Danh mục

Ảnh hưởng của tảo độc trong ao nuôi vấn đề nghiên cứu và hàm lượng aflatoxin (B1) trong thức ăn tới hội chứng teo gan (HCTG) ở tôm sú nuôi tại Ninh Thuận

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.74 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết thông báo kết quả nghiên cứu của chúng tôi để trả lời câu hỏi là hội chứng teo gan (HCTG) ở tôm sú nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận có liên quan gì tới sự có mặt của tảo độc trong ao nuôi và độc tố aflatoxin trong thức ăn tổng hợp dùng cho nuôi tôm? Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng HCTG tại Ninh Thuận không liên quan trực tiếp với hai yếu tố này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của tảo độc trong ao nuôi vấn đề nghiên cứu và hàm lượng aflatoxin (B1) trong thức ăn tới hội chứng teo gan (HCTG) ở tôm sú nuôi tại Ninh Thuận Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007 Trường Đại học Nha Trang VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI VÀ HÀM LƯỢNG AFLATOXIN (B1) TRONG THỨC ĂN TỚI HỘI CHỨNG TEO GAN (HCTG) Ở TÔM SÚ NUÔI TẠI NINH THUẬN ThS. Nguyễn Khắc Lâm1, TS. Đỗ Thị Hòa2 1. Trung tâm Khuyến ngư Ninh Thuận 2. Trường Đại học Nha Trang Bài báo này thông báo kết quả nghiên cứu của chúng tôi để trả lời câu hỏi là hội chứng teo gan (HCTG) ở tôm sú nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận có liên quan gì tới sự có mặt của tảo độc trong ao nuôi và độc tố aflatoxin trong thức ăn tổng hợp dùng cho nuôi tôm? Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng HCTG tại Ninh Thuận không liên quan trực tiếp với hai yếu tố này. I. MỞ ĐẦU Hội chứng teo gan (HCTG) đang là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm Ninh Thuận trong thời gian qua. Bệnh này thường thể hiện các dấu hiệu đặc trưng: xuất hiện những đoạn phân trắng trôi nổi trên mặt nước, gan tụy tôm bị teo hoặc chai cứng, một số ít có hiện tượng hoại tử. Tôm bị bệnh này thường ốp, kém ăn hoặc bỏ ăn. Bệnh này có thể gây chết rải rác tới hàng loạt, có trường hợp làm chết 100% tôm trong 5-7 ngày [7]. Trong bài báo này, chúng tôi thông báo kết quả nghiên cứu về sự liên quan giữa yếu tố tảo độc và độc tố aflatoxin có trong thức ăn với HCTG trên tôm sú nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu tảo độc lên HCTG ở tôm Để xem xét ảnh hưởng của tảo độc lên HCTG, vào vụ nuôi mà bệnh này thường xuất hiện, chúng tôi đã thu mẫu vi tảo ở 30 ao nuôi tôm, với định kỳ 15 ngày/lần để phát hiện sự tồn tại và tần số gặp của các loài tảo độc, ngoài ra, cũng kết hợp theo dõi sức khoẻ và sự xuất hiện HCTG ở tôm nuôi tại các ao này. Mẫu vi tảo được thu theo phương pháp định tính, bằng lưới vớt thực vật nổi (dạng hình chóp, có đường kính miệng lưới là 30 cm, chiều dài 0,7m và kích thước mắt lưới 25 μm) kéo ngang theo hình số 8 dọc bờ ao. Mẫu thu được chuyển vào lọ thủy tinh nút mài 125ml, đánh dấu mẫu và bảo quản bằng Formaline 2%. Thành phần loài tảo độc được nhận biết dựa theo các tài liệu của A.Shirota (1966), Kim Đức Tường (1965), Trương Ngọc An (1993). Xác định tần số bắt gặp của các giống loài vi tảo theo thang chia độ của Starmach (1958) và Buck (1960): < 16 cá thể/tiêu bản: ít (+); 17-30 cá thể/tiêu bản: Trung bình (++); 30-50 cá thể / tiêu bản: Nhiều (+++); > 50 cá thể/tiêu bản: Rất nhiều (++++). 2.2 Phương pháp nghiên cứu nấm và độc tố aflatoxin trong thức ăn tôm Các mẫu thức ăn tôm được thu tại các ao nuôi có xuất hiện HCTG (n=30) và các ao nuôi có tôm khoẻ mạnh (n=30), chỉ thu các mẫu thức ăn dạng viên khô đang sử dụng tại các ao. Mẫu thu có khối lượng 1kg được chứa trong bao PE sạch gởi đến phòng thí nghiệm để phân tích nấm mốc và độc tố aflatoxin. Sử dụng phương pháp ISO 7954: 87 trên môi trường oxytetraxylin gluco yeast agar để phát hiện nấm mốc trong thức ăn tôm (CFU/g) Sử dụng phương pháp HPLC/BAKERBOND Application – AOAC 990.33.1996 để phân tích hàm lượng aflatoxin trong thức ăn. Phương pháp này có thể xác định được hàm lượng aflatoxin >/=0,13 ppb. Số liệu được xử lý trên phần mềm Excel 6.0. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả nghiên cứu các loài tảo độc có trong ao nuôi tôm và sự liên quan của chúng với HCTG ở tôm Khi theo dõi sự xuất hiện của tảo độc ở 30 ao nuôi tôm tại Ninh Thuận từ tháng 4-10/2004, chúng tôi đã phát hiện thấy một số giống tảo nằm trong danh sách tảo độc ở nước mặn [8] trong các ao nuôi tôm và trong thời gian này có 12 trong số 30 ao được theo dõi xuất hiện HCTG. Kết quả theo dõi này được thể hiện trong bảng 1. 25 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007 Từ kết quả bảng 1 cho thấy đã phát hiện 5 loài tảo trong ao nuôi tôm nằm trong danh sách các loài tảo độc [8]. Đó là hai loài Trichodesmium erythraeum và T. thiebautii thuộc nhóm vi khuẩn lam (Cyanobacteria), trong đó loài T. erythraeum xuất hiện với tỷ lệ cao 58,3% đối với nhóm ao tôm bệnh và 50,0% đối với nhóm ao tôm bình thường. Trong ngành tảo 2 roi (Dinoflagellata) gặp loài Trường Đại học Nha Trang tảo hai roi Prorocentrum micans với tỷ lệ gần tương đương trong cả hai nhóm ao (25% đối với ao tôm bệnh và 27,7% đối với ao tôm bình thường). Riêng 2 loài tảo Alexandrium sp và Dinophysis sp chỉ thấy xuất hiện trên nhóm ao tôm bệnh, tuy nhiên tỷ lệ xuất hiện rất thấp 8,3%, chỉ gặp ở 1 trong số 12 ao bị nhiễm HCTG và tần số bắt gặp ở ao này cũng không cao, chỉ ở mức độ (+). Bảng 1: Tần số xuất hiện và tần số bắt gặp các loài tảo độc ở các nuôi tôm Loài tảo Trichodesmium erythraeum Nhóm ao tôm bệnh n = 12 Tần số Tỷ lệ Tần số % xuất hiện bắt gặp 7/12 58,3 ++ Nhóm ao tôm bình thường n = 18 Tần số Tỷ lệ Tần số % xuất hiện bắt gặp 9/18 50,0 ++ Trichodesmium thiebautii 5/12 41,6 ++ 7/18 38,8 ++ Prorocentrum micans 3/12 25,0 ++ 5/18 27,7 ++ Alexandrium sp 1/12 8,3 + - - - Dinophysis sp 1/12 8,3 + - - - Thảo luận: Đã có một số báo cáo cho rằng tảo độc có khả năng tiết ra độc tố làm phá hủy bộ phận gan tụy và đường ruột của tôm, hoặc làm tróc lớp biểu mô trên thành ruột, ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hoá của tôm, đó là nguyên nhân gây ra hiện tượng phân trắng teo gan [5]. Một số nghiên cứu khác đã công bố cho rằng, trong ngành vi khuẩn lam, có 2 loài Trichodesmium erythraeum và Trichodesmium thiebautii đã được xác định là có khả năng gây tổn thương gan và gây độc cho hệ thần kinh. Cơ chế gây độc của nhóm tảo này chủ yếu là thông qua hiện tượng “nở hoa” làm giảm oxy trong vùng nước và khi chết chúng phân huỷ ra độc tố [8]. Limsuwan (1991), khi nghiên cứu hiện tượng ‘thủy triều đỏ” do tảo 26 T. erythraeum gây ra tại miền Nam Thái Lan cũng kết luận rằng, tôm cá chết hàng loạt là do hiện tượng thiếu oxy kết hợp với sự giải phóng chất Phycocyanin và Phycothrin khi tảo chết [9]. Một số nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều: