Ảnh hưởng của yếu tố người học đến kết quả bài thi chuẩn đầu ra của sinh viên chính quy không chuyên ngữ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 803.33 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Ảnh hưởng của yếu tố người học đến kết quả bài thi chuẩn đầu ra của sinh viên chính quy không chuyên ngữ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân được tiến hành nhằm tìm hiểu những ảnh hưởng của yếu tố người học đến kết quả bài thi chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của yếu tố người học đến kết quả bài thi chuẩn đầu ra của sinh viên chính quy không chuyên ngữ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0066 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 4, pp. 13-20 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ NGƯỜI HỌC ĐẾN KẾT QUẢ BÀI THI CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY KHÔNG CHUYÊN NGỮ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Phạm Thanh Nhàn* và Trịnh Thị Hạnh Khoa Ngoại ngữ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt. Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu những ảnh hưởng của yếu tố người học đến kết quả bài thi chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐH KTQD). Phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát cho sinh viên được thiết kế dựa trên cơ sở thang đo nháp phát triển từ kết quả nghiên cứu định tính qua việc phỏng vấn giảng viên cơ hữu đang giảng dạy tiếng Anh không chuyên, cán bộ lãnh đạo Khoa, cán bộ lãnh đạo Bộ môn Ngoại ngữ không chuyên đã được sử dụng để tìm hiểu các yếu tố liên quan đến nhận thức và thái độ của sinh viên với việc học tiếng Anh, mục đích học, hình thức học, thời gian tự học, mức độ hiệu quả của việc tự học và khó khăn của sinh viên trong việc học tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lớn sinh viên hệ chính quy không chuyên ngữ có thái độ tích cực với việc học tiếng Anh, nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, có khả năng tự học tiếng Anh nhưng sinh viên còn gặp nhiều khó khăn với phương pháp học, thời gian dành cho việc tự học không nhiều. Một số giải pháp cho Nhà trường, cho giảng viên, cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên chính quy khối không chuyên ngữ tại ĐH KTQD đã được đề xuất dựa vào kết quả nghiên cứu. Từ khóa: yếu tố người học, nhận thức và thái độ của sinh viên, mục đích học tiếng Anh, hình thức học, thời gian tự học, mức độ hiệu quả của việc tự học, khó khăn của sinh viên trong việc học tiếng Anh. 1. Mở đầu Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt mục tiêu “đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trong quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025, mục tiêu “đến năm 2025, 100% các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; 80% các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo” đã được đặt ra cho các cơ sở giáo dục đại học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐH KTQD) đã ban hành một loạt các quyết định về chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên tốt nghiệp các ngành, các chương trình đào tạo ở bậc đại Ngày nhận bài: 21/7/2022. Ngày sửa bài: 22/8/2022. Ngày nhận đăng: 10/9/2022. Tác giả liên hệ: Phạm Thanh Nhàn. Địa chỉ e-mail: nhanptnn@neu.edu.vn 13 Phạm Thanh Nhàn* và Trịnh Thị Hạnh học của trường theo từng thời kì. Đối với các khóa từ K58 trở về trước, sinh viên có thể tham gia và đạt yêu cầu của bài thi chuẩn đầu ra do nhà trường tổ chức hoặc có một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn hiệu lực với kết quả hoặc trình độ tương đương hoặc cao hơn mức B1 theo khung tham chiếu Châu Âu. Từ khóa 59 trở về sau, sinh viên hệ chính quy khối không chuyên ngữ muốn được công nhận tốt nghiệp cần phải có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương. Theo số liệu thống kê của trường, trong ba năm trở lại đây, số lượng sinh viên hệ chính quy không chuyên ngữ đạt chuẩn đầu ra theo tiêu chuẩn của trường chỉ đạt khoảng hơn 60%. Có thể dự đoán rằng khi áp dụng chuẩn đầu ra với yêu cầu là chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương thì tỉ lệ sinh viên đạt chuẩn đầu ra có thể thấp hơn nữa. Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy tiếng Anh nói chung và các môn học khác nói riêng là yếu tố người học. Theo Nguyễn Văn Toàn (2009) [1] và Phạm Thị Liên (2016) [2], yếu tố người học là một trong những yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục đại học cũng như chất lượng dạy học. Phạm Thị Bích (2011) [3] trong nghiên cứu của về tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên đã phát hiện thấy một số yếu tố đặc điểm cá nhân của người học có tác động đến kết quả đánh giá giảng viên như: giới tính, hệ đào tạo, năm học, điểm trung bình chung học kì. Dưới góc nhìn của Bustos-Orosa (2008) [4], quá trình tương tác giữa người dạy và người học cấu thành hoạt động giảng dạy; quá trình này diễn ra trong một ngữ cảnh nào đó và ngữ cảnh này có thể ảnh hưởng đến sự thành công của tương tác. Theo Fox và Hackerman (2003) [5], yếu tố người học được thể hiện thông qua tinh thần thái độ, phương pháp học và tự học của sinh viên. Little (2007) [6] cho rằng khả năng tự chịu trách nhiệm về việc học của bản thân người học quyết định sự thành công trong việc học ngoại ngữ đó. Tinh thần thái độ học tập tích cực là yếu tố thúc đẩy sinh viên tham gia vào việc học tiếng Anh. Sự chủ động khai thác nguồn tài liệu bên ngoài lớp học cũng như các phương pháp học và tự học thường tỉ lệ thuận với chất lượng giảng dạy. Nghiên cứu của Gradman và Hanania (1991) [7] cho rằng yếu tố người học gồ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của yếu tố người học đến kết quả bài thi chuẩn đầu ra của sinh viên chính quy không chuyên ngữ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0066 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 4, pp. 13-20 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ NGƯỜI HỌC ĐẾN KẾT QUẢ BÀI THI CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY KHÔNG CHUYÊN NGỮ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Phạm Thanh Nhàn* và Trịnh Thị Hạnh Khoa Ngoại ngữ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt. Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu những ảnh hưởng của yếu tố người học đến kết quả bài thi chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐH KTQD). Phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát cho sinh viên được thiết kế dựa trên cơ sở thang đo nháp phát triển từ kết quả nghiên cứu định tính qua việc phỏng vấn giảng viên cơ hữu đang giảng dạy tiếng Anh không chuyên, cán bộ lãnh đạo Khoa, cán bộ lãnh đạo Bộ môn Ngoại ngữ không chuyên đã được sử dụng để tìm hiểu các yếu tố liên quan đến nhận thức và thái độ của sinh viên với việc học tiếng Anh, mục đích học, hình thức học, thời gian tự học, mức độ hiệu quả của việc tự học và khó khăn của sinh viên trong việc học tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lớn sinh viên hệ chính quy không chuyên ngữ có thái độ tích cực với việc học tiếng Anh, nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, có khả năng tự học tiếng Anh nhưng sinh viên còn gặp nhiều khó khăn với phương pháp học, thời gian dành cho việc tự học không nhiều. Một số giải pháp cho Nhà trường, cho giảng viên, cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên chính quy khối không chuyên ngữ tại ĐH KTQD đã được đề xuất dựa vào kết quả nghiên cứu. Từ khóa: yếu tố người học, nhận thức và thái độ của sinh viên, mục đích học tiếng Anh, hình thức học, thời gian tự học, mức độ hiệu quả của việc tự học, khó khăn của sinh viên trong việc học tiếng Anh. 1. Mở đầu Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt mục tiêu “đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trong quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025, mục tiêu “đến năm 2025, 100% các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; 80% các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo” đã được đặt ra cho các cơ sở giáo dục đại học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐH KTQD) đã ban hành một loạt các quyết định về chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên tốt nghiệp các ngành, các chương trình đào tạo ở bậc đại Ngày nhận bài: 21/7/2022. Ngày sửa bài: 22/8/2022. Ngày nhận đăng: 10/9/2022. Tác giả liên hệ: Phạm Thanh Nhàn. Địa chỉ e-mail: nhanptnn@neu.edu.vn 13 Phạm Thanh Nhàn* và Trịnh Thị Hạnh học của trường theo từng thời kì. Đối với các khóa từ K58 trở về trước, sinh viên có thể tham gia và đạt yêu cầu của bài thi chuẩn đầu ra do nhà trường tổ chức hoặc có một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn hiệu lực với kết quả hoặc trình độ tương đương hoặc cao hơn mức B1 theo khung tham chiếu Châu Âu. Từ khóa 59 trở về sau, sinh viên hệ chính quy khối không chuyên ngữ muốn được công nhận tốt nghiệp cần phải có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương. Theo số liệu thống kê của trường, trong ba năm trở lại đây, số lượng sinh viên hệ chính quy không chuyên ngữ đạt chuẩn đầu ra theo tiêu chuẩn của trường chỉ đạt khoảng hơn 60%. Có thể dự đoán rằng khi áp dụng chuẩn đầu ra với yêu cầu là chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương thì tỉ lệ sinh viên đạt chuẩn đầu ra có thể thấp hơn nữa. Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy tiếng Anh nói chung và các môn học khác nói riêng là yếu tố người học. Theo Nguyễn Văn Toàn (2009) [1] và Phạm Thị Liên (2016) [2], yếu tố người học là một trong những yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục đại học cũng như chất lượng dạy học. Phạm Thị Bích (2011) [3] trong nghiên cứu của về tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên đã phát hiện thấy một số yếu tố đặc điểm cá nhân của người học có tác động đến kết quả đánh giá giảng viên như: giới tính, hệ đào tạo, năm học, điểm trung bình chung học kì. Dưới góc nhìn của Bustos-Orosa (2008) [4], quá trình tương tác giữa người dạy và người học cấu thành hoạt động giảng dạy; quá trình này diễn ra trong một ngữ cảnh nào đó và ngữ cảnh này có thể ảnh hưởng đến sự thành công của tương tác. Theo Fox và Hackerman (2003) [5], yếu tố người học được thể hiện thông qua tinh thần thái độ, phương pháp học và tự học của sinh viên. Little (2007) [6] cho rằng khả năng tự chịu trách nhiệm về việc học của bản thân người học quyết định sự thành công trong việc học ngoại ngữ đó. Tinh thần thái độ học tập tích cực là yếu tố thúc đẩy sinh viên tham gia vào việc học tiếng Anh. Sự chủ động khai thác nguồn tài liệu bên ngoài lớp học cũng như các phương pháp học và tự học thường tỉ lệ thuận với chất lượng giảng dạy. Nghiên cứu của Gradman và Hanania (1991) [7] cho rằng yếu tố người học gồ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đề án Dạy và học ngoại ngữ Nâng cao năng lực ngoại ngữ Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Chất lượng dịch vụ đào tạo Phương pháp tổ chức học tiếng AnhTài liệu liên quan:
-
6 trang 86 0 0
-
117 trang 82 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Hutech
6 trang 46 0 0 -
14 trang 28 0 0
-
4 trang 25 0 0
-
9 trang 21 0 0
-
5 trang 21 0 0
-
11 trang 20 0 0
-
122 trang 19 0 0
-
150 trang 19 0 0