Bài viết trình bày đánh giá của học sinh về tình hình bạo lực trong trường THPT Lê Viêt Thuật và vai trò của nhóm không chính thức đối với hành vi bạo lực của các thành viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực của học sinh Trung học phổ thôngNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực của học sinh Trung học phổ thông n ThS. Ông Thị Mai Thương Khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh Hiện tượng bạo lực giữa các học sinh trong trường học đã và đang là vấn đề nóng ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã công bố số lượng các vụ đánh nhau gây thương tích giữa các học sinh tăng lên hàng năm, điều đó chứng tỏ hiện tượng bạo lực trong học đường đang là một vấn nạn của xã hội. Hành vi bạo lực của học sinh THPT xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. Bài viết này dựa trên kết quả nghiên cứu của chính tác giả thực hiện năm 2012 với đề tài “Tác động của các nhóm xã hội không chính thức đến hành vi bạo lực thể chất của học sinh THPT (nghiên cứu trường hợp Trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh, Nghệ An)”, từ đó tập trung phân tích cung cấp thêm thông tin thực nghiệm về cơ chế tác động, ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi gây hấn của học sinh dưới góc độ Xã hội học. Khái niệm nhóm không chính thức được hiểu là nhóm được hình thành trên cơ sở các quan hệ không chính thức (các quan hệ tình cảm tâm lý) nhằm thỏa mãn các nhu cầu nào đó của các thành viên, chẳng hạn: nhóm bạn bè, nhóm yêu thể thao, du lịch... Trong bài viết này, nhóm không chính thức được xác định là nhóm bạn bè của học sinh THPT. SỐ 6/2016 Ở nghiên cứu này, việc kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được trình bày theo hình thức xen kẽ, bổ sung lẫn nhau. Với góc độ tìm hiểu các học sinh là chủ thể gây ra hành vi bạo lực với những đặc điểm tâm sinh lý chưa phát triển toàn diện nên đòi hỏi người nghiên cứu phải có phương pháp phù hợp. Do đó, tác giả lựa chọn cách tiếp cận định tính là phương pháp chính để nhằm tìm hiểu những suy nghĩ của các học sinh có hành vi đánh nhau, sự ảnh hưởng của nhóm đến hành vi bạo lực thể chất của các học sinh. Bởi lẽ, tác giả xác định rằng chỉ có thông qua việc nói chuyện thân thiện, tiếp xúc lâu dài với các em, trở thành một người bạn đáng tin cậy thì mới thu thập được đầy đủ và sâu sắc các thông tin mang tính nhạy cảm như vấn đề này. Bên cạnh đó, chúng tôi có sử dụng bảng hỏi đối với các học sinh đang học tại Trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh. Nội dung bảng hỏi tập trung vào việc khảo sát nhận thức, quan điểm chung của học sinh về vấn đề bạo lực trong trường học và sự đánh giá của các em đối với các nhóm học sinh cá biệt có hành vi Tạp chí KH-CN Nghệ An [32] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI đánh nhau, làm phong phú thêm cho dữ liệu nghiên cứu. 1. Đánh giá của học sinh về tình hình bạo lực trong trường THPT Lê Viết Thuật Xét về môi trường học đường, Trường THPT Lê Viết Thuật là một trong những trường có kỷ luật nghiêm khắc trong việc giáo dục học sinh. Ban giám hiệu nhà trường đề ra các nội quy quy định những điều học sinh được làm và không được làm, đồng thời nêu ra các hình thức kỷ luật nếu học sinh vi phạm. Tuy nhiên, trong quá trình chúng tôi thâm nhập thực địa thông qua quan sát và hỏi chuyện những người sống xung quanh trường cho thấy, học sinh của trường vẫn thường có những lần xảy ra mâu thuẫn, xô xát dẫn đến đánh nhau. Thông tin này được kiểm chứng qua bảng hỏi cho các học sinh trong trường với câu hỏi: “Ở trường bạn đang học có xảy ra hiện tượng học sinh đánh nhau không?”. Trong số 300 học sinh được hỏi có 288 em trả lời “có”, chiếm 96% và 12 em trả lời “không”, chiếm 4%. Điều này cho thấy, các học sinh đang học ở trường cũng thừa nhận có diễn ra hiện tượng bạo lực thể chất giữa các học sinh. SỐ 6/2016 Khi tìm hiểu về số lượng trung bình xảy ra các vụ đánh nhau ở Trường THPT Lê Viết Thuật trong một tháng, kết quả có 48% học sinh trả lời “có ít nhất một vụ đánh nhau”; 19% trả lời “có từ hai đến ba vụ đánh nhau”; 7,3% trả lời “có từ bốn đến năm vụ đánh nhau”; 5,3% em trả lời “có trên năm vụ đánh nhau” và 16,3% chọn phương án “khác” như là “đánh nhau hàng ngày” hoặc “vài tháng có một vụ đánh nhau”; còn lại chỉ có 4% học sinh không trả lời. Số lượng các vụ đánh nhau của học sinh được thể hiện qua biểu đồ 1. Qua biểu đồ 1 cho thấy, ở Trường THPT Lê Viết Thuật thường xuyên xảy ra hiện tượng học sinh đánh nhau, trong đó trung bình một tháng có ít nhất một lần. Thông thường các em không đánh nhau ngay tại cổng trường mà thường hẹn nhau tại một địa điểm cách xa trường sau giờ tan học. Trong quá trình nghiên cứu thực địa tại khu vực này, chúng tôi nhận thấy rằng có rất nhiều các ngõ hẻm nằm ở những góc khuất xung quanh trường học, nếu đứng từ cổng trường quan sát thì sẽ không bao quát được. Chính vì vậy, đây là những địa điểm mà học sinh của trường thường tụ tập trước hoặc sau giờ tan học. Bên cạnh đó, theo lời kể của người dân sống xung quanh khu vực trường, Trường THPT Lê Viết Thuật có vị trí nằm ở khu vực ven rìa thành phố Vinh, gần với bờ đê Hưng Hòa thuộc phường Hưng Dũng có đặc điểm vắng người qua lại. Do đó, khu vực bờ đê Hưng Hòa ...