Ảnh hưởng của tia UVB đến độ tăng khối lượng cơ thể và số lượng tế bào máu của chuột nhắt trắng (Mus musculus Var. Albino)
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.07 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày ảnh hưởng của tia UVB đến độ tăng khối lượng cơ thể và số lượng tế bào máu của chuột nhắt trắng (Mus musculus Var. Albino). Kết quả cho thấy độ tăng khối lượng cơ thể của chuột giảm khi tăng ngưỡng thời gian chiếu và liều chiếu UVB.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của tia UVB đến độ tăng khối lượng cơ thể và số lượng tế bào máu của chuột nhắt trắng (Mus musculus Var. Albino) BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0058 ẢNH HƯỞNG CỦA TIA UVB ĐẾN ĐỘ TĂNG KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ VÀ SỐ LƯỢNG TẾ BÀO MÁU CỦA CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus var. albino) Nguyễn Thị Thương Huyền1,*, Lương Thụy Thuỳ Dương2, Trương Văn Trí1, Lê Hồ Mỹ Tiên1, Thái Kế Quân3 Tóm tắt. Mục tiêu của thí nghiệm này là đánh giá ảnh hưởng của UVB lên độ tăng khối lượng cơ thể và số lượng tế bào máu chuột. Sáu mươi chuột nhắt trắng cái có khối lượng cơ thể khoảng 19 - 21 g được cạo lông vùng lưng và phân bố ngẫu nhiên vào 5 nghiệm thức tương ứng: NT1 (đối chứng), NT2 (chiếu UVB liều 0,2 mJ/cm2; 3 giờ/ngày), NT3 (chiếu UVB liều 0,2 mJ/cm2; 6 giờ/ngày), NT4 (chiếu UVB liều 0,4 mJ/cm2; 3 giờ/ngày) và NT5 (chiếu UVB liều 0,4 mJ/cm2; 6 giờ/ngày) liên tục trong 4 tuần. Sau mỗi 2 tuần thí nghiệm, xác định số lượng tế bào máu và công thức bạch cầu. Độ tăng khối lượng cơ thể của chuột được xác định sau mỗi tuần thí nghiệm. Kết quả cho thấy độ tăng khối lượng cơ thể của chuột giảm khi tăng ngưỡng thời gian chiếu và liều chiếu UVB. Số lượng hồng cầu chuột giảm sau 4 tuần thí nghiệm tại liều chiếu 0,4 mJ/cm2 và chiếu 6 giờ/ngày. Số lượng bạch cầu chuột tăng sau mỗi 2 tuần thí nghiệm. Số lượng tiểu cầu chuột tăng không đều ở các nghiệm thức theo từng mốc thời gian chiếu UVB. Ở liều chiếu 0,4 mJ/cm2 và 6 giờ/ngày làm tỉ lệ bạch cầu Lympo giảm và bạch cầu Neutrophil tăng. Từ khóa: Chuột nhắt trắng, sinh lí máu, UVB. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tia bức xạ - UV (Ultraviolet Rays) là một trong những tác nhân gây hại đến sức khỏe con người và động vật trên Trái đất đến từ ánh sáng mặt trời. Trong đó, UVA có bước sóng dài nên thường ảnh hưởng sâu đến lớp hạ bì làm cho da có các dấu hiệu lão hóa, đồng thời ảnh hưởng gián tiếp đến sự tổn thương của DNA (Karran và Brem, 2016). Còn tia UVB với bước sóng ngắn gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt da, đặc biệt là gây ra các tổn thương cho lớp biểu bì da (Svobodová và cộng sự, 2003). Mặc dù UVB tác động chủ yếu đến lớp biểu bì da nhưng nó vẫn có khả năng tác động đến cấu trúc collagen khi làm suy thoái các sợi mô liên kết và làm giảm các sợi collagen loại I và loại III ở nguyên bào sợi da người (Hwang và cộng sự, 2014) và da chuột (Liu và cộng sự, 2018), (Tanaka và cộng sự, 2009). Ngoài ra, theo các nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với liều UVB mãn tính cũng có thể có thể gây dãn các mao mạch máu tương tự như khi tiếp xúc nhiều với tia UVA (D'Orazio và cộng sự, 2013), (Pastila, 2006). Vì vậy, chúng ta có thể thấy sự tác động của UVB đến cơ thể là sự tác động toàn 1 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2 Trường Trung học cơ sở Nguyễn Hồng Đào, Thành phố Hồ Chí Minh 3 Trường Đại học Sài Gòn * Email: huyenntth@hcmue.edu.vn 532 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM diện từ bên ngoài da đến sâu bên trong các mạch máu. Theo các nghiên cứu đã công bố cho thấy tia UV nói chung và UVB nói riêng đã tác động ảnh hưởng đến sự biến động tế bào máu: giảm số lượng hồng cầu chuột (Misra và cộng sự, 2005), tăng số lượng bạch cầu chuột (Ichiki và cộng sự, 1994), tăng số lượng tiểu cầu chuột (Van Marwijk Kooy và cộng sự, 1990), (Svobodova và cộng sự, 2011) và cả giảm số lượng tiểu cầu chuột (Ichiki và cộng sự, 1994). Như vậy, các nghiên cứu được công bố vẫn chưa thấy được quy luật chung của tác động UVB lên số lượng tế bào máu chuột và độ tăng khối lượng cũng như công thức bạch cầu của chuột. Bởi vì các thông số huyết học, đặc biệt là số lượng tế bào máu được xem là tiêu chí vàng trong việc đánh giá sức khoẻ của cơ thể động vật nói chung và con người nói riêng. Đặc biệt, ở Việt Nam, cho đến thời điểm này vẫn chưa tìm thấy công bố nào đề cập đến ảnh hưởng của UVB đến sự phát triển và số lượng tế bào máu chuột. Vì vậy, cần có các nghiên cứu về tác động động của UVB lên các tiêu chí này để bổ sung dữ liệu khoa học, từ đó có sơ sở để tìm ra giải pháp hữu hiệu bảo vệ cơ thể chống lại tia UVB. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực hiện trên người là không được phép. Theo đó chuột nhắt trắng thường được chọn làm vật thí nghiệm do có kích thước nhỏ, dễ nuôi, sinh sản nhanh, dễ thao tác, vòng đời ngắn, giá thành rẻ và có cấu tạo các hệ cơ quan gần giống với con người (Treuting và cộng sự, 2018). Để có thể có những kết quả cụ thể hơn về sự tác động của tia UVB đến sinh lí máu, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của tia UVB đến độ tăng khối lượng cơ thể và số lượng tế bào máu của chuột nhắt trắng (Mus musculus var. albino)”. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Hoá chất, vật liệu và thời gian nghiên cứu Hoá chất: Na2SO4, NaCl, HgCl2, acetic acid nguyên chất, diamoniumoxalat, các hoá chất này được mua từ hãng Scharlab S.L. Tây Ban Nha; thuốc nhuộm HE (Sigma), formalin (Sigma), KH2PO4 và Na2HPO4 (Merck). Nước uống cho chuột trong toàn bộ thí nghiệm là nước máy được để bay hơi, khử sạch clo trước khi sử dụng. Vật liệu: chuột nhắt trắng cái 4 tuần tuổi (12 - 16 g) mua từ Viện Pasteur, Thành phố Hồ Chí Minh được nuôi ổn định 02 tuần tại Phòng thí nghiệm để đạt 19 - 21 g sẽ đưa vào thí nghiệm. Trong quá trình nghiên cứu, chuột được cho ăn ngày 2 lần, sử dụng thức ăn cám viên tổng hợp dành cho chuột được mua từ Viện Pasteur Nha Trang. Thành phần dinh dưỡng của cám viên gồm: đạm ≥ 21 %, chất béo 5 - 7 %, chất xơ 5 - 6 %, khoáng tổng số 3 - 8 %, năng lượng trao đổi 3.840 Kcal, chứa đầu đủ các acid amin và các vitamin. Đèn UVB có công suất 20W (TL20W Phillip, Phần Lan) dùng để chiếu UVB cho từng nghiệm thức. Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 4/2020 - 5/2021 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của tia UVB đến độ tăng khối lượng cơ thể và số lượng tế bào máu của chuột nhắt trắng (Mus musculus Var. Albino) BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0058 ẢNH HƯỞNG CỦA TIA UVB ĐẾN ĐỘ TĂNG KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ VÀ SỐ LƯỢNG TẾ BÀO MÁU CỦA CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus var. albino) Nguyễn Thị Thương Huyền1,*, Lương Thụy Thuỳ Dương2, Trương Văn Trí1, Lê Hồ Mỹ Tiên1, Thái Kế Quân3 Tóm tắt. Mục tiêu của thí nghiệm này là đánh giá ảnh hưởng của UVB lên độ tăng khối lượng cơ thể và số lượng tế bào máu chuột. Sáu mươi chuột nhắt trắng cái có khối lượng cơ thể khoảng 19 - 21 g được cạo lông vùng lưng và phân bố ngẫu nhiên vào 5 nghiệm thức tương ứng: NT1 (đối chứng), NT2 (chiếu UVB liều 0,2 mJ/cm2; 3 giờ/ngày), NT3 (chiếu UVB liều 0,2 mJ/cm2; 6 giờ/ngày), NT4 (chiếu UVB liều 0,4 mJ/cm2; 3 giờ/ngày) và NT5 (chiếu UVB liều 0,4 mJ/cm2; 6 giờ/ngày) liên tục trong 4 tuần. Sau mỗi 2 tuần thí nghiệm, xác định số lượng tế bào máu và công thức bạch cầu. Độ tăng khối lượng cơ thể của chuột được xác định sau mỗi tuần thí nghiệm. Kết quả cho thấy độ tăng khối lượng cơ thể của chuột giảm khi tăng ngưỡng thời gian chiếu và liều chiếu UVB. Số lượng hồng cầu chuột giảm sau 4 tuần thí nghiệm tại liều chiếu 0,4 mJ/cm2 và chiếu 6 giờ/ngày. Số lượng bạch cầu chuột tăng sau mỗi 2 tuần thí nghiệm. Số lượng tiểu cầu chuột tăng không đều ở các nghiệm thức theo từng mốc thời gian chiếu UVB. Ở liều chiếu 0,4 mJ/cm2 và 6 giờ/ngày làm tỉ lệ bạch cầu Lympo giảm và bạch cầu Neutrophil tăng. Từ khóa: Chuột nhắt trắng, sinh lí máu, UVB. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tia bức xạ - UV (Ultraviolet Rays) là một trong những tác nhân gây hại đến sức khỏe con người và động vật trên Trái đất đến từ ánh sáng mặt trời. Trong đó, UVA có bước sóng dài nên thường ảnh hưởng sâu đến lớp hạ bì làm cho da có các dấu hiệu lão hóa, đồng thời ảnh hưởng gián tiếp đến sự tổn thương của DNA (Karran và Brem, 2016). Còn tia UVB với bước sóng ngắn gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt da, đặc biệt là gây ra các tổn thương cho lớp biểu bì da (Svobodová và cộng sự, 2003). Mặc dù UVB tác động chủ yếu đến lớp biểu bì da nhưng nó vẫn có khả năng tác động đến cấu trúc collagen khi làm suy thoái các sợi mô liên kết và làm giảm các sợi collagen loại I và loại III ở nguyên bào sợi da người (Hwang và cộng sự, 2014) và da chuột (Liu và cộng sự, 2018), (Tanaka và cộng sự, 2009). Ngoài ra, theo các nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với liều UVB mãn tính cũng có thể có thể gây dãn các mao mạch máu tương tự như khi tiếp xúc nhiều với tia UVA (D'Orazio và cộng sự, 2013), (Pastila, 2006). Vì vậy, chúng ta có thể thấy sự tác động của UVB đến cơ thể là sự tác động toàn 1 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2 Trường Trung học cơ sở Nguyễn Hồng Đào, Thành phố Hồ Chí Minh 3 Trường Đại học Sài Gòn * Email: huyenntth@hcmue.edu.vn 532 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM diện từ bên ngoài da đến sâu bên trong các mạch máu. Theo các nghiên cứu đã công bố cho thấy tia UV nói chung và UVB nói riêng đã tác động ảnh hưởng đến sự biến động tế bào máu: giảm số lượng hồng cầu chuột (Misra và cộng sự, 2005), tăng số lượng bạch cầu chuột (Ichiki và cộng sự, 1994), tăng số lượng tiểu cầu chuột (Van Marwijk Kooy và cộng sự, 1990), (Svobodova và cộng sự, 2011) và cả giảm số lượng tiểu cầu chuột (Ichiki và cộng sự, 1994). Như vậy, các nghiên cứu được công bố vẫn chưa thấy được quy luật chung của tác động UVB lên số lượng tế bào máu chuột và độ tăng khối lượng cũng như công thức bạch cầu của chuột. Bởi vì các thông số huyết học, đặc biệt là số lượng tế bào máu được xem là tiêu chí vàng trong việc đánh giá sức khoẻ của cơ thể động vật nói chung và con người nói riêng. Đặc biệt, ở Việt Nam, cho đến thời điểm này vẫn chưa tìm thấy công bố nào đề cập đến ảnh hưởng của UVB đến sự phát triển và số lượng tế bào máu chuột. Vì vậy, cần có các nghiên cứu về tác động động của UVB lên các tiêu chí này để bổ sung dữ liệu khoa học, từ đó có sơ sở để tìm ra giải pháp hữu hiệu bảo vệ cơ thể chống lại tia UVB. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực hiện trên người là không được phép. Theo đó chuột nhắt trắng thường được chọn làm vật thí nghiệm do có kích thước nhỏ, dễ nuôi, sinh sản nhanh, dễ thao tác, vòng đời ngắn, giá thành rẻ và có cấu tạo các hệ cơ quan gần giống với con người (Treuting và cộng sự, 2018). Để có thể có những kết quả cụ thể hơn về sự tác động của tia UVB đến sinh lí máu, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của tia UVB đến độ tăng khối lượng cơ thể và số lượng tế bào máu của chuột nhắt trắng (Mus musculus var. albino)”. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Hoá chất, vật liệu và thời gian nghiên cứu Hoá chất: Na2SO4, NaCl, HgCl2, acetic acid nguyên chất, diamoniumoxalat, các hoá chất này được mua từ hãng Scharlab S.L. Tây Ban Nha; thuốc nhuộm HE (Sigma), formalin (Sigma), KH2PO4 và Na2HPO4 (Merck). Nước uống cho chuột trong toàn bộ thí nghiệm là nước máy được để bay hơi, khử sạch clo trước khi sử dụng. Vật liệu: chuột nhắt trắng cái 4 tuần tuổi (12 - 16 g) mua từ Viện Pasteur, Thành phố Hồ Chí Minh được nuôi ổn định 02 tuần tại Phòng thí nghiệm để đạt 19 - 21 g sẽ đưa vào thí nghiệm. Trong quá trình nghiên cứu, chuột được cho ăn ngày 2 lần, sử dụng thức ăn cám viên tổng hợp dành cho chuột được mua từ Viện Pasteur Nha Trang. Thành phần dinh dưỡng của cám viên gồm: đạm ≥ 21 %, chất béo 5 - 7 %, chất xơ 5 - 6 %, khoáng tổng số 3 - 8 %, năng lượng trao đổi 3.840 Kcal, chứa đầu đủ các acid amin và các vitamin. Đèn UVB có công suất 20W (TL20W Phillip, Phần Lan) dùng để chiếu UVB cho từng nghiệm thức. Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 4/2020 - 5/2021 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chuột nhắt trắng Tế bào máu chuột Tia bức xạ Phương pháp lấy máu chuột Thực hành sinh lí động vậtTài liệu liên quan:
-
Đời sống và Cảm xạ học: Phần 1
318 trang 28 0 0 -
bài giảng môn học quang điện tử và quang điện, chương 12
6 trang 21 0 0 -
8 trang 20 0 0
-
bài giảng môn học quang điện tử và quang điện, chương 11
8 trang 20 0 0 -
bài giảng môn học quang điện tử và quang điện, chương 16
5 trang 19 0 0 -
bài giảng môn học quang điện tử và quang điện, chương 17
8 trang 19 0 0 -
bài giảng môn học quang điện tử và quang điện, chương 7
7 trang 18 0 0 -
bài giảng môn học quang điện tử và quang điện, chương 13
9 trang 18 0 0 -
Đánh giá tác dụng kháng viêm của viên nang độc hoạt ký sinh thang LĐ trên chuột nhắt trắng
7 trang 18 0 0 -
bài giảng môn học quang điện tử và quang điện, chương 5
8 trang 17 0 0