Thông tin tài liệu:
Sự khuếch tán tự do bị động của các chất khoáng phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng thấp thì tốc độ khuếch tán các chất càng giảm. Nhiệt độ thấp làm hô hấp rễ giảm và rễ thiếu năng lượng cho sự hút khoáng tích cực. Trong giới hạn nhiệt độ nhất định, thường từ 35-400C thì với đa số cây trồng ở vùng nhiệt đới, tốc độ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của ngoại cảnh đến sự hút khoáng Ảnh hưởng của ngoại cảnh đến sự hút khoángSự hấp thu các chất khoáng vàocây là một quá trình sinh lý phứctạp. Nó phụ thuộc vào nhiềuđiều kiện khác nhau, trong đó điềukiện ngoại cảnh rất quan trọng.* Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sựhút khoángNhiệt độ, đặc biệt là nhiệt độ củađất có ảnh hưởng rất lớn đến sự hútkhoáng của rễ cây. Nhiệt độ ảnhhưởng đến cả hút khoáng chủ độngvà thụ động. Sự khuếch tán tựdo bị động của các chất khoángphụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệtđộ càng thấp thì tốc độ khuếchtán các chất càng giảm. Nhiệtđộ thấp làm hô hấp rễ giảm vàrễ thiếu năng lượng cho sự hútkhoáng tích cực.Trong giới hạn nhiệt độ nhất định,thường từ 35-400C thì với đa số câytrồng ở vùng nhiệt đới, tốc độ xâmnhập chất khoáng tăng theo nhiệtđộ. Nhưng nếu nhiệt độ vượt quá giới hạn tối ưu thì tốc độ hút khoáng giảm và có thể bịngừng khi nhiệt độ đạt trên 500C.Khi nhiệt độ quá cao thì hệ thống lông hút vốn rất nhạy cảm với nhiệt độ sẽ bị rối loạn hoạtđộng sống và có thể bị chết. Vềmùa đông, khi nhiệt độ của đất hạ 0xuống đến 10-12 C, sự hút nước vàchất khoáng của cây trồng bị đìnhtrệ.Giới hạn nhiệt độ thích hợp choquá trình hút khoáng của cây ở cácvùng khí hậu khác nhau có sự khácbiệt khá lớn. Nhìn chung hệ sốQ10 đối với sự hút khoáng thườnglớn hơn 2 (Ql0>2).Về cơ chế ảnh hưởng của nhiệt độlên quá trình hút khoáng, nhiều tácgiả cho rằng: nhiệt độ ảnh hưởngchủ yếu lên quá trình trao đổi chất,lên quá trình liên kết giữa các phần tử trong chất nguyên sinh với các nguyên tố khoáng.* Ảnh hưởng của độ thoáng khíđến quá trình hút khoáng- Ảnh hưởng của nồng độ O2 trongđất: O2 trong đất cần thiết cho hôhấp của rễ để tạo ra năng lượng chocác hoạt động sống của cây, trongđó có quá trình hút khoáng. Nồngđộ O2 trong đất thấp hơn nhiều sovới nồng độ O2 trong khí quyển vànó thay đổi tùy theo kết cấu của đấtvà mức độ ngập nước. Theo một sốtác giả nếu nồng độ O2 trong đấtdưới 2% thì tốc độ hút khoánggiảm hẳn, sự hút chất khoáng đạtmức cao nhất khi hàm lượng này ở khoảng 2-3%. Nếu nồng độ O2 lớn hơn 3% thì tốc độ hútkhoáng không thay đổi. Tuy nhiênlại có tác giả cho rằng nếu nồng độO2 trong đất giảm xuống dưới 10%đã giảm sút sự hút khoáng, còndưới 5% cây chuyển sang hô hấpyếm khí rất nguy hiểm cho cây, rễcây hoàn toàn thiếu năng lượng chohút khoáng.Nhìn chung hệ thống rễ của câytrồng rất nhạy cảm O2 nên khithiếu O2 thì ức chế sinh trưởng củarễ, ức chế hút nước, hút khoáng củarễ. Vì vậy, khi bón phân để tănghiệu quả sử dụng phân bón, cầnphải có các biện pháp kỹ thuật tănghàm lượng O2 cho đất như làm đấttơi xốp trước khi gieo trồng, làm cỏsục bùn thường xuyên, phá vángkhi gặp mưa... Ngoài ra cần chọncác giống chịu úng để trồng ở cácvùng thường xuyên bị úng.- Ảnh hưởng của nồng độ CO2, N2,H2S: Sự tích lũy CO2, N2, H2S vàcác khí khác trong đất úng ngập cótác động ức chế hoạt động hútkhoáng của hệ rễ.* Ảnh hưởng của độ pH đến quátrình hút khoángĐộ pH của môi trường ảnh hưởngrất lớn đến sự hấp thu chất khoángcủa rễ cây. Ảnh hưởng của pH lênsự hút khoáng của rễ có thể là trựctiếp và cũng có thể là gián tiếp. pH của môi trường ảnh hưởng đến sự xâm nhập ưu thế anion hay cation. Trong môi trường kiềm việc hút cation mạnh hơnanion, còn trong môi trường acidthì ngược lại.Độ pH còn ảnh hưởng đến độ hòatan và khả năng di động của cácchất khoáng và do đó ảnh hưởngđến khả năng hút khoáng của rễ. Vídụ trong môi trường bị acid hóa độlinh động của Ca, P, Na bị giảm,trong khi đó độ linh động của Al,Mn... lại tăng đến mức có thể gâyđộc cho cây. Ngược lại trong môitrường kiềm độ linh động của P vàcác nguyên tố vi lượng giảm.Hệ vi sinh vật đất rất quan trọngcho sự dinh dưỡng khoáng của rễ.pH có ảnh hưởng đến hoạt độngcủa các vi sinh vật trong môitrường. Nói chung pH môi trườngdao động quanh khoảng trung tínhlà thuận lợi nhất cho hoạt động củavi khuẩn.Khi độ pH của môi trường vượt quágiới hạn sinh lý (quá kiềm hay quáacid) thì mô rễ đặc biệt là lông hútbị thương tổn và sự hút khoáng bịức chế.Hương Thảo ...