Ảnh hưởng của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản và những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 566.77 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu về mức ảnh hưởng của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản. Theo kết quả nghiên cứu từ số liệu thống kê của WTO và UNCTAD, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại là những biện pháp được sử dụng với số lượng nhiều hơn so với những biện pháp phi thuế khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản và những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN PHI THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM EFFECTS OF NON-TARIFF BARRIERS ON AGRICULTURAL PRODUCTS AND SOLUTIONS TO PROMOTE THE EXPORT OF AGRICULTURAL PRODUCTS OF VIETNAM TS. Lê Thị Việt Nga Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Việt Nam là quốc gia có lợi thế trong việc xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, nông sản của Việt Nam luôn phải đối mặt với nhiều rào cản phi thuế của thị trường nhập khẩu. Bài viết nghiên cứu về mức ảnh hưởng của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản. Theo kết quả nghiên cứu từ số liệu thống kê của WTO và UNCTAD, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại là những biện pháp được sử dụng với số lượng nhiều hơn so với những biện pháp phi thuế khác. Đặc biệt, hàng nông sản là nhóm hàng nhạy cảm và chịu ảnh hưởng lớn của các biện pháp phi thuế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với tần suất từ 70% đến 100%. Từ đó, bài viết đề xuất những giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Rào cản phi thuế, hàng nông sản, Việt Nam Abstract Vietnam has many competitives advantages in exporting agricultural products. However, Vietnam’s agricultural products always face many non-tariff barriers of the import market. This paper focuses on the impact of non-tariff barriers on agricultural products. According to the research results from the statistics of WTO and UNCTAD, sanitary and phytosanitary measures, technical measures, trade remedies are the ones used in more quantity than other non-tariff measures in most countries in the world with the frequency index from 70% to 100%. Since then, the paper recommends some solutions to boots Vietnam’s agricultural exports in the future. Keywords: Non-tariff barriers, agricultural products, Vietnam. 1. Đặt vấn đề Theo thống kê của WTO, số lượng các thỏa thuận thương mại tự do vẫn tăng qua các năm. Cụ thể, số lượng các thỏa thuận thương mại tự do có hiệu lực được tính đến đầu năm 2020 là 304, tăng 90 thỏa thuận so với năm 20106. Tuy nhiên, cũng theo thống kê của Tổ chức này, các quốc gia vẫn có xu hướng sử dụng các biện pháp phi thuế như các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS), các biện pháp kỹ thuật (TBT), các biện pháp chống bán phá giá 6 http://rtais.wto.org/UI/PublicMaintainRTAHome.aspx, truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020 193 (AD), các biện pháp chống trợ cấp (CV), hay tự vệ thương mại (SG),...Chẳng hạn, tính đến hết năm 2019, có 1223 biện pháp SPS được thông báo tới WTO (tăng 636 biện pháp so với năm 2009), có 1986 biện pháp TBT được thông báo tới WTO (tăng 751 biện pháp so với năm 2009),...7. Ngoài ra, theo cơ sở dữ liệu GTA, năm 2019 có 216 biện pháp có tác động tiêu cực đến thương mại quốc tế, nhiều hơn 123 biện pháp so với năm 20108, trong đó bao gồm cả những biện pháp thuế quan (chiếm khoảng 13%) và những biện pháp phi thuế quan như phòng vệ thương mại, trợ cấp xuất khẩu, rào cản kỹ thuật.... Như vậy, dường như bên cạnh xu hướng tự do hóa thương mại được coi như là xu hướng mang tính chủ đạo, thể hiện thông qua việc ký kết các thỏa thuận thương mại tự do song phương hoặc khu vực, vẫn tồn tại xu hướng bảo hộ thương mại bằng những công cụ thuế quan và phi thuế quan. Bên cạnh cơ sở dữ liệu của WTO, GTA phản ánh về các biện pháp có ảnh hưởng đến thương mại như trên, Ủy ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) cũng có cơ sở dữ liệu về các biện pháp phi thuế và đánh giá mức ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế thông qua các chỉ số mức độ phổ biến của các biện pháp phi thuế đối với hàng hóa, trong đó có hàng nông sản. Qua cơ sở dữ liệu này cho thấy, hàng nông sản vẫn bị chịu ảnh hưởng với tần suất và mức độ bao phủ lớn bởi các biện pháp như TBT, SPS,... tại nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy, nghiên cứu về thực trạng sử dụng các biện pháp phi thuế đối với hàng nông sản và ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế đối với hàng nông sản để có giải pháp ứng phó hợp lý nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Trong nội dung bài viết này, tác giả nghiên cứu một số biện pháp phi thuế thường được sử dụng đối với hàng nông sản như TBT, SPS, trợ cấp xuất khẩu, các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp hạn chế định lượng, tuy nhiên tác giả chỉ phân tích mức ảnh hưởng của biện pháp TBT, SPS, hạn chế định lượng tại một số thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam như EU, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan dựa trên dữ liệu của UNCTAD, ngân hàng thế giới (WB) và kết quả xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua dựa trên số liệu thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam, Báo cáo Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương. Những mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam được giới hạn nghiên cứu trong bài viết bao gồm: gạo, rau quả, hồ tiêu, hạt điều, chè, cà phê, cao su. Bài biết cũng đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian tới, khi những biện pháp phi thuế vẫn có thể được sử dụng như những rào cản trong thương mại hàng nông sản. 2. Khái quát về hàng nông sản và thương mại hàng nông sản Đến nay không có khái niệm hàng nông sản mang tính thống nhất và chính thức. Thay vì đưa ra khái niệm hàng nông sản, WTO xác định diện sản phẩm được goi là nông sản trong Hiệp định Nông nghiệp, bao gồm tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế) và không bao gồm các sản phẩm thu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: