Danh mục

So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.36 KB      Lượt xem: 377      Lượt tải: 3    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày một số nét đặc trưng trong thuật ngữ xưng hô của tiếng Việt và tiếng Hán; đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cách xưng hô của hai ngôn ngữ; góp phần giúp ích cho việc tìm hiểu thêm về văn hóa và ngôn ngữ Việt - Hán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 100-108 SO SÁNH TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN Đỗ Thị Kim Cương Trường Đại học Sư phạm Hà Nội1. Mở đầu Việt Nam - Trung Hoa có mối quan hệ giao lưu - ảnh hưởng văn hoá từ nhiềuđời nay. Chính đặc điểm núi liền núi, sông liền sông về mặt địa lý đã là cơ sở giúpcho nền văn hóa của hai dân tộc luôn có sự gặp gỡ, gắn bó. Một trong số những nétvăn hóa tương đồng giữa hai dân tộc là về ngôn ngữ - văn tự. Về mặt ngôn ngữ,trong suốt diễn trình lịch sử ảnh hưởng qua lại, tiếng Việt đã tiếp nhận một bộ phậnlớn vốn từ gốc Hán; về mặt văn tự, trên cơ sở chất liệu chữ Hán, người Việt đã chếtác ra chữ Nôm để ghi âm tiếng Việt. Có lẽ vì điều đó mà người Việt Nam nghiêncứu về tiếng Hán sau này nhiều khi có cảm giác đang tìm về cội nguồn ngôn ngữ -văn hoá của dân tộc mình. Tuy nhiên, dù là tương đồng đến mấy thì tiếng Việt vàtiếng Hán cũng có những điểm khác nhau, đó là nét đặc trưng riêng của từng ngônngữ. Một trong số những nét đặc trưng đầy ý nghĩa ấy chính là các thuật ngữ xưnghô trong tiếng Việt và tiếng Hán. Với việc so sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại, tác giảđưa ra một số nét đặc trưng trong thuật ngữ xưng hô của tiếng Việt và tiếng Hán;đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khácbiệt trong cách xưng hô của hai ngôn ngữ. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một sốví dụ đặc trưng về thuật ngữ xưng hô trong giao tiếp của tiếng Việt, tiếng Hán vàcách chuyển dịch chúng. Hi vọng bài viết này sẽ góp phần giúp ích cho việc tìm hiểuthêm về văn hóa và ngôn ngữ Việt - Hán.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Từ nhân xưng trong tiếng Việt và tiếng Hán 1. Ai cũng biết trong cách xưng hô của tiếng Việt có sự phân biệt tôn ti trậttự rõ ràng. Cháu bé hỏi rằng: Tại sao ông bảo cháu thưa bẩm, thế mà cháu gọi ôngông lại không thưa bẩm cháu. Cháu cũng không hiểu sao cha mẹ gọi con thì gọithằng Giáp, con Ất thì được, còn con gọi tên cha mẹ thì không. Tại sao ông chú giàrồi lại gọi là “ông trẻ”. . . Ta thử nghe đoạn lời nói này: “Nhanh nhanh lên nào! Coi chừng trễ chuyến bay bây giờ. Ông, ông đưa cái ôđây cháu cầm cho; còn bố đưa cái xách cho con. Còn anh nữa, anh cứ ra xe trước100 So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hánđi để em khóa cửa cho. À này . . . , mấy đứa xem giùm mấy cái cửa sổ phía sau mẹđã khóa kỹ chưa? Nhanh lên, trời ơi!” Chỉ qua mấy câu ngắn như vậy, chúng ta thấy người phụ nữ đang nói chuyệnvới bốn, năm người khác nhau. Với mỗi người, chị làm một cuộc hóa thân: với ông,chị xưng là “cháu”, với bố chị xưng là “con”, với chồng chị xưng là “em”, với mấy đứacon chị xưng là “mẹ”. Như vậy người phụ nữ ấy thực sự là ai? Câu trả lời không làai cả. Chúng ta chỉ có thể xác định chị khi đặt chị trong mối quan hệ với nhữngngười khác. Đặc biệt, tất cả những quan hệ ấy đều tạm thời, chúng thường xuyênthay đổi, và mỗi sự thay đổi đó đều dẫn đến sự thay đổi trong tư cách của ngườiphát ngôn. Hơn nữa người Việt Nam còn có thói quen thích đóng các vai. . . giả. Vídụ, một người đàn ông 50 tuổi có thể gọi một người đàn ông lạ khoảng 30 tuổi là“chú” và xưng là “cháu”: người ấy đang nhập vào vai của đứa con của ông để gọingười khách. Trong tiếng Việt người ta gọi cách xưng hô như thế là lối nói khiêm.Trong quan hệ vợ chồng, người ta cũng hay nhập vai con để gọi người phối ngẫu: vợsẽ không gọi chồng bằng anh mà gọi là “bố nó” hay “bố thằng cu” hay chỉ gọn hơnlà “bố” suông thôi. Ngược lại nói chuyện với chồng, người vợ có thể không xưng emmà lại xưng là “mẹ”. Từ nhân xưng là những từ không mang nghĩa, chúng thuộc vào số những từdùng để quy chiếu. Việc xưng hô theo ngôi trong tiếng Việt có điểm riêng là khôngchỉ dùng từ nhân xưng, mà còn dùng các lớp từ khác nhau để chỉ ngôi. Như vậy, khibàn về từ nhân xưng trong tiếng Việt phải chú ý đến lớp từ nhân xưng đích thực,phân biệt với các lớp từ khác được dùng làm từ nhân xưng. Cụ thể có các lớp từsau: (1) Từ nhân xưng đích thực; (2) Danh từ chỉ quan hệ thân tộc; (3) Danh từchỉ chức vị; (4) Từ phản thân “mình”; (5) Một số từ, tổ hợp từ khác. Từ nhân xưng đích thực là từ dùng để chỉ ra người hay vật tham gia quá trìnhgiao tiếp (bằng lời nói), gồm có ba ngôi: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Bảng 1. Từ nhân xưng thường dùng trong tiếng Việt hiện nay Nhân vật Từ nhân xưng trong giao tiếp Số đơn Số nhiều ngoại trừ Số nhiều bao gộp Chúng tôi, chúng tao, Chúng ta, ta, Người nói: Tôi, tao, tớ chúng tớ (ngôi thứ chúng mình (ngôi Ngôi thứ nhất (ta), mình nhất số nhiều ngoại thứ nhất số nhiều trừ) bao gộp) Người nghe: Chún ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: