Ảnh hưởng của việc suy giảm diện tích các vùng chứa đến mực nước cao nhất tại hạ lưu sông Đồng Nai
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 818.21 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của bài viết này là đánh giá ảnh hưởng của sự suy giảm diện tích các vùng chứa do các hoạt động san lấp, xây dựng đê bao đến mực nước cao nhất khu vực hạ lưu sông Đồng Nai. Phương pháp nghiên cứu là dựa trên phân tích mối quan hệ giữa mực nước và diện tích các vùng chứa, với diện tích các vùng chứa được xác định từ việc phân loại ảnh viễn thám. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của việc suy giảm diện tích các vùng chứa đến mực nước cao nhất tại hạ lưu sông Đồng Nai Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 39B, 2019 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC SUY GIẢM DIỆN TÍCH CÁC VÙNG CHỨA ĐẾN MỰC NƢỚC CAO NHẤT TẠI HẠ LƢU SÔNG ĐỒNG NAI LƢƠNG VĂN VIỆT Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh lgviet@yahoo.com Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của sự suy giảm diện tích các vùng chứa do các hoạt động san lấp, xây dựng đê bao đến mực nước cao nhất khu vực hạ lưu sông Đồng Nai. Phương pháp nghiên cứu là dựa trên phân tích mối quan hệ giữa mực nước và diện tích các vùng chứa, với diện tích các vùng chứa được xác định từ việc phân loại ảnh viễn thám. Số liệu mực nước sử dụng trong nghiên cứu là mực nước cao nhất hàng năm của 5 trạm quan trắc từ năm 1989-2017. Ảnh viễn thám được sử dụng là ảnh Landsat, có 16 ảnh được đưa vào phân tích trong giai đoạn này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, do tác động của mực nước biển dâng đã làm cho mực nước cao nhất của các trạm trong sông tăng trên dưới 10 cm trong giai đoạn từ 1989-2017. Ảnh hưởng của sự thu hẹp các vùng chứa đã làm cho mực nước cao nhất của các trạm trong sông tăng từ 29,2-36,1 cm. Từ khóa: Đô thị hóa, vùng chứa, mực nước biển dâng, xu thế mực nước THE EFFECT OF STORAGE AREA DECLINE ON THE HIGHEST WATER LEVEL IN THE LOWER DONG NAI RIVER Abstract: The purpose of this paper is to evaluate the change of water level in the lower Dong Nai river due to the integrated impact of sea level rise and storage area decline. Research methodology is based on statistic. Data used in this study was annual highest water level and storage areas. The water level data is taken from six gauging station, from 1989 to 2017. The storage areas data is is generated from remote sensing image analysis. The image setellite image from Landsat, with 16 scenes from 1989 to 2017. The study results showed that, from 1989 to2017, due to the impact of sea level rise, the highest water level on the mouth river has beeen has increased by approximately 10 cm. Due to the storage area decline, the highest water level on the mouth river has beeen has increased from 29,2 cm to 36,1 cm. Keywords: urbanization, storage area, sea level rise, water level trend 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sông Đồng Nai là một hệ thống sông lớn thứ hai ở các tỉnh phía Nam. Chế độ thủy triều khu vực này là bán nhật triều không đều với biên độ triều khá cao. Hạ lưu của lưu vực này có độ cao địa hình thấp với nhiều vùng chứa lớn có khả năng điều tiết mực nước. Vùng chứa (storage area) trong tính toán thủy lực được hiểu là các khu vực có khả năng tiếp nhận nước từ dòng chảy mặt hoặc dòng chảy tập trung nên nó giữ vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên trong những năm gần đây các