Bồi dưỡng năng lực đọc hiểu cho giáo viên trung học cơ sở môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng năng lực đọc hiểu cho giáo viên trung học cơ sở môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới Kỷ yếu hội thảo khoa học 267 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN NGỮ VĂN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI ThS. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh Khoa THCS, Trường CĐSP Nghệ An Tóm tắt: Đọc hiểu văn bản văn học là một phạm trù xuất hiện với tần suất lớn trong chương trình Ngữ văn Giáo dục phổ thông mới. Hiểu và định hướng các kĩ năng kết hợp phạm trù này là một vấn đề cần thiết trong quá trình thẩm thấu các văn bản văn học. Chương trình Ngữ văn Giáo dục phổ thông mới nói chung và bậc THCS nói riêng được xây dựng theo hướng mở, lấy rèn luyện các kĩ năng giao tiếp làm trục xuyên suốt cả ba cấp học rất dễ gây ra sự nhầm lẫn trong quá trình thao tác trên lớp của giáo viên. Xác định được nội hàm của thuật ngữ này sẽ giúp giáo viên có những định hướng đúng đắn trong quá trình thẩm thấu văn bản văn học - một loại hình văn bản có tính đặc thù riêng biệt. 1. Đặt vấn đề Ngữ văn là một môn học cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngữ văn được xây dựng và chuẩn hóa theo hướng hiện đại, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; cho phép vận dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh. Năng lực văn học là một trong hai năng lực quan trọng, cơ bản, đặc thù của môn học này. Nhiệm vụ của năng lực này chính là: nhận biết và phân biệt được các loại văn bản văn học và một số thể loại tiêu biểu cho mỗi loại; phân tích được tác dụng của một sô yếu tố hình thức thuộc mỗi thể loại văn học; hiểu nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản văn học; trình bày được cảm nhận, suy nghĩ về tác phẩm văn học và tác động của tác phẩm đối với bản thân; bước đầu tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học. Để thực hiện được nhiệm vụ đòi hỏi người giáo viên phải có một năng lực và vốn liếng văn hóa văn học nhất định. Đặt trong xu thế đó, bài viết này đi sâu vào việc bồi dưỡng năng lực đọc hiểu cho giáo viên Trung học Cơ sở (THCS) môn Ngữ văn nhằm có những định hướng nhất định trong quá trình thẩm thấu văn bản văn học. 2. Định hướng bồi dưỡng năng lực đọc hiểu cho giáo viên THCS môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2. 1. Định hướng nội hàm đọc hiểu Cùng với sự thay đổi chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn nói chung và bậc THCS nói riêng, khái niệm “đọc-hiểu” xuất hiện công khai ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đọc - hiểu là khái niệm lạ trong môi trường đọc văn quen thuộc đang tự mình vượt lên để tồn tại như một thuật ngữ khoa học, hay ít ra phải là một khái niệm trong dạy học ngữ văn. Xung quanh khái niệm này có rất nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau: Trên thế giới, đã có không ít những định nghĩa, quan niệm về đọc văn bản. Wal- cutt cho rằng: đọc là công việc giải mã những kí hiệu đã được viết thành văn bản và có thể nghe được âm thanh phát ra, là cái âm thanh mà kí hiệu đó thể hiện. Karlin 268 Kỷ yếu hội thảo khoa học khẳng định: đọc thầm cũng là đọc, tức âm thanh không phát ra thành tiếng mà chỉ cần âm vang trong trí não là được. Đọc là một dạng của biểu hiện của tư duy, là dung nạp và suy nghĩ về một hay những thông tin nào đó. Đọc là sự tái tạo những thông tin của ngưòi khác... Nhìn chung, xuất từ những yêu cầu hoặc mục đích khác nhau mà người ta có thể phát biểu định nghĩa hay quan niệm về đọc. Chẳng hạn quan niệm của Wal- cutt gắn việc đọc với một quá trình giải mã máy móc mà theo đó, các chữ của văn bản viết được chuyển đổi thành âm thanh phát ra liên tiếp, tuyệt nhiên việc hiểu những từ trong văn bản này như thế nào lại không được đề cập. Trái lại, quan niệm của Karlin nhìn nhận việc đọc như một quá trình tiếp nhận của tư duy và trong quá trình này tác giả “viết”dường như chỉ viết để chuyển tải cho được những ý tưởng và suy nghĩ của mình đến người đọc chứ quá trình giải mã lại không hề được nhắc đến một chút nào. Trong quá trình dạy đọc của trường sư phạm NewYork và London, hai tác giả Roger L.Rouch và Shirley Birr thừa nhận rằng: việc đọc bao gồm sự phát hiện và công nhận các kí hiệu in hoặc viết có tác dụng như những tác nhân khơi gợi nghĩa của từ vốn đã được người đọc thiết lập bằng kinh nghiệm trong quá khứ và xây dựng thêm các nghĩa mới mà người đọc tìm ra nhờ những khái niệm tương tự sẵn có ở người đọc. Với quan niệm này, cả việc giải mã lẫn việc hiểu đều được đề cập bởi hai điều quan trọng như nhau. Việc đọc có ý nghĩa chắc chắn sẽ không xảy ra nếu như cá nhân chỉ làm một việc đơn giản là gợi những từ đã được giải mã sẵn. Hiểu được ý nghĩa của từ, hiểu được các từ đó liên kết với nhau như thế nào để chuyển tải một bức thông điệp, và quan trọng nhất là chúng tác động như thế nào đến tình cảm, nhận thức và hành vi của người đọc là những yếu tố thiế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đọc hiểu văn bản văn học Bồi dưỡng năng lực đọc hiểu Chương trình giáo dục phổ thông mới Chương trình Ngữ văn Đổi mới phương pháp dạy họcTài liệu cùng danh mục:
-
3 trang 856 14 0
-
104 trang 655 9 0
-
67 trang 485 7 0
-
Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ: Phần 1 - Nguyễn Thiện Giáp
106 trang 472 0 0 -
Giáo trình Văn bản Hán Nôm: Phần 1 - TS. Trịnh Ngọc Ánh (Chủ biên)
96 trang 442 6 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 423 13 0 -
Văn học Châu Mỹ tuyển chọn (Tập I): Phần 1
342 trang 384 10 0 -
So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán
9 trang 377 3 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 1
366 trang 359 1 0 -
Tìm hiểu về thi pháp thơ Đường: Phần 1
233 trang 355 2 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 18 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 19 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 18 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 18 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 19 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0