Danh mục

Ảnh hưởng của vibrio và vibrio mang phage lên hậu ấu trùng (postlarvae) tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong điều kiện thí nghiệm

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.34 MB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vibrio là một trong những nguyên nhân gây tỷ lệ chết cao cho hậu ấu trùng (PL) tôm sú và tôm chân trắng trong trại sản xuất giống. Nghiên cứu này đã xác định được nồng độ vi khuẩn Vibrio trong nước có khả năng gây chết hơn 50% PL ở (1,47 - 5,51) x 102 cfu/ml. Tỷ lệ nhiễm Vibrio mang phage trong PL tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại các cơ sở sản xuất giống ở miền Trung chiếm 2,9% trong 69 mẫu phân tích và chỉ tìm thấy trong Vibrio alginolyticus trên PL tôm thẻ chân trắng. Vibrio alginolyticus mang phage khi cảm nhiễm trên tôm PL đã làm giảm số lượng vi khuẩn nhiễm trên PL tôm. Khi có sự tác động ở điều kiện môi trường khắc nghiệt về nhiệt độ, độ mặn hay có độc chất cypermethrin cho thấy ở nhiệt độ cao (370 C), độ mặn cao (40‰) hay có độc chất cyperperin thì có ảnh hưởng đến tỷ lệ chết của PL tôm đem thí nghiệm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của vibrio và vibrio mang phage lên hậu ấu trùng (postlarvae) tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong điều kiện thí nghiệm Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA VIBRIO VÀ VIBRIO MANG PHAGE LÊN HẬU ẤU TRÙNG (POSTLARVAE) TÔM SÚ VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRONG ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM THE EFFECTS OF VIBRIO AND PHAGE OF VIBRIO ON THE POSTLARVAE OF TIGER SHRIMP AND WHITELEG SHRIMP IN CONDITIONAL EXPERIMENT Võ Văn Nha1, Trần Thị Hương2 Ngày nhận bài: 07/8/2014; Ngày phản biện thông qua: 19/11/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014 TÓM TẮT Vibrio là một trong những nguyên nhân gây tỷ lệ chết cao cho hậu ấu trùng (PL) tôm sú và tôm chân trắng trong trại sản xuất giống. Nghiên cứu này đã xác định được nồng độ vi khuẩn Vibrio trong nước có khả năng gây chết hơn 50% PL ở (1,47 - 5,51) x 102 cfu/ml. Tỷ lệ nhiễm Vibrio mang phage trong PL tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại các cơ sở sản xuất giống ở miền Trung chiếm 2,9% trong 69 mẫu phân tích và chỉ tìm thấy trong Vibrio alginolyticus trên PL tôm thẻ chân trắng. Vibrio alginolyticus mang phage khi cảm nhiễm trên tôm PL đã làm giảm số lượng vi khuẩn nhiễm trên PL tôm. Khi có sự tác động ở điều kiện môi trường khắc nghiệt về nhiệt độ, độ mặn hay có độc chất cypermethrin cho thấy ở nhiệt độ cao (370C), độ mặn cao (40‰) hay có độc chất cyperperin thì có ảnh hưởng đến tỷ lệ chết của PL tôm đem thí nghiệm. Từ khóa: Vibrio, Vibrio mang phase, tôm sú, tôm thẻ chân trắng ABSTRACT Vibrio is one of the causes to high mortality in postlarvae (PL) tiger shrimp and PL whiteleg shrimp in hatcheries. This study has identified concentrations of Vibrio bacteria in the water can cause diseases on PLs in (1.47 - 5.51) x 102cfu/ml, with death rates more 50%. The rates of Vibrio with phage in PL tiger shrimp and whiteleg shrimp in the hatcheries in central Vietnam, accounting for 2.9% of the 69 samples analysed. The phage of Vibrio alginolyticus was infected on PLs has reduced the number of bacterial infections on the shrimp. The impact of the risk environmental conditions such as high temperatures, high salinity or cypermethrin toxic. It showed that risk environmental conditions have effects on death rates PLs in the experiments. Keywords: Vibrio, Vibrio with phage, tiger shrimp, whiteleg shrimp I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vibrio là vi khuẩn gây ra nhiều bệnh trên các đối tượng thủy sản nuôi. Gomez (1998) [6] khi nghiên cứu mức độ nhiễm khuẩn trên tôm thẻ chân trắng khoẻ cho thấy có sự hiện diện của Vibrio spp. ở hầu hết các bộ phận của tôm như gan tụy, dạ dày, ruột với mức độ nhiễm 2 x 102 - 3 x 103 cfu/ml. Riêng ở cơ quan tạo máu tỷ lệ này có thấp hơn, với tỷ lệ 14,3%. Điều này chứng tỏ Vibrio spp. luôn có mặt ở hầu hết các cơ quan, bộ phận của tôm kể cả tôm khỏe [6]. Vibrio xâm nhập vào trại sản xuất giống từ 1 các nguồn như: nguồn nước cấp, dụng cụ sản xuất, sử dụng chế phẩm sinh học kém chất lượng,...[3]. Vibrio là tác nhân gây ra một số bệnh trên tôm giống như bệnh phát sáng, bệnh đục thân và là nguyên nhân gây chết với tỷ lệ cao, làm giảm chất lượng đàn giống. Đặc biệt trong năm 2011 - 2013, dịch hội chứng gan tụy cấp đã xảy ra trong cả nước gây thiệt hại không nhỏ tới nghề nuôi tôm thương phẩm và nguyên nhân của hội chứng này được xác định là do vi khuẩn Vibrio và Vibrio mang phage [5]. Để làm cơ sở để khẳng định vai trò của Vibrio và TS. Võ Văn Nha, 2ThS. Trần Thị Hương, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III - Nha Trang 52 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Vibrio mang phage tới hậu ấu trùng (PL) tôm sú và tôm thẻ chân trắng, một số thực nghiệm đã tiến hành trên PL của hai loài tôm này trong điều kiện thí nghiệm. Bài báo này đã trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Vibrio và Vibrio mang phage tới hậu ấu trùng (PL) tôm sú và tôm thẻ chân trắng làm cơ sở để quản lí, rà soát từ khâu chất lượng tôm bố mẹ, nguồn nước cấp, sử dụng chế phẩm, chất tẩy trùng, quy trình quản lý trại giống,... đảm bảo tôm giống sản xuất được có chất lượng tốt, không nhiễm vi rút và vi khuẩn Vibrio. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Xác định mức độ và ngưỡng gây bệnh của nhóm Vibrio trên hậu ấu trùng (PL) tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở các nồng độ khác nhau bằng phương pháp gây nhiễm thực nghiệm 1.1. Xác định sự hiện diện và số lượng của nhóm Vibrio bội nhiễm trong tôm sú, tôm chân trắng PL Số 4/2014 + Nuôi cấy, phân lập Vibrio trên môi trường không chọn lọc (TSA), chọn lọc (TCBS), tăng sinh trên môi trường TSB theo phương pháp gián tiếp của Koch. + Định danh Vibrio theo hệ thống phân loại Bergey’s (1994) kết hợp với kít API 20 NE (Bio Merieux, Pháp). + Định lượng Vibrio theo phương pháp trang vi khuẩn trên đĩa chứa môi trường TCBS của Koch 1.2. Thí nghiệm xác định ngưỡng gây bệnh của nhóm Vibrio trên PL tôm sú, tôm thẻ chân trắng Thí nghiệm được tiến hành trên 3 chủng Vibrio: Vibrio alginolyticus, V. parahaemolyticus và V. vulnificus (3 loài thường bắt gặp kí sinh nhiều trên hậu ấu trùng tôm sú, tôm thẻ chân trắng) ở bể kính có thể tích 10 lít, với nhiệt độ 28oC, pH = 8,1, độ mặn 34‰. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần theo sơ đồ hình 1. Hình 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio trên PL tôm sú, tôm thẻ chân trắng Ghi chú: ĐC: Đối chứng, không cảm nhiễm tất cả các vi khuẩn đem thí nghiệm TN1: Cảm nhiễm Vibrio alginolyticus (V. algi) với các nồng độ: 5x101, 5x102, 5x103, 5x104, 5x105cfu/ml TN2: Cảm nhiễm V. parahaemolyticus (V. para) với các nồng độ: 5x101, 5x102, 5x103, 5x104, 5x105cfu/ml TN3: Cảm nhiễm V.vulnificus (V. vulni) với các nồng độ: 5x101, 5x102, 5x103, 5x104, 5x105cfu/ml TN4: Cảm nhiễm V. algi + V. para với các nồng độ: 5x101, 5x102, 5x103, 5x104, 5x105cfu/ml (Tỷ lệ 1:1) TN5: Cảm nhiễm V. algi +V.vulni với các nồng độ: 5x101, 5x102, 5x103, 5x104, 5x105cfu/ml (Tỷ lệ 1:1) TN6: Cảm nhiễm V. para + V. vulni với các nồng độ: 5x101, 5x102, 5x103, 5x104, 5x105cfu/ml (Tỷ lệ 1:1) TN7: Cảm nhiễm V. algi + V. para + V. vulni với các nồng độ: 5x101, 5x102, 5x103, 5x104, 5x105cfu/ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: