Ảnh hưởng của tự đánh giá năng lực lên việc giải toán từ đóng đến kết thúc mở trong môi trường kết nối
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 721.46 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sử dụng tự đánh giá để giải quyết vấn đề là xu hướng trong giáo dục những năm gần đây. Bên cạnh đó, các bài toán kết thúc mở đang được quan tâm và chú trọng, với học sinh Việt Nam các em quen với việc giải các bài toán đóng ở sách giáo khoa, nên dường như đã gặp khó khăn khi tiếp cận với các bài toán mở (Vui, 2018). Bài viết chỉ ra các hỗ trợ khi sử dụng tự đánh giá năng lực để giải toán đóng đến kết thúc mở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của tự đánh giá năng lực lên việc giải toán từ đóng đến kết thúc mở trong môi trường kết nối HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 ẢNH HƯỞNG CỦA TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÊN VIỆC GIẢI TOÁN TỪ ĐÓNG ĐẾN KẾT THÚC MỞ TRONG MÔI TRƯỜNG KẾT NỐI LÊ THỊ HOÀI KHÁNH Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: hoaikhanhle2011@gmail.com Tóm tắt: Sử dụng tự đánh giá để giải quyết vấn đề là xu hướng trong giáo dục những năm gần đây. Bên cạnh đó, các bài toán kết thúc mở đang được quan tâm và chú trọng, với học sinh Việt Nam các em quen với việc giải các bài toán đóng ở sách giáo khoa, nên dường như đã gặp khó khăn khi tiếp cận với các bài toán mở (Vui, 2018). Vậy nên, vấn đề mà mọi người quan tâm đến là làm thế nào để học sinh nâng cao được khả năng giải toán của bản thân đặc biệt là giải các bài toán mở. Trong bài báo này chúng tôi sẽ chỉ ra các hỗ trợ khi sử dụng tự đánh giá năng lực để giải toán đóng đến kết thúc mở. Từ khóa: Tự đánh giá, tự đánh giá năng lực, giải toán, kết thúc mở, môi trường kết nối. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Toán học là một khoa học mang tính hệ thống nên đối với người học toán không chỉ cần kỹ năng mà đòi hỏi sự tư duy và sáng tạo để giải quyết vấn đề. Vậy làm thế nào để học sinh có thể học được kiến thức và kỹ năng để giải quyết vấn đề, các nhà giáo dục luôn đặt ra các câu hỏi: - Làm thế nào để học sinh có thể hiểu được các kiến thức toán? - Chương trình đánh giá nào sẽ phản ánh đúng chất lượng học toán? - Phương pháp dạy nào sẽ giúp nâng cao năng lực toán học của học sinh? Mục đích hướng đến là phát triển năng lực toán cho học sinh, bản thân học sinh phải tự mình đặt câu hỏi và tìm câu trả lời cho câu hỏi đó khi gặp những vấn đề mới lạ. Theo chúng tôi, nếu học sinh có thể tự đánh giá năng lực toán của bản thân thì nó sẽ là sự hỗ trợ lớn cho quá trình giải toán của các em. Tuy nhiên, hoạt động đánh giá được thực hiện chủ yếu bởi giáo viên hay các nhà giáo dục mà hầu như không có sự tham gia tự đánh giá của chính học sinh. Với học sinh Việt Nam, các em học tốt các kỹ năng cơ bản, trả lời tốt câu hỏi có “dạng mẫu quen thuộc”. Nhưng gặp những bài toán lạ, những tình huống thực tế thì nhiều học sinh lại không làm được khi tham gia chương trình đánh giá học sinh quốc tế của PISA (Vui, 2018). Vì vậy, cần chú trọng tới vấn đề cốt lõi là phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tế cho học sinh. Do đó, chúng tôi nhận thấy tự đánh giá năng lực là công cụ tốt hỗ trợ cho học sinh khi tiến hành giải toán từ đóng đến kết thúc mở. 2. GIẢI TOÁN Giải toán hay nói cách khác chính là giải quyết vấn đề toán học. Casti (2001) cho rằng, “Lý do thực sự để các nhà toán học tồn tại chỉ đơn giản là để giải các bài toán. Vì thế, những gì mà toán học có là các bài toán và các lời giải”. Các bài toán thường gặp sẽ tồn tại ở hai dạng cơ bản: Bài toán đóng và bài toán có kết thúc mở. Trong công trình nghiên cứu của mình Foong (1990) cho rằng: “Câu hỏi đóng là có cấu trúc tốt về các nhiệm vụ được xây dựng rõ ràng trong đó câu trả lời chính xác luôn có thể được xác định theo một số cách cố định từ các dữ liệu cần thiết được đưa ra trong vấn đề. Câu hỏi mở thường được coi là “vấn đề có cấu trúc kém” vì chúng thiếu rõ ràng, như thiếu dữ liệu hoặc 271 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 giả định và không có quy trình cố định nào đảm bảo có lời giải đúng”. Khi sử dụng cả hai loại này sẽ giúp đánh giá tư duy của người học một cách toàn diện hơn và cho ta thu thập được nhiều thông tin hơn về khả năng của học sinh. Hình 1. Từ đóng đến mở trong giải quyết vấn đề (Vui, 2019). 3. ẢNH HƯỞNG CỦA TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 3.1. Tự đánh giá năng lực Siêu nhận thức chỉ kiến thức của một người gắn liền với các quá trình nhận thức và sản phẩm của chính người đó hay những gì liên quan đến chúng. Siêu nhận thức chỉ sự giám sát tích cực và tự điều chỉnh các quá trình đó trong mối liên quan với các đối tượng nhận thức mà chúng dựa vào, thường là mục đích cụ thể (Flavell, 1976, p.232). Tự đánh giá năng lực là một hoạt động của siêu nhận thức. Tự đánh giá theo siêu nhận thức đề cập đến sự theo dõi quá trình tư duy, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình tư duy của bản thân ở những tình huống cụ thể. 3.2. Các ảnh hưởng của tự đánh giá năng lực Tự đánh giá của học sinh là kênh thu thập dữ liệu hữu ích đối với cả giáo viên và học sinh. Học sinh học cách chia sẻ trách nhiệm về quá trình đánh giá khi các em hiểu được và đưa ra phán xét về chất lượng công việ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của tự đánh giá năng lực lên việc giải toán từ đóng đến kết thúc mở trong môi trường kết nối HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 ẢNH HƯỞNG CỦA TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÊN VIỆC GIẢI TOÁN TỪ ĐÓNG ĐẾN KẾT THÚC MỞ TRONG MÔI TRƯỜNG KẾT NỐI LÊ THỊ HOÀI KHÁNH Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: hoaikhanhle2011@gmail.com Tóm tắt: Sử dụng tự đánh giá để giải quyết vấn đề là xu hướng trong giáo dục những năm gần đây. Bên cạnh đó, các bài toán kết thúc mở đang được quan tâm và chú trọng, với học sinh Việt Nam các em quen với việc giải các bài toán đóng ở sách giáo khoa, nên dường như đã gặp khó khăn khi tiếp cận với các bài toán mở (Vui, 2018). Vậy nên, vấn đề mà mọi người quan tâm đến là làm thế nào để học sinh nâng cao được khả năng giải toán của bản thân đặc biệt là giải các bài toán mở. Trong bài báo này chúng tôi sẽ chỉ ra các hỗ trợ khi sử dụng tự đánh giá năng lực để giải toán đóng đến kết thúc mở. Từ khóa: Tự đánh giá, tự đánh giá năng lực, giải toán, kết thúc mở, môi trường kết nối. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Toán học là một khoa học mang tính hệ thống nên đối với người học toán không chỉ cần kỹ năng mà đòi hỏi sự tư duy và sáng tạo để giải quyết vấn đề. Vậy làm thế nào để học sinh có thể học được kiến thức và kỹ năng để giải quyết vấn đề, các nhà giáo dục luôn đặt ra các câu hỏi: - Làm thế nào để học sinh có thể hiểu được các kiến thức toán? - Chương trình đánh giá nào sẽ phản ánh đúng chất lượng học toán? - Phương pháp dạy nào sẽ giúp nâng cao năng lực toán học của học sinh? Mục đích hướng đến là phát triển năng lực toán cho học sinh, bản thân học sinh phải tự mình đặt câu hỏi và tìm câu trả lời cho câu hỏi đó khi gặp những vấn đề mới lạ. Theo chúng tôi, nếu học sinh có thể tự đánh giá năng lực toán của bản thân thì nó sẽ là sự hỗ trợ lớn cho quá trình giải toán của các em. Tuy nhiên, hoạt động đánh giá được thực hiện chủ yếu bởi giáo viên hay các nhà giáo dục mà hầu như không có sự tham gia tự đánh giá của chính học sinh. Với học sinh Việt Nam, các em học tốt các kỹ năng cơ bản, trả lời tốt câu hỏi có “dạng mẫu quen thuộc”. Nhưng gặp những bài toán lạ, những tình huống thực tế thì nhiều học sinh lại không làm được khi tham gia chương trình đánh giá học sinh quốc tế của PISA (Vui, 2018). Vì vậy, cần chú trọng tới vấn đề cốt lõi là phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tế cho học sinh. Do đó, chúng tôi nhận thấy tự đánh giá năng lực là công cụ tốt hỗ trợ cho học sinh khi tiến hành giải toán từ đóng đến kết thúc mở. 2. GIẢI TOÁN Giải toán hay nói cách khác chính là giải quyết vấn đề toán học. Casti (2001) cho rằng, “Lý do thực sự để các nhà toán học tồn tại chỉ đơn giản là để giải các bài toán. Vì thế, những gì mà toán học có là các bài toán và các lời giải”. Các bài toán thường gặp sẽ tồn tại ở hai dạng cơ bản: Bài toán đóng và bài toán có kết thúc mở. Trong công trình nghiên cứu của mình Foong (1990) cho rằng: “Câu hỏi đóng là có cấu trúc tốt về các nhiệm vụ được xây dựng rõ ràng trong đó câu trả lời chính xác luôn có thể được xác định theo một số cách cố định từ các dữ liệu cần thiết được đưa ra trong vấn đề. Câu hỏi mở thường được coi là “vấn đề có cấu trúc kém” vì chúng thiếu rõ ràng, như thiếu dữ liệu hoặc 271 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 giả định và không có quy trình cố định nào đảm bảo có lời giải đúng”. Khi sử dụng cả hai loại này sẽ giúp đánh giá tư duy của người học một cách toàn diện hơn và cho ta thu thập được nhiều thông tin hơn về khả năng của học sinh. Hình 1. Từ đóng đến mở trong giải quyết vấn đề (Vui, 2019). 3. ẢNH HƯỞNG CỦA TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 3.1. Tự đánh giá năng lực Siêu nhận thức chỉ kiến thức của một người gắn liền với các quá trình nhận thức và sản phẩm của chính người đó hay những gì liên quan đến chúng. Siêu nhận thức chỉ sự giám sát tích cực và tự điều chỉnh các quá trình đó trong mối liên quan với các đối tượng nhận thức mà chúng dựa vào, thường là mục đích cụ thể (Flavell, 1976, p.232). Tự đánh giá năng lực là một hoạt động của siêu nhận thức. Tự đánh giá theo siêu nhận thức đề cập đến sự theo dõi quá trình tư duy, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình tư duy của bản thân ở những tình huống cụ thể. 3.2. Các ảnh hưởng của tự đánh giá năng lực Tự đánh giá của học sinh là kênh thu thập dữ liệu hữu ích đối với cả giáo viên và học sinh. Học sinh học cách chia sẻ trách nhiệm về quá trình đánh giá khi các em hiểu được và đưa ra phán xét về chất lượng công việ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài toán mở Giáo dục toán Tư duy toán Phương pháp dạy học môn Toán Đổi mới phương pháp dạy họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 314 1 0
-
3 trang 273 0 0
-
10 trang 246 0 0
-
95 trang 167 1 0
-
Tài liệu dạy học và vai trò của tài liệu trong việc dạy và học
3 trang 155 0 0 -
3 trang 140 0 0
-
145 trang 134 1 0
-
5 trang 121 0 0
-
4 trang 117 0 0
-
Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học theo chủ đề môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
3 trang 104 0 0