiệm khác nhau trọng lượng   tươi tăng từ  4.99 ­ 10.57% và trọng lượng khô tăng 3.46 ­ 9.6%, thì thấy vai trò của  Mo đối với sự tăng trọng của lúa 13/2 là đáng quan tâm [4]. 2.2.  Ảnh hưởng của một số nguyên tố  vi lượng đến chiều cao, khả  năng  đẻ nhánh của lúa 13/2 Vào giai đoạn lúa chuẩn bị  trổ  bông, tiến hành đo chiều cao cây và đếm số  nhánh của từng khóm. Kết quả được trình bày ở bảng 2. Bảng 2: Ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng đến chiều cao, khả năng đẻ nhánh của lúa 13/2 Chiều cao cây Số nhánh/ m2 Lô thí nghiệm cm % so đối  Số nhánh % so đối  chứng chứng Đối chứng 66.18   0.67 100.00 504.72   40.20 100.00 Cu 73.18   0.60 110.58 597.84   30.90 118.45 Mn 69.19   0.88 104.55 573.36   43.61 113.60 Zn 71.46   0.68 107.98 632.10   41.16 125.24 58 Mo 71.96   0.61 108.73 583.13   44.10 115.54 Hỗn hợp 74.26   0.60 112.21 592.94   35.28 117.48 Qua kết quả cho thấy: ­   Đối với chỉ  tiêu chiều cao cây khi phun các dung dịch vi lượng đều có tác   dụng tăng chiều cao so với đối chứng, từ 4.55 ­ 12.21%. Trong các loại nguyên tố vi   lượng riêng lẽ  sử  dụng để  thí nghiệm thì Cu đạt hiệu quả  cao nhất (tăng 10.58%),  còn hỗn hợp các nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng khá tốt, chiều cao cây tăng 12.21%  so với đối chứng. Các nghiên cứu của Nguyễn Từ ở giống lúa IR38 với tác động của   hỗn hợp Cu, Mo và giberellin chiều cao cây chỉ  tăng 2.09 ­ 6.92% so với đối chứng  [4]. ­ Đối với khả  năng đẻ  nhánh: tất cả  các dung dịch vi lượng khi phun cho lúa  đều có tác dụng tăng khả năng đẻ nhánh, từ 13.60 ­ 25.24% so với đối chứng, mạnh   nhất là  ở  lô thí nghiệm có phun dung dịch ZnSO 4  0.01%, đạt 632 nhánh/m2, tăng  25.24% so với đối chứng. Nhưng khả  năng đẻ  nhánh của lúa ở ...

Tài liệu được xem nhiều: