Thuốc lá âm thầm hủy hoại sức khỏe con người.Có rất nhiều người vừa uống thuốc chữa bệnh vừa hút thuốc lá. Điều này có nên không? Thuốc lá ảnh hưởng đến thuốc chữa bệnh như thế nào? Khói thuốc lá gồm 95% là hỗn hợp khí trong đó có các chất chính là carbonic, oxitcarbon, acid cyanic; 5% là các bụi nhỏ li ti trong đó có các chất chính là nicotin (tan trong nước), hắc ín, N-nitrosamin, amin thơm, hydrocarbua vòng thơm (tan trong dầu). Các chất đó hấp thu vào cơ thể, chuyển hóa như mọi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của thuốc lá tới quá trình dùng thuốc chữa bệnh Ảnh hưởng của thuốc lá tới quá trình dùng thuốc chữa bệnh Thuốc lá âm thầm hủy hoại sức khỏe con người. Có rất nhiều người vừa uống thuốc chữa bệnh vừa hút thuốc lá. Điều này cónên không? Thuốc lá ảnh hưởng đến thuốc chữa bệnh như thế nào? Khói thuốc lá gồm 95% là hỗn hợp khí trong đó có các chất chính làcarbonic, oxitcarbon, acid cyanic; 5% là các bụi nhỏ li ti trong đó có các chấtchính là nicotin (tan trong nước), hắc ín, N-nitrosamin, amin thơm, hydrocarbuavòng thơm (tan trong dầu). Các chất đó hấp thu vào cơ thể, chuyển hóa như mọichất khác. Trong quá trình đó, chúng hoặc các chất chuyển hóa của chúng sẽtương tác với thuốc. Càng hút nhiều thuốc lá, các chất đó sẽ có nồng độ cao trongcơ thể, tương tác càng dễ xảy ra. Nicotin gây ra các tác dụng trái ngược nhau trên hệ thần kinh giao cảm:Lúc đầu kích thích hạch phó giao cảm gây giãn mạch, hạ huyết áp, làm chậm nhịptim nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Ngay sau đó, lại kích thích hạch phó giaocảm và tuyến thượng thận làm tăng adrenalin, gây co mạch, tăng huyết áp, tăngnhịp tim, tăng tiết dịch vị, đồng thời làm giãn đồng tử, tăng nhu động ruột. Cuốicùng, với liều cao sẽ làm khó thở, suy và liệt hô hấp. Những tác động này sẽ ảnhhưởng đến nhiều thuốc: Với thuốc dùng trong bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Tuy cơ chế bệnh sinh của hai bệnh này khác nhau nhưng đều có triệu chứngco thắt phế quản gây khó thở. Thuốc kháng cholinergic như ipratropium,tiotropium (dùng trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) chống lại các co thắt gây rabởi trương lực phó giao cảm. Thuốc chủ vận beta-2 như salbutamol, salmeterol(dùng trong cả hai bệnh) làm cường giao cảm gây ra hiện tượng giống như ức chếgiao cảm làm giãn cơ. Kết quả cuối cùng là chúng đều làm giảm co thắt phế quản,làm dễ thở. Khi dùng các loại thuốc này mà hút thuốc lá thì nicotin trong thuốc lágây ra các tác dụng trái ngược nhau rất phức tạp, trong đó có lúc làm kích thíchphó giao cảm gây tác dụng ngược lại, làm giảm hiệu lực của thuốc. Khi hút thuốclá nhiều, nicotin tích lũy dần, tạo ra nồng độ cao thường xuyên trong cơ thể, khôngchỉ làm rút ngắn thời gian hiệu lực của các thuốc nói trên mà làm cho bệnh dễ táiphát, dễ trở nên trầm trọng. Với thuốc chữa viêm loét dạ dày Một số thuốc dùng trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng các cơ chếkhác nhau đều có tác dụng làm giảm tiết dịch vị và nhờ giảm tiết dịch vị sẽ giúplành sẹo (như cimetidin, ranitidin). Khi dùng thuốc này mà hút thuốc lá thì nicotinlàm tăng tiết dịch vị, làm cho sẹo lâu lành, tức là làm giảm hiệu lực của thuốc.Người hút thuốc lá nhiều thì nicotin thường xuyên làm tăng tiết dịch vị và bệnh sẽsớm tái phát. Với thuốc chữa tăng huyết áp, tim mạch Thuốc làm hạ huyết áp có nhiều cơ chế: ức chế chất gây co mạch (nhưcozaar, aprovel); chẹn calci, ức chế men chuyển làm giảm lực cản ngoại biên (nhưnifedipin, amilodifin, catopril, aldomet). Nicotin không tác dụng đối kháng trêncác cơ chế này nhưng làm co mạch, tăng huyết áp làm cho hiệu quả cuối cùng củacác thuốc hạ huyết áp bị giảm sút. Người hút thuốc lá nhiều, nicotin sẽ làm comạch tăng huyết áp thường xuyên nên khó dùng thuốc đưa huyết áp trở về mứcyêu cầu và làm cho người bệnh dễ lên cơn tăng huyết áp đột biến. Nicotin tác độngthất thường đến nhịp tim (lúc đầu làm chậm, sau làm nhanh) gây co mạch (trongđó có việc làm co mạch máu nuôi tim) nên ảnh hưởng bất lợi đến một số thuốc timmạch. Người bị bệnh tim mạch, nhất là khi đang dùng thuốc chữa bệnh này thìkhông nên hút thuốc lá. Với thuốc chống đông máu Những chất trong thuốc lá, trong đó có nicotin làm tăng kết cụm tiểu cầunên làm cho thời gian đông máu ngắn lại. Khi dùng thuốc chống đông máuheparin mà hút thuốc lá thì hiệu quả heparin bị giảm sút, cần phải dùng liều caohơn mới có hiệu quả như dự kiến. Đối với một số thuốc tiêm Nicotin trong thuốc lá làm co mạch, do đó làm chậm sự hấp thu thuốc tiêmqua đường tiêm dưới da làm giảm hiệu lực thuốc. Vì tác dụng co mạch của thuốclá thường xảy ra ngay sau khi hút nên đối với những thuốc tiêm dưới da có yêucầu phải phát huy hiệu lực sớm thì điều này sẽ là một trở ngại. Ví dụ cần dùnginsulin làm giảm đường huyết sớm nhưng thuốc lá lại làm insulin chậm hấp thuvào máu nên khó phát huy trọn vẹn hiệu lực. Với một số thuốc khác Nicotin làm tăng nhu động ruột. Nếu dùng atropin, chlopheniramin giảmnhu động ruột dạ dày để chống nôn mà lại hút thuốc lá thì thuốc này không pháthuy được hiệu lực. Những tác động của nicotin trên nhiều thuốc thông thường ítđược để ý. Các chất hydocarbua thơm có trong thuốc lá khi vào cơ thể bắt buộc ganphải tăng cường hoạt động để chuyển hóa thành các chất khác. Các chất trongthuốc lá như bezopyren, anthracin, phena ...