Danh mục

Ảnh hưởng liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và năng suất của măng tây xanh (Asparagus officinalis L.) trồng tại xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 955.19 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ảnh hưởng liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và năng suất của măng tây xanh (Asparagus officinalis L.) trồng tại xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân HCVS đến sự sinh trưởng và năng suất măng tây là cần thiết, góp phần hạn chế sử dụng phân bón hóa học, nâng cao hiệu quả sử dụng phân HCVS và tăng năng suất, giúp cải tạo đất góp phần xây dựng kỹ thuật canh tác hợp lý, bền vững cây măng tây và phát triển vùng trồng tại địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và năng suất của măng tây xanh (Asparagus officinalis L.) trồng tại xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh HòaBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5DOI: 10.15625/vap.2022.0059 ẢNH HƯỞNG LIỀU LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA MĂNG TÂY XANH (Asparagus officinalis L.) TRỒNG TẠI XÃ NINH TRUNG, THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA Bùi Hồng Hải1,*, Nguyễn Thị Y Thanh1, Nguyễn Thị Ánh Vân2 Tóm tắt. Cây măng tây (Asparagus officinalis L.) có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học, được trồng từ hơn 2000 năm trước và hiện có mặt ở hơn 60 quốc gia. Du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960, măng tây được trồng ở nhiều nơi nhưng chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận. Việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh (HCVS) trong nông nghiệp là giải pháp hữu hiệu giúp cải tạo đất, tăng chuyển hoá các chất do đó giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân HCVS đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chồi măng tây xanh Hà Lan F1 Radius. Thí nghiệm được thiết kế theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên của 05 mức bón (0, 1000, 1500, 2000 và 2500 kg phân HCVS/ha/lần) với 3 lần lặp. Kết quả nghiên cứu cho thấy bón bổ sung phân HCVS Sông Gianh ở mức 2000 kg/ha/lần bước đầu tăng chiều cao thân cây, hàm lượng diệp lục, đường kính thân, số thân (24,63 thân/cây), số chồi thu hoạch (4,5 chồi/cây), đường kính chồi (6,88 mm), trọng lượng chồi (7,76 g/chồi), hàm lượng vitamin C (341 mg/kg), năng suất thực thu trong 2 tháng tăng 71,26 % so với đối chứng và đạt 4,59 kg/CTTN. Vì vậy, bón bổ sung phân HCVS Sông Gianh ở mức 2000 kg/ha/lần bước đầu phù hợp với trồng măng tây xanh Hà Lan F1 Radius ở tỉnh Khánh Hòa. Từ khóa: Asparagus officinalis, măng tây, năng suất, phân hữu cơ vi sinh, sinh trưởng.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây măng tây (Asparagus officinalis L.) là cây thân thảo lưu niên có nguồn gốc từvùng đông Địa Trung Hải và Tiểu Á trong dãy núi Kavkaz, đã được trồng cách đây hơn2000 năm (Fuentes Alventosa và Moreno Rojas, 2015) và hiện được trồng ở hơn 60 quốcgia. Trung Quốc và Peru dẫn đầu về xuất khẩu măng tây, chiếm 2/3 thị trường thế giới(Schwarz và Mathijs, 2017). Trong chồi măng tây chứa nhiều dinh dưỡng với 94 hợp chấtđã được định danh (Jiménez-Sánchez và cộng sự, 2015), trong đó có các chất có hoạt tínhsinh học cao như: steroid saponins (asparagosides), fructans (asparagose vàasparagosine).... có tác dụng trong điều trị ung thư, chống oxy hóa và nhiều tác dụng khác(Ali Esmail Al-Snafi, 2015). Cây măng tây du nhập vào nước ta từ những năm 1960 vàđược trồng ở nhiều nơi (Lư và Lê, 2011) nhưng chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận với hơn 411ha. Trong khi đó, tỉnh Khánh Hòa với điều kiện tự nhiên tương tự và phù hợp với câymăng tây nhưng hiện nay chỉ mới trồng thí điểm. 1 Trường Đại học Quy Nhơn 2 Trường THPT Trần Cao Vân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa *Email: buihonghai@qnu.edu.vn542 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Mặt khác, sử dụng phân hóa học dài hạn làm giảm hàm lượng chất hữu cơ, gia tăngquá trình chua hóa đất và ô nhiễm môi trường (Diacono và Montemurro, 2010). Việc thaythế phân hóa học bằng phân hữu cơ vi sinh (HCVS) là giải pháp quan trọng trong nôngnghiệp sạch và bền vững. Do phân HCVS chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ giúp cảithiện đặc tính vật lý, hệ vi sinh vật (VSV) và đặc tính sinh hoá của đất (Lazcano và cộngsự, 2013). Ngoài ra, các VSV trong phân HCVS còn giúp phòng trừ bệnh, tăng tính chốngchịu cho cây trồng và chất lượng nông sản, cung cấp từ 30-60 kg N/năm, tăng lượng mùntrong đất (Nguyễn và cộng sự, 2012), thúc đẩy chuyển hóa các chất và tăng hiệu lực phânbón vô cơ giúp cây trồng hấp thụ tốt hơn (Ke và cộng sự, 2010). Tuy nhiên, mỗi loại câytrồng phù hợp với một hoặc một số loại phân bón ở liều lượng nhất định. Do đó, việcnghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân HCVS đến sự sinh trưởng và năng suất măngtây là cần thiết, góp phần hạn chế sử dụng phân bón hóa học, nâng cao hiệu quả sử dụngphân HCVS và tăng năng suất, giúp cải tạo đất góp phần xây dựng kỹ thuật canh tác hợplý, bền vững cây măng tây và phát triển vùng trồng tại địa phương.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu nghiên cứu Hạt giống măng tây xanh Hà Lan Radius F1 do Công ty TNHH Linh Đan NinhThuận nhập khẩu. Phân NPK 16 : 16 : 8 + TE (Công ty Garsoni) và phân HCVS SôngGianh (Tổng công ty Sông Gianh) có thành phần gồm chất hữu cơ (15 %), humic acid (2,5%), Ca (1 %), Mg (0,5 %), S (0,3 %), Bacillus (1 106 CFU/g), Azotobacter (1 × 106CFU/g), Aspergillus sp. (1 × 106 CFU/g), pHH2O (5), độ ẩm (30 %).2.2 ...

Tài liệu được xem nhiều: