Ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị thu hồi đất tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 664.58 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét sự thay đổi về các nguồn vốn tạo sinh kế của người dân trước và sau thu hồi đất nông nghiệp tại một số phường của ngoại ô của thành phố Hội An để thấy được ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất và làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp hợp lý để phát triển ổn định và bền vững sau khi nhà nước thu hồi đất ở những vùng khác có điều kiện tương tự.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị thu hồi đất tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP ĐẾN SINH KẾ NGƯỜI NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM Huỳnh Văn Chương Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Ngô Hữu Hoạnh Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung, Bộ NN&PTNT TÓM TẮT Việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp làm thay đổi nguồn tài nguyên tạo sinh kế thực sự là một cú sốc lớn gây xáo trộn cuộc sống của người nông dân. Các nguồn tài nguyên tạo sinh kế có sự luân chuyển cho nhau, qua điều tra và phân tích chỉ ra rằng, tài sản đất đai của người nông dân chuyển thành vốn tài chính và vốn vật chất, rất ít trường hợp chuyển thành nguồn vốn xã hội và nguồn vốn con người trong nhóm các nguồn tài nguyên tạo sinh kế. Nghiên cứu cho thấy nhiều hộ dân tuy có thu nhập cao hơn sau khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để thực hiện quá trình đô thị hoá nhưng người dân không yên tâm do thu nhập không ổn định và cuộc sống tiềm ẩn những bất ổn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cần có những giải pháp cụ thể hơn về tạo việc làm, tư vấn sử dụng nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ đền bù, tái định cư từ phía Nhà nước để người dân bị thu hồi đất có sinh kế bền vững sau thu hồi đất. Từ khóa: Chuyển đổi đất đai, thu hồi đất, thu nhập, sinh kế, việc làm. 1. Đặt vấn đề Vấn đề sinh kế của người dân sau thu hồi đất nông nghiệp không phải là đề tài mới nhưng có ý nghĩa thực tiễn cao, đang là vấn đề quan tâm của các địa phương trong phạm vi cả nước. Đặc biệt, trong giai đoạn gần đây, ở nước ta, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hàng năm khá lớn do quá trình đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng và số người có sinh kế khó khăn sau thu hồi đất ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 7 năm, từ năm 2001 đến năm 2007, diện tích đất nông nghiệp cả nước giảm 500 nghìn ha, riêng năm 2007 mất 120 nghìn ha, trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm tại các vùng đồng bằng, ven các đô thị do xây dựng công nghiệp và đô thị. Đất trồng lúa năm 2000 có 4,47 triệu ha, nhưng đến năm 2006 chỉ còn 4,13 triệu ha, giảm 316 nghìn ha, trung bình mỗi năm giảm 50 nghìn ha (Nguyễn Minh Hoài, 2008). Tuy đất nông nghiệp là nguồn vốn tài nguyên tạo sinh kế chính của người dân bị thu hồi nhưng đại đa số lao động nông 47 nghiệp vẫn bám víu vào diện tích đất ít ỏi còn lại do khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới và với trình độ tay nghề để chuyển đổi công việc không dễ dàng. Tính đến 31-122006, ở 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bị thu hồi đất nhiều nhất đã giải quyết được việc làm cho 22,3 vạn lao động, bằng khoảng 28% tổng số lao động mất việc làm (Hà Nội: 25.000 người, Hà Tây: 21.756 người, Hà Tĩnh: 29.068 người, Quảng Nam: 21.517, Đồng Nai: 69.670 người). Thực tế chỉ có 6% số lao động bị thu hồi đất chuyển sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 9% chuyển sang làm dịch vụ…, còn tới 60% vẫn tiếp tục làm nông nghiệp (Bùi Ngọc Thanh, 2009). Khi thu hồi đất, Nhà nước có chính sách bồi thường thiệt hại về đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và ổn định đời sống và thực tế là có những hộ có thu nhập cao hơn so với trước khi thu hồi đất, nhưng vẫn có một số hộ dân vẫn khó khăn trong việc tạo lập sinh kế của mình. Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét sự thay đổi về các nguồn vốn tạo sinh kế của người dân trước và sau thu hồi đất nông nghiệp tại một số phường của ngoại ô của thành phố Hội An để thấy được ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất và làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp hợp lý để phát triển ổn định và bền vững sau khi nhà nước thu hồi đất ở những vùng khác có điều kiện tương tự. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mô tả vùng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại phường Cẩm Châu và phường Thanh Hà thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam (xem hình 1). Đây là hai phường có diện tích đất nông nghiệp lớn và trong thời gian qua là những địa phương ở thành phố Hội An có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nhất và điển hình cho quá trình đô thị hoá tại thành phố Hội An. Hình 1. Vị trí vùng nghiên cứu 48 2.2.Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp Thu thập có chọn lọc các thông tin, dữ liệu sẵn có về quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất. 2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn hộ nông dân có đất bị thu hồi bằng bảng câu hỏi phỏng vấn sâu. Chúng tôi lựa chọn điều tra các hộ dân bị thu hồi đất tại dự án xây dựng cụm công nghiệp – đô thị - dịch vụ Thanh Hà, dự án đường Trường Chinh (đường dẫn vào cụm công nghiệp – đô thị - dịch vụ) tại phường Thanh Hà; dự án xây dựng đường dẫn cầu Cửa Đại và dự án xây dựng Trường Trung học cơ sở Cẩm Châu tại Phường Cẩm Châu. Phân các hộ điều tra thành 3 nhóm có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi khác nhau: Nhóm 1: Các hộ bị thu hồi dưới 30% đất nông nghiệp Nhóm 2: Các hộ bị thu hồi từ 30% đến dưới 70% đất nông nghiệp Nhóm 2: Các hộ bị thu hồi từ 70% đất nông nghiệp trở lên. Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu được soạn thảo sẵn trên phiếu điều tra. Phiếu điều tra được xây dựng gồm 5 phần, phần I thu thập thông tin chung của hộ gia đình gồm tên, tuổi, địa chỉ của chủ hộ; nhân khẩu, lao động, trình độ văn hóa và chuyên môn. Phần II và III của phiếu điều tra nhằm thu thập về tình hình sử dụng đất nông nghiệp, tài sản của hộ trước và sau thu hồi đất. Phần IV của phiếu được xây dựng để điều tra thông tin về thu nhập trước và sau thời điểm thu hồi đất, việc sử dụng nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ của các hộ. Phần V của phiếu điều tra là ý kiến và đề xuất của hộ về chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, giải quyết việc làm của Nhà nước khi thu hồi. 2.2.3. Phương pháp luận trong nghiên cứu Khung sinh kế bền vững là một ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị thu hồi đất tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP ĐẾN SINH KẾ NGƯỜI NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM Huỳnh Văn Chương Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Ngô Hữu Hoạnh Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung, Bộ NN&PTNT TÓM TẮT Việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp làm thay đổi nguồn tài nguyên tạo sinh kế thực sự là một cú sốc lớn gây xáo trộn cuộc sống của người nông dân. Các nguồn tài nguyên tạo sinh kế có sự luân chuyển cho nhau, qua điều tra và phân tích chỉ ra rằng, tài sản đất đai của người nông dân chuyển thành vốn tài chính và vốn vật chất, rất ít trường hợp chuyển thành nguồn vốn xã hội và nguồn vốn con người trong nhóm các nguồn tài nguyên tạo sinh kế. Nghiên cứu cho thấy nhiều hộ dân tuy có thu nhập cao hơn sau khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để thực hiện quá trình đô thị hoá nhưng người dân không yên tâm do thu nhập không ổn định và cuộc sống tiềm ẩn những bất ổn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cần có những giải pháp cụ thể hơn về tạo việc làm, tư vấn sử dụng nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ đền bù, tái định cư từ phía Nhà nước để người dân bị thu hồi đất có sinh kế bền vững sau thu hồi đất. Từ khóa: Chuyển đổi đất đai, thu hồi đất, thu nhập, sinh kế, việc làm. 1. Đặt vấn đề Vấn đề sinh kế của người dân sau thu hồi đất nông nghiệp không phải là đề tài mới nhưng có ý nghĩa thực tiễn cao, đang là vấn đề quan tâm của các địa phương trong phạm vi cả nước. Đặc biệt, trong giai đoạn gần đây, ở nước ta, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hàng năm khá lớn do quá trình đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng và số người có sinh kế khó khăn sau thu hồi đất ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 7 năm, từ năm 2001 đến năm 2007, diện tích đất nông nghiệp cả nước giảm 500 nghìn ha, riêng năm 2007 mất 120 nghìn ha, trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm tại các vùng đồng bằng, ven các đô thị do xây dựng công nghiệp và đô thị. Đất trồng lúa năm 2000 có 4,47 triệu ha, nhưng đến năm 2006 chỉ còn 4,13 triệu ha, giảm 316 nghìn ha, trung bình mỗi năm giảm 50 nghìn ha (Nguyễn Minh Hoài, 2008). Tuy đất nông nghiệp là nguồn vốn tài nguyên tạo sinh kế chính của người dân bị thu hồi nhưng đại đa số lao động nông 47 nghiệp vẫn bám víu vào diện tích đất ít ỏi còn lại do khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới và với trình độ tay nghề để chuyển đổi công việc không dễ dàng. Tính đến 31-122006, ở 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bị thu hồi đất nhiều nhất đã giải quyết được việc làm cho 22,3 vạn lao động, bằng khoảng 28% tổng số lao động mất việc làm (Hà Nội: 25.000 người, Hà Tây: 21.756 người, Hà Tĩnh: 29.068 người, Quảng Nam: 21.517, Đồng Nai: 69.670 người). Thực tế chỉ có 6% số lao động bị thu hồi đất chuyển sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 9% chuyển sang làm dịch vụ…, còn tới 60% vẫn tiếp tục làm nông nghiệp (Bùi Ngọc Thanh, 2009). Khi thu hồi đất, Nhà nước có chính sách bồi thường thiệt hại về đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và ổn định đời sống và thực tế là có những hộ có thu nhập cao hơn so với trước khi thu hồi đất, nhưng vẫn có một số hộ dân vẫn khó khăn trong việc tạo lập sinh kế của mình. Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét sự thay đổi về các nguồn vốn tạo sinh kế của người dân trước và sau thu hồi đất nông nghiệp tại một số phường của ngoại ô của thành phố Hội An để thấy được ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất và làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp hợp lý để phát triển ổn định và bền vững sau khi nhà nước thu hồi đất ở những vùng khác có điều kiện tương tự. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mô tả vùng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại phường Cẩm Châu và phường Thanh Hà thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam (xem hình 1). Đây là hai phường có diện tích đất nông nghiệp lớn và trong thời gian qua là những địa phương ở thành phố Hội An có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nhất và điển hình cho quá trình đô thị hoá tại thành phố Hội An. Hình 1. Vị trí vùng nghiên cứu 48 2.2.Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp Thu thập có chọn lọc các thông tin, dữ liệu sẵn có về quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất. 2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn hộ nông dân có đất bị thu hồi bằng bảng câu hỏi phỏng vấn sâu. Chúng tôi lựa chọn điều tra các hộ dân bị thu hồi đất tại dự án xây dựng cụm công nghiệp – đô thị - dịch vụ Thanh Hà, dự án đường Trường Chinh (đường dẫn vào cụm công nghiệp – đô thị - dịch vụ) tại phường Thanh Hà; dự án xây dựng đường dẫn cầu Cửa Đại và dự án xây dựng Trường Trung học cơ sở Cẩm Châu tại Phường Cẩm Châu. Phân các hộ điều tra thành 3 nhóm có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi khác nhau: Nhóm 1: Các hộ bị thu hồi dưới 30% đất nông nghiệp Nhóm 2: Các hộ bị thu hồi từ 30% đến dưới 70% đất nông nghiệp Nhóm 2: Các hộ bị thu hồi từ 70% đất nông nghiệp trở lên. Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu được soạn thảo sẵn trên phiếu điều tra. Phiếu điều tra được xây dựng gồm 5 phần, phần I thu thập thông tin chung của hộ gia đình gồm tên, tuổi, địa chỉ của chủ hộ; nhân khẩu, lao động, trình độ văn hóa và chuyên môn. Phần II và III của phiếu điều tra nhằm thu thập về tình hình sử dụng đất nông nghiệp, tài sản của hộ trước và sau thu hồi đất. Phần IV của phiếu được xây dựng để điều tra thông tin về thu nhập trước và sau thời điểm thu hồi đất, việc sử dụng nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ của các hộ. Phần V của phiếu điều tra là ý kiến và đề xuất của hộ về chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, giải quyết việc làm của Nhà nước khi thu hồi. 2.2.3. Phương pháp luận trong nghiên cứu Khung sinh kế bền vững là một ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Sinh kế người nông dân Thu hồi đất Thành phố Hội An Thu hồi đất nông nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Một số vấn đề về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay - Nguyễn Quốc Thái
9 trang 214 0 0 -
Báo cáo Tác động của việc thu hồi đất Nông nghiệp
31 trang 203 0 0 -
33 trang 131 0 0
-
Đề cương: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
7 trang 125 0 0 -
Giải pháp ổn định thu nhập cho hộ nông dân sau thu hồi đất tại khu công nghiệp Lương Sơn - Hòa Bình
0 trang 116 0 0 -
Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg
5 trang 102 0 0 -
35 trang 92 0 0
-
7 trang 82 0 0
-
7 trang 72 0 0
-
76 trang 68 0 0