Tham khảo tài liệu ảnh hưởng của văn học chữ hán, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của văn học chữ Hán Ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người Việt1. Vài nét về văn học của người ViệtVăn học Việt Nam là nền văn học của nhiều dân tộc, trong đó vănhọc của người Việt (Kinh) đóng vai trò rất quan trọng. Văn họccủa người Việt có hai bộ phận: văn học dân gian và văn học caonhã (tức văn học viết). Văn học dân gian ra đời sớm hơn, dồi dàovề số lượng, đa dạng về thể loại. Văn học cao nhã chính thứcđược xây dựng từ thế kỷ X trở đi. Từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX,trong bộ phận văn học cao nhã, xét về mặt văn tự, có hai loại tácphẩm: một loại viết bằng chữ Hán, một loại viết bằng chữ Nôm.Các tác giả nổi tiếng như Nguyễn Trãi (1380-1442), Đoàn ThịĐiểm (1705-1748), Nguyễn Du (1765-1820), Hồ Xuân Hương (thếkỷ XVIII-XIX), Cao Bá Quát (1808-1855), Nguyễn Khuyến (1835-1909) đều sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm khi sáng tác. Cả vănhọc chữ Hán và văn học chữ Nôm của người Việt đều chịu ảnhhưởng của văn học dân gian. Có thể dẫn ra tập truyện viết bằngchữ Hán Truyền kì mạn lục được sáng tác vào thế kỷ XVI củaNguyễn Dữ và bài thơ chữ Nôm Thác lời trai phường nón củaNguyễn Du làm minh chứng cho nhận xét này.Văn học chữ Hán và chữ Nôm của người Việt đều chịu ảnhhưởng đậm nét của văn học Trung Quốc: từ tư liệu, điển cố vănchương, thể thơ, thể văn đến cả lối khắc bản gỗ để in sách.Văn học dân gian của người Việt cũng chịu ảnh hưởng của vănhọc chữ Hán Trung Quốc, văn học chữ Hán của người Việt vàvăn học chữ Nôm. Trong khuôn khổ của chủ đề hội thảo, ở báocáo này, chúng tôi chỉ bàn về ảnh hưởng của văn học chữ HánTrung Quốc đối với thơ ca dân gian người Việt.2. Hai dạng ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp củavăn học Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người Việt2.1. Ảnh hưởng trực tiếpThơ ca dân gian người Việt (còn gọi là ca dao) được sáng tác từrất sớm, song việc ghi chép lại mới chỉ được tiến hành từ cuối thếkỷ XVIII trở lại đây. Căn cứ vào những tài liệu đã sưu tầm được,hiện có khoảng 13.000 bài ca dao. Ca dao người Việt có khi chịuảnh hưởng của văn học Trung Quốc một cách trực tiếp. Thí dụ,đây là lời của một chàng trai ở Nam Bộ:Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tựDạ bán chung thanh đáo khách thuyềnAi hỏi đón chi đó giống in tiếng con bạn hiềnĐây anh lo phản mại kiếm tiền nuôi thân(1).Hai dòng đầu của bài ca dao là hai câu thơ trong bài Phong Kiềudạ bạc (Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều) của Trương Kế (đờiĐường), có nghĩa là: Ngoài thành Cô Tô có ngôi chùa Hàn Sơn,nửa đêm tiếng chuông vẳng đến thuyền khách. Hai dòng này gợilên tính chất khuya khoắt về mặt trời gian và chỉ liên hệ với haidòng sau của bài ca dao về mặt vần (thuyền vần với hiền). Có thểnói đây là trường hợp vận dụng văn học chữ Hán không thậtnhuần nhuyễn, bởi vì xét cho kĩ nội dung giữa hai dòng đầu vớihai dòng sau không có mối liên hệ hữu cơ. Nhiều nhà nghiên cứuđã nhận xét rằng, trong các cuộc hát đối đáp ngày trước, nhiềucâu mở đầu chỉ có tính chất bắt vần đưa đẩy để cho cuộc hátkhông bị gián đoạn.Một thí dụ khác, ở bài ca dao sau, tác giả dân gian đã sử dụngcác điển tích Trung Hoa rất thành công trong việc thể hiện nộidung bài ca:Chẳng thà em chịu đói chịu ráchHọc theo cách bà Mạnh, bà KhươngKhông thèm như chị Võ Hậu đời ĐườngLàm cho bại hoại cang thường hư danh(2).Bài ca dao đã nhắc đến nhiều điển tích văn học Trung Quốc:+ Bà Mạnh: Mạnh mẫu, là thân mẫu Mạnh Tử (372-289 trướcCông nguyên). Bà Mạnh là người hiền đức.+ Bà Khương: Khương Hậu, vợ hiền của Chu Tuyên Vương.Tuyên Vương thường ngủ muộn, Khương Hậu muốn can ngănliền bỏ trâm cài đầu, ngọc đeo tai rồi tự giam mình trong cung đểchịu tội (ý nói lỗi của Tuyên Vương là do mình). Tuyên Vươngcảm động, từ bỏ thói xấu, chuyên cần công việc.+ Võ Hậu: Võ Tắc Thiên sinh năm 662, vợ Đường Cao Tông. KhiCao Tông chết, bà lập và phế hai vua rồi sau tự làm vua.2.2. Ảnh hưởng gián tiếpCa dao người Việt còn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốcmột cách gián tiếp. Quá trình này diễn ra như sau: Lúc đầunhững điển tích, tên đất, tên người của tác phẩm văn học TrungQuốc đi vào những tác phẩm lớn của văn học viết của người Việt,sau đó các tác giả thơ ca dân gian người Việt đã tiếp thu nhữngđiển tích này. Thí dụ, Kim Vân Kiều truyện là tác phẩm của ThanhTâm Tài Nhân (đời Thanh, Trung Quốc). Tác phẩm này đã vàoViệt Nam khoảng những năm 60, 70 của thế kỷ XVIII(3). Dựatheo nó, Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều với 3.254 câu thơ lụcbát. Ca dao người Việt đã tiếp thu văn học Trung Quốc quaTruyện Kiều. Đây là bài ca dao, là lời chàng trai dặn dò người yêuhãy gìn giữ mối tình chung thuỷ:Đất Liêu Dương anh về tang chúMối tình chung lặn lội lao đaoDặn Kiều dù sóng gió ba đàoCũng giữ lời thề non hẹn biển, chớ lúc nào lãng quên(4).Còn đây là cuộc hát đối đáp thử tài vă ...