vùng chứa có khả năng điều tiết mực nước thì ngày càng bị thu hẹp do quá trình san lấp cho mục đích phát triển đô thị và các khu công nghiệp. Ngoài việc san lấp, để ứng phó với biến đổi khí hậu và giải quyết tình hình ngập lụt, nhiều hệ thống đê bao đã được xây dựng, làm suy giảm nhanh diện tích các vùng chứa. Khi mực nước biển dâng sẽ làm cho mực nước trong sông tăng với mức tăng có thể xấp xỉ mức tăng trên biển. Tuy nhiên, theo thống kê trong bảng 1 từ kết quả nghiên cứu trong báo cáo [1], so với mức dâng mực nước trên biển tại Vũng Tàu trong giai đoạn từ 1980-2014 thì mức dâng mực nước trong sông (h) có nhiều khác biệt. Ứng với tần suất xuất hiện P = 0,1% (phần đỉnh triều), mức dâng mực nước của các trạm trong sông (hp=0,1%) cao hơn khá nhiều so với trạm Vũng Tàu trên biển. Mức dâng mực nước © 2019 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 4 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC SUY GIẢM DIỆN TÍCH CÁC VÙNG CHỨA ĐẾN MỰC NƢỚC CAO NHẤT TẠI HẠ LƢU SÔNG ĐỒNG NAI với P = 50% của các trạm là tương đối đồng đều. Ở P =0,1% (phần chân triều), một số trạm có mức tăng xấp xỉ với mức tăng trên biển, ngoại trừ các trạm Nhà Bè và Phú An lại có sự giảm mực nước. Bảng 1. Mức tăng mực nước giai đoạn 1980-2014 [1] Thủ Dầu Mực nước thống kê Vũng Tàu Nhà Bè Phú An Biên Hòa Bến Lức Một hp= 1% (cm) 15,2 32,9 34,8 30,1 48,2 42,8 hp= 50,0% (cm) 11,1 11,4 13,7 12 14,8 12,8 hp= 99% (cm) 7,1 -16,2 -8,2 4,8 8,6 10,3 Theo bảng trên, các đặc trưng thống kê về mực nước theo tần suất xuất hiện của các trạm quan trắc trên khu vực này có sự thay đổi đáng kể. So với trạm trên biể ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của việc suy giảm diện tích các vùng chứa đến mực nước cao nhất tại hạ lưu sông Đồng Nai Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 39B, 2019 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC SUY GIẢM DIỆN TÍCH CÁC VÙNG CHỨA ĐẾN MỰC NƢỚC CAO NHẤT TẠI HẠ LƢU SÔNG ĐỒNG NAI LƢƠNG VĂN VIỆT Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh lgviet@yahoo.com Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của sự suy giảm diện tích các vùng chứa do các hoạt động san lấp, xây dựng đê bao đến mực nước cao nhất khu vực hạ lưu sông Đồng Nai. Phương pháp nghiên cứu là dựa trên phân tích mối quan hệ giữa mực nước và diện tích các vùng chứa, với diện tích các vùng chứa được xác định từ việc phân loại ảnh viễn thám. Số liệu mực nước sử dụng trong nghiên cứu là mực nước cao nhất hàng năm của 5 trạm quan trắc từ năm 1989-2017. Ảnh viễn thám được sử dụng là ảnh Landsat, có 16 ảnh được đưa vào phân tích trong giai đoạn này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, do tác động của mực nước biển dâng đã làm cho mực nước cao nhất của các trạm trong sông tăng trên dưới 10 cm trong giai đoạn từ 1989-2017. Ảnh hưởng của sự thu hẹp các vùng chứa đã làm cho mực nước cao nhất của các trạm trong sông tăng từ 29,2-36,1 cm. Từ khóa: Đô thị hóa, vùng chứa, mực nước biển dâng, xu thế mực nước THE EFFECT OF STORAGE AREA DECLINE ON THE HIGHEST WATER LEVEL IN THE LOWER DONG NAI RIVER Abstract: The purpose of this paper is to evaluate the change of water level in the lower Dong Nai river due to the integrated impact of sea level rise and storage area decline. Research methodology is based on statistic. Data used in this study was annual highest water level and storage areas. The water level data is taken from six gauging station, from 1989 to 2017. The storage areas data is is generated from remote sensing image analysis. The image setellite image from Landsat, with 16 scenes from 1989 to 2017. The study results showed that, from 1989 to2017, due to the impact of sea level rise, the highest water level on the mouth river has beeen has increased by approximately 10 cm. Due to the storage area decline, the highest water level on the mouth river has beeen has increased from 29,2 cm to 36,1 cm. Keywords: urbanization, storage area, sea level rise, water level trend 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sông Đồng Nai là một hệ thống sông lớn thứ hai ở các tỉnh phía Nam. Chế độ thủy triều khu vực này là bán nhật triều không đều với biên độ triều khá cao. Hạ lưu của lưu vực này có độ cao địa hình thấp với nhiều vùng chứa lớn có khả năng điều tiết mực nước. Vùng chứa (storage area) trong tính toán thủy lực được hiểu là các khu vực có khả năng tiếp nhận nước từ dòng chảy mặt hoặc dòng chảy tập trung nên nó giữ vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên trong những năm gần đây các vùng chứa có khả năng điều tiết mực nước thì ngày càng bị thu hẹp do quá trình san lấp cho mục đích phát triển đô thị và các khu công nghiệp. Ngoài việc san lấp, để ứng phó với biến đổi khí hậu và giải quyết tình hình ngập lụt, nhiều hệ thống đê bao đã được xây dựng, làm suy giảm nhanh diện tích các vùng chứa. Khi mực nước biển dâng sẽ làm cho mực nước trong sông tăng với mức tăng có thể xấp xỉ mức tăng trên biển. Tuy nhiên, theo thống kê trong bảng 1 từ kết quả nghiên cứu trong báo cáo [1], so với mức dâng mực nước trên biển tại Vũng Tàu trong giai đoạn từ 1980-2014 thì mức dâng mực nước trong sông (h) có nhiều khác biệt. Ứng với tần suất xuất hiện P = 0,1% (phần đỉnh triều), mức dâng mực nước của các trạm trong sông (hp=0,1%) cao hơn khá nhiều so với trạm Vũng Tàu trên biển. Mức dâng mực nước © 2019 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 4 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC SUY GIẢM DIỆN TÍCH CÁC VÙNG CHỨA ĐẾN MỰC NƢỚC CAO NHẤT TẠI HẠ LƢU SÔNG ĐỒNG NAI với P = 50% của các trạm là tương đối đồng đều. Ở P =0,1% (phần chân triều), một số trạm có mức tăng xấp xỉ với mức tăng trên biển, ngoại trừ các trạm Nhà Bè và Phú An lại có sự giảm mực nước. Bảng 1. Mức tăng mực nước giai đoạn 1980-2014 [1] Thủ Dầu Mực nước thống kê Vũng Tàu Nhà Bè Phú An Biên Hòa Bến Lức Một hp= 1% (cm) 15,2 32,9 34,8 30,1 48,2 42,8 hp= 50,0% (cm) 11,1 11,4 13,7 12 14,8 12,8 hp= 99% (cm) 7,1 -16,2 -8,2 4,8 8,6 10,3 Theo bảng trên, các đặc trưng thống kê về mực nước theo tần suất xuất hiện của các trạm quan trắc trên khu vực này có sự thay đổi đáng kể. So với trạm trên biể ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Công nghệ Suy giảm diện tích vùng chứa Hoạt động san lấp vùng chứa Xây dựng đê bao Tác động của mực nước biển dâng Hệ thống Sông Đồng NaiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phân tích hình dáng cơ thể nam trung niên thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam
8 trang 64 0 0 -
Du lịch đường sông tỉnh Bình Dương: Cơ hội và thách thức
10 trang 30 0 0 -
Các vấn đề trong việc khai thác, sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất vùng Tây Nguyên
14 trang 26 0 0 -
4 trang 25 0 0
-
18 trang 25 0 0
-
15 trang 24 0 0
-
Nghiên cứu khảo sát tính chất đàn hồi của vải dệt kim denim
4 trang 23 0 0 -
Ứng dụng mô hình RBFNN để chẩn đoán sự cố trong hệ thống điều hòa không khí ô tô
10 trang 22 0 0 -
6 trang 22 0 0
-
9 trang 21 0 0