Danh mục

Ảnh hưởng của việc Hoa Kỳ rớt khỏi TPP tới kinh tế Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 411.79 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế - Xu hướng tất yếu dù có TPP hay không; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn chủ động; quan hệ thương mại Việt Nam và các nước tham gia đàm phán TPP khá tích cực; Việt Nam có thêm thời gian khắc phục những yếu điểm khi triển khai thực hiện các FTA thế hệ mới; TPP chưa thực hiện và chỉ là một trong nhiều FTA Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của việc Hoa Kỳ rớt khỏi TPP tới kinh tế Việt Nam ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC HOA KỲ RÖT KHỎI TPP TỚI KINH TẾ VIỆT NAM GS.TS. Hoàng Đức Thân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Ngày 23 tháng 01 năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định tự do thương mại đa phương thế hệ mới được coi là khung khổ định hình cho tự do hóa thương mại trong tương lai của thế giới, có nguy cơ bị “chết yểu” ngay khi chưa có hiệu lực. Việt Nam là quốc gia tham gia TPP và đã có những chuẩn bị cho thực thi hiệp định. Hoa kỳ rút khỏi TPP và nếu TPP không tồn tại thì cũng ít ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Việt Nam. Điều đó là do: (1) Tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế - Xu hướng tất yếu dù có TPP hay không; (2) Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn chủ động; (3) Quan hệ thương mại Việt Nam và các nước tham gia đàm phán TPP khá tích cực; (4) Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ và ổn định; (5) Việt Nam có thêm thời gian khắc phục những yếu điểm khi triển khai thực hiện các FTA thế hệ mới; (6) TPP chưa thực hiện và chỉ là một trong nhiều FTA Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia. Từ khóa: Ảnh hưởng của Hoa kỳ rút khỏi TPP đến Việt Nam 1. Đặt vấn đề Trong ngày đầu tiên “làm việc thực sự” 23.1.2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) theo đúng cam kết của ông lúc tranh cử. Ông Trump từng gọi TPP là “thảm họa tiềm tàng” sẽ khiến nhiều người Mỹ mất việc và cho rằng việc ký sắc lệnh là “một điều vĩ đại cho công nhân Mỹ”. Rõ ràng tương lai của TPP đang bất định, nhiều khả năng không trở thành hiện thực. Việt Nam là một trong 12 quốc gia tham gia đàm phán TPP cần phải nghiên cứu ảnh hưởng của vấn đề này đến nền kinh tế và chủ động trong chiến lược hội nhập quốc tế của mình. 2. Hoa Kỳ rút khỏi TPP ít ảnh hƣởng tiêu cực tới kinh tế Việt Nam Kinh tế Việt Nam ít bị ảnh hưởng tiêu cực bới vấn đề Hoa kỳ rút khỏi TPP. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn sẽ phát triển mạnh dù có TPP hay không. Điều này xuất phát từ những lý do dưới đây: 53 2.1. Tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế - Xu hướng tất yếu dù có TPP hay không Phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên thế giới, sự lớn mạnh của các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia… là những yếu tố chủ đạo dẫn tới toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu, mang tính thời đại và chi phối mọi quốc gia hiện nay. Mở cửa với nền kinh tế thế giới là con đường duy nhất đúng cho mọi quốc gia muốn phát triển nhanh trong nền kinh tế thế giới đương đại. Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia nào đều phải tham gia vào dòng chảy tự do hóa thương mại toàn cầu và quan hệ kinh tế quốc tế trong một thế giới phẳng. 2.2. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn chủ động Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam từ năm 1986 đến nay đã qua chặng đường 30 năm, từ hội nhập kinh tế quốc tế của giai đoạn đầu đổi mới phát triển thành hội nhập quốc tế toàn diện cả kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự. Từ tham gia hội nhập kinh tế khu vực SE N với cấp độ thấp (thực hiện FT /CEPT) đến nay Việt Nam đã tích cực, chủ động hội nhập với nền kinh tế toàn cầu (tham gia WTO, TPP). Từ chỗ quan tâm hội nhập về lượng, theo chiều rộng đã nâng tầm hội nhập kinh tế quốc tế về chất, chú trọng chiều sâu, hiệu quả. Kết quả hội nhập quốc tế về kinh tế của Việt Nam có cả những thành công và hạn chế, tạo ra thời cơ lẫn thách thức. Bài viết tập trung đánh giá những thành tựu nổi bật và những hạn chế lớn của quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế của Việt Nam trong 30 năm qua và đề xuất những giải pháp bảo đảm hội nhập quốc tế về kinh tế của Việt Nam chủ động, tích cực và thực hiện có hiệu quả. Hội nhập quốc tế từ một chủ trương đúng, nhất quán đã hiện thực thành công sau 30 năm đổi mới. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng mang tính thời đại. Nhận thức đầy đủ xu hướng đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực thi công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế từ năm 1986. Về nhận thức và thực hiện con đường hội nhập quốc tế đã có bước phát triển cả về lượng và chất, từ thấp đến cao. Khởi đầu của tiến trình hội nhập để chuyển từ một nền kinh tế đóng sang một nền kinh tế mở với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. 54 Sau ba mươi năm thực hiện từ chủ trương chỉ hội nhập kinh tế quốc tế đã phát triển thành “tích cực, chủ động và thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới”. Kết quả hội nhập quốc tế đã biến Việt Nam từ chỗ bị cô lập nay đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, phát triển quan hệ thương mại với hơn 230 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ký kết hơn 90 hiệp định thương mại song phương, 12 hiệp định thương mại đa phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần. Việt Nam đã có quan hệ kinh tế thương mại với tất cả các nước công nghiệp phát triển, các khu vực kinh tế lớn và các định chế, thể chế kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ toàn cầu. Việt Nam đã và đang tham gia 15 FT của khu vực và song phương. Chính vì vậy, Việt Nam là một trong những quốc gia có số FT đứng đầu thế giới. Từ cấp độ thấp đến cấp độ cao, từ khu vực ra thế giới, từ kinh tế sang các lĩnh vực khác là con đường hội nhập đúng đắn và bảo đảm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Việt Nam trong tương lai. Việt Nam đang chuyển sang chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế ch ...

Tài liệu được xem nhiều: