Ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống gia đình trẻ vị thành niên ở Anh Quốc: Nghiên cứu quan điểm của giới trẻ và cha mẹ
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 298.98 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần lớn người trưởng thành ở Anh cho rằng mình gắn kết với một niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, rất ít người biết tôn giáo có ảnh hưởng tới đời sống gia đình, đặc biệt liên quan đến những phương pháp nuôi dạy trẻ vị thành niên. Các tác giả bổ sung cho những hạn chế về mặt nhận thức này bằng việc công bố kết quả của nghiên cứu định tính về giới trẻ và cha mẹ, những người có niềm tin tôn giáo và tham gia vào các thực hành tôn giáo khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống gia đình trẻ vị thành niên ở Anh Quốc: Nghiên cứu quan điểm của giới trẻ và cha mẹNghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016 115JAN HORWATH*JANNET LEES**PETER SIDEBOTHAM*** ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Ở ANH QUỐC: NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM CỦA GIỚI TRẺ VÀ CHA MẸ1 Tóm tắt: Phần lớn người trưởng thành ở Anh cho rằng mình gắn kết với một niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, rất ít người biết tôn giáo có ảnh hưởng tới đời sống gia đình, đặc biệt liên quan đến những phương pháp nuôi dạy trẻ vị thành niên. Các tác giả bổ sung cho những hạn chế về mặt nhận thức này bằng việc công bố kết quả của nghiên cứu định tính về giới trẻ và cha mẹ, những người có niềm tin tôn giáo và tham gia vào các thực hành tôn giáo khác nhau. Những phát hiện này cho thấy niềm tin tôn giáo ảnh hưởng lên cả những điều cha mẹ mong muốn đối với con của họ và lối sống của giới trẻ. Hơn nữa, quan điểm nhận thức của ông bà, bạn bè đồng trang lứa và những áp lực xã hội lên giới trẻ thấm nhuần thái độ của cả cha mẹ và giới trẻ. Tuy nhiên, quan điểm của các nhà lãnh đạo tôn giáo dường như không có ảnh hưởng nào. Các tác giả đưa ra kết luận dựa trên những tư liệu được phát hiện của nghiên cứu này từ việc khảo sát những cách thức mà giới trẻ và cha mẹ thương lượng về sự lựa chọn lối sống của trẻ vị thành niên. Từ khóa: Vị thành niên, Anh quốc, lựa chọn, cuộc sống, lối sống, nuôi dạy con, tôn giáo. Dẫn nhập Mặc dù Weber và Durkheim dự đoán rằng dường như tôn giáođang không suy giảm; mà hơn thế, cấu trúc của tôn giáo đang thayđổi từ sự tập trung vào thiết chế chuyển sang tập trung vào tiềm năng* University of Sheffield, England.** Silcoates School, England.*** Warwick Medical School, England.1 Bài báo được đăng trên Social Compass, Vol. 59, N. 2, June 2012: 257 - 275, nhanđề The Influence of Religion on Adolescent Family Life in England: An ExplanatoryStudy of the Views of Young People and Parents.116 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016con người (Blasi, 2002; Pargament, Magyar-Russel và Murray-Swank, 2005). Ví dụ, Davie (2007) mô tả về bối cảnh nước Anh, kếtluận rằng cá nhân ngày càng sẵn sàng biểu đạt niềm tin mà khôngthuộc về một cộng đồng đức tin nào. Kết quả là bản sắc tôn giáo cóthể trở nên lỏng lẻo, ngày càng được định hình bởi niềm tin cá nhânvà bối cảnh hơn là các thiết chế tôn giáo (Gibert và Slay, 2007).Trong trường hợp này thì ảnh hưởng của tôn giáo đến chức năng giađình những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI này như thếnào? Có những người vẫn còn tích cực tham gia vào các cộng đồngđức tin được hướng dẫn bởi những nhà lãnh đạo tôn giáo hoặc niềmtin cá nhân của họ được ưu tiên? Giới trẻ ở Anh có duy trì những hệthống niềm tin được học từ thời thơ ấu như Helve (1991) đã pháthiện trong mối liên hệ với giới trẻ ở Phần Lan không? Hay trẻ vịthành niên Anh có coi tôn giáo như sự tự lựa chọn trong cuộc sốngđối với những người thấy tôn giáo hấp dẫn, như Hughes,Suwanbubbha và Chaisri (2008) đã chỉ ra trong giới trẻ Australia haykhông. Đây là những câu hỏi mà các tác giả sẽ giải quyết trong bàiviết này, với việc tập trung cụ thể vào đời sống gia đình, đời sống vịthành niên của những người mà có niềm tin tôn giáo và tham giathực hành tôn giáo ở Anh. Các bậc cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc trao truyền quanđiểm, giá trị và niềm tin bởi chính họ tạo ra môi trường phát triển đầutiên cho việc xã hội hóa đứa trẻ. Tuy nhiên, ở độ tuổi vị thành niên,giới trẻ bắt đầu phát triển cá tính, thế giới quan và niềm tin riêng củamình (Aldgate, Jones, Rose và Jeffery, 2006). Bởi trẻ vị thành niên sẽtrở thành người trưởng thành nên giới trẻ ngày càng trở nên độc lậpvới gia đình và những môi trường thứ hai như trường học, cộng đồngvà các mạng lưới xã hội. Những môi trường đó có thể ảnh hưởng đếnthế giới quan của họ (Helve, 1991). Không kể đến yếu tố niềm tin tôn giáo, cả cha mẹ và trẻ vị thànhniên vẫn gặp phải những thách thức trong xã hội Phương Tây đươngđại. Những thách thức này bao gồm sự chuẩn bị cho lứa tuổi vị thànhniên trong vai trò người trưởng thành, sự tăng những rủi ro hay nhậnthức về sự rủi ro nguy hiểm đối với trẻ vị thành niên ở thế giới bênngoài gia đình và sự xói mòn của gia đình và trợ giúp xã hội (SmallJan Horwath, Jannet Lees, Peter Sidebotham. Ảnh hưởng của tôn giáo... 117và Eastman, 1991). Hơn nữa, Coleman (2000) lập luận rằng sự thayđổi nhanh chóng về kinh tế và xã hội trong vài thập niên gần đâykhiến cho giới trẻ dường như suy nghĩ khác với cha mẹ mình về cácvấn đề như công việc, gia đình, giới tính và tình dục. Điều này có thểdẫn đến căng thẳng giữa giới trẻ và cha mẹ. Những sự khác biệt đócó thể mở rộng sang tôn giáo. Ví dụ, Davi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống gia đình trẻ vị thành niên ở Anh Quốc: Nghiên cứu quan điểm của giới trẻ và cha mẹNghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016 115JAN HORWATH*JANNET LEES**PETER SIDEBOTHAM*** ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Ở ANH QUỐC: NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM CỦA GIỚI TRẺ VÀ CHA MẸ1 Tóm tắt: Phần lớn người trưởng thành ở Anh cho rằng mình gắn kết với một niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, rất ít người biết tôn giáo có ảnh hưởng tới đời sống gia đình, đặc biệt liên quan đến những phương pháp nuôi dạy trẻ vị thành niên. Các tác giả bổ sung cho những hạn chế về mặt nhận thức này bằng việc công bố kết quả của nghiên cứu định tính về giới trẻ và cha mẹ, những người có niềm tin tôn giáo và tham gia vào các thực hành tôn giáo khác nhau. Những phát hiện này cho thấy niềm tin tôn giáo ảnh hưởng lên cả những điều cha mẹ mong muốn đối với con của họ và lối sống của giới trẻ. Hơn nữa, quan điểm nhận thức của ông bà, bạn bè đồng trang lứa và những áp lực xã hội lên giới trẻ thấm nhuần thái độ của cả cha mẹ và giới trẻ. Tuy nhiên, quan điểm của các nhà lãnh đạo tôn giáo dường như không có ảnh hưởng nào. Các tác giả đưa ra kết luận dựa trên những tư liệu được phát hiện của nghiên cứu này từ việc khảo sát những cách thức mà giới trẻ và cha mẹ thương lượng về sự lựa chọn lối sống của trẻ vị thành niên. Từ khóa: Vị thành niên, Anh quốc, lựa chọn, cuộc sống, lối sống, nuôi dạy con, tôn giáo. Dẫn nhập Mặc dù Weber và Durkheim dự đoán rằng dường như tôn giáođang không suy giảm; mà hơn thế, cấu trúc của tôn giáo đang thayđổi từ sự tập trung vào thiết chế chuyển sang tập trung vào tiềm năng* University of Sheffield, England.** Silcoates School, England.*** Warwick Medical School, England.1 Bài báo được đăng trên Social Compass, Vol. 59, N. 2, June 2012: 257 - 275, nhanđề The Influence of Religion on Adolescent Family Life in England: An ExplanatoryStudy of the Views of Young People and Parents.116 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016con người (Blasi, 2002; Pargament, Magyar-Russel và Murray-Swank, 2005). Ví dụ, Davie (2007) mô tả về bối cảnh nước Anh, kếtluận rằng cá nhân ngày càng sẵn sàng biểu đạt niềm tin mà khôngthuộc về một cộng đồng đức tin nào. Kết quả là bản sắc tôn giáo cóthể trở nên lỏng lẻo, ngày càng được định hình bởi niềm tin cá nhânvà bối cảnh hơn là các thiết chế tôn giáo (Gibert và Slay, 2007).Trong trường hợp này thì ảnh hưởng của tôn giáo đến chức năng giađình những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI này như thếnào? Có những người vẫn còn tích cực tham gia vào các cộng đồngđức tin được hướng dẫn bởi những nhà lãnh đạo tôn giáo hoặc niềmtin cá nhân của họ được ưu tiên? Giới trẻ ở Anh có duy trì những hệthống niềm tin được học từ thời thơ ấu như Helve (1991) đã pháthiện trong mối liên hệ với giới trẻ ở Phần Lan không? Hay trẻ vịthành niên Anh có coi tôn giáo như sự tự lựa chọn trong cuộc sốngđối với những người thấy tôn giáo hấp dẫn, như Hughes,Suwanbubbha và Chaisri (2008) đã chỉ ra trong giới trẻ Australia haykhông. Đây là những câu hỏi mà các tác giả sẽ giải quyết trong bàiviết này, với việc tập trung cụ thể vào đời sống gia đình, đời sống vịthành niên của những người mà có niềm tin tôn giáo và tham giathực hành tôn giáo ở Anh. Các bậc cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc trao truyền quanđiểm, giá trị và niềm tin bởi chính họ tạo ra môi trường phát triển đầutiên cho việc xã hội hóa đứa trẻ. Tuy nhiên, ở độ tuổi vị thành niên,giới trẻ bắt đầu phát triển cá tính, thế giới quan và niềm tin riêng củamình (Aldgate, Jones, Rose và Jeffery, 2006). Bởi trẻ vị thành niên sẽtrở thành người trưởng thành nên giới trẻ ngày càng trở nên độc lậpvới gia đình và những môi trường thứ hai như trường học, cộng đồngvà các mạng lưới xã hội. Những môi trường đó có thể ảnh hưởng đếnthế giới quan của họ (Helve, 1991). Không kể đến yếu tố niềm tin tôn giáo, cả cha mẹ và trẻ vị thànhniên vẫn gặp phải những thách thức trong xã hội Phương Tây đươngđại. Những thách thức này bao gồm sự chuẩn bị cho lứa tuổi vị thànhniên trong vai trò người trưởng thành, sự tăng những rủi ro hay nhậnthức về sự rủi ro nguy hiểm đối với trẻ vị thành niên ở thế giới bênngoài gia đình và sự xói mòn của gia đình và trợ giúp xã hội (SmallJan Horwath, Jannet Lees, Peter Sidebotham. Ảnh hưởng của tôn giáo... 117và Eastman, 1991). Hơn nữa, Coleman (2000) lập luận rằng sự thayđổi nhanh chóng về kinh tế và xã hội trong vài thập niên gần đâykhiến cho giới trẻ dường như suy nghĩ khác với cha mẹ mình về cácvấn đề như công việc, gia đình, giới tính và tình dục. Điều này có thểdẫn đến căng thẳng giữa giới trẻ và cha mẹ. Những sự khác biệt đócó thể mở rộng sang tôn giáo. Ví dụ, Davi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo Tôn giáo đối với đời sống gia đình Phương pháp nuôi dạy trẻ vị thành niên Thực hành tôn giáo ở Anh Thực hành tôn giáoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tìm hiểu triết lý cơ bản của Phật giáo qua ngôn ngữ biểu tượng
17 trang 67 0 0 -
9 trang 51 0 0
-
Niềm tin tôn giáo và các dịch bệnh trong lịch sử
25 trang 37 0 0 -
Thuyết Salaf và ảnh hưởng của nó ở Đông Nam Á
16 trang 28 0 0 -
Tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam dưới nhãn quan của các giáo sĩ thừa sai: Trường hợp Léopold Cadière
20 trang 27 0 0 -
Tư tưởng nhập thế trong triết học Phật giáo Trần Thái Tông
10 trang 26 0 0 -
Thực hành tôn giáo của tín đồ Islam giáo ở Việt Nam hiện nay
12 trang 26 0 0 -
Hình tượng phụ nữ trong tôn giáo dân gian Việt Nam
18 trang 26 0 0 -
Toát yếu giá trị của Tin lành ở Việt nam
18 trang 22 0 0 -
Tôn giáo với chính trị trong xã hội Mỹ
11 trang 22 0 0