ÁNH SÁNG Triển lãm điêu khắc của Phan Phương Đông Khai mạc: 17h ngày 17. 12. 2010 Kéo dài đến 27. 12. 2010 Âu cơ gallery, 124/22 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội * Tên Ánh Sáng của triển lãm có lẽ vẫn chưa phải là cái tên mà điêu khắc gia Phan Phương Đông hài lòng. Anh muốn tìm một từ tiếng Việt nào tương đương như từ “Minh” (một sự sáng mắt sáng lòng?)..Đi xuyên Việt cùng vợ là hoạ sĩ Chinh Lê từ ngày 4. 12, Phương Đông ra Hà Nội sớm 10 ngày để chuẩn bị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ánh Sáng và vợ chồng “độc bản”Ánh Sáng và vợ chồng “độc bản”ÁNH SÁNGTriển lãm điêu khắc của Phan Phương ĐôngKhai mạc: 17h ngày 17. 12. 2010Kéo dài đến 27. 12. 2010Âu cơ gallery, 124/22 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội*Tên Ánh Sáng của triển lãm có lẽ vẫn chưa phải là cái tên mà điêu khắcgia Phan Phương Đông hài lòng. Anh muốn tìm một từ tiếng Việt nàotương đương như từ “Minh” (một sự sáng mắt sáng lòng?).Đi xuyên Việt cùng vợ là hoạ sĩ Chinh Lê từ ngày 4. 12, Phương Đôngra Hà Nội sớm 10 ngày để chuẩn bị triển lãm. Anh vốn là người yêuthích sự tuyệt đối, hoàn hảo, và đây là một triển lãm quan trọng củaanh.Không statement, không giải thích, triển lãm gồm 5 tác phẩm bằng inox(điêu khắc), 13 tác phẩm in digital art lên inox và plastic, về mặt kỹthuật, Phan Phương Đông muốn “vật chất hóa ánh sáng” bằng điêukhắc. Sau đó dùng ánh sáng đèn chiếu để cộng hưởng lại lần nữa.Vốn là dân kiến trúc, tác phẩm của Phan Phương Đông có một vẻ đẹp“đúng lý” mà bản thân Soi rất thích.Mời các bạn đến xem, triển lãm kéo dài trong 10 ngày, giữa mùa đôngrét của Hà Nội.Nhân đây, Soi xin giới thiệu lại một bài của Nguyễn Hữu Hồng Minh,đăng trên Thể thao & Văn hoá cuối tuần 2009 về Phan Phương Đôngvà Chinh Lê.*Hai nghệ sĩ Phan Phương Đông - Chinh Lê VỢ CHỒNG ĐỘC BẢNThật khó mà hình dung nổi ở cái thời buổi ăn tốc độ, yêu tốc độ này màvẫn còn một đôi lứa xứng đôi không quan tâm tới tốc độ như họ. Chồngđiêu khắc gia Phan Phương Đông, vợ – họa sĩ làm thơ Chinh Lê. Cả hai“ngự” trong một dinh thự “xưa và nay”, vừa là nhà, vừa là nơi chốnlàm việc và cũng là phòng trưng bày, triển lãm tác phẩm luôn, nghĩa làtất cả đều trong một.Thật ra, trong giới văn nghệ, dân điêu khắc và họa sĩ vẫn được và bịxem là “những tài năng ở ẩn” vì công chúng ít người biết đến họ, trừnhững công chúng của riêng họ, rất ít thôi. Phan Phương Đông vàChinh Lê đều xuất thân từ chỗ có thể “nổi” với đám đông. Là con gáirượu của điêu khắc gia Nguyễn Hải, em gái của điêu khắc gia NguyễnHải Nguyễn, Chinh Lê lúc trẻ đã làm thơ và rất xinh đẹp (bây giờ vẫnmặn mà) gieo hình ảnh “nàng thơ” vào tim khối chàng trai. Còn PhanPhương Đông đã tốt nghiệp ngành “hái ra tiền” thời mở cửa, ấy là khoaThiết kế dân dụng Đại học Kiến trúc TP.HCM. Nhưng, như lời anh kểvề quá trình thử “hái ra tiền” của mình: “Lần thứ nhất nhận thiết kếcông trình, người ta (chủ công trình) bảo mình thiết kế theo ý người ta,mình không theo. Lần thứ hai mình bảo người ta theo mình, người takhông theo. Lần thứ ba không ai chịu theo ai, thế là thôi”. Thôi, Đôngthiết kế ngôi nhà cho chính mình, một ngôi nhà rất độc đáo bên bờ sôngSài Gòn từng được phong danh hiệu “nhà đẹp” trên tạp chí cùng tên.Đó cũng là công trình kiến trúc đầu tiên và duy nhất trong “đời kiếntrúc sư” của anh (sau khi cất nhà này, nhiều người nhờ thiết kế nhà chohọ nhưng anh không nhận). Và Chinh Lê thôi xách túi theo “hầu” bố,mà ở ngôi nhà “độc bản” ấy để vẽ tranh, làm thơ.Tôi nhớ mấy dịp gặp nhau, Chinh Lê có cho tôi xem bản thảo tập thơmà Lê bảo đã được quỹ Anh Thơ tài trợ in. Viết đến đây phải dài dòngmột chút. Quỹ Anh Thơ được thành lập là do ý nguyện của nhà thơAnh Thơ, tác giả tập Bức tranh quê được giải thưởng Tự Lực VănĐoàn những năm 1930, bà là một giọng thơ nữ hiếm hoi và độc đáo củaphong trào Thơ Mới. Sau khi bà mất, quỹ Anh Thơ ra đời, tài trợ chocác cây bút nữ in tác phẩm đầu tay. Chinh Lê rất trân trọng vì thế, rấtchăm chút cho tập thơ. Mỗi lần đến chơi nhà là Lê cho xem một số tờthơ đã được trình bày. Cứ sửa lui sửa tới mất… mấy năm cho đến khitôi thấy lâu, quên bẵng, thì tập thơ được in ra. Tôi còn nhớ khi ChinhLê chuyển tập thơ tặng tôi, câu đầu tiên tôi vuột miệng khi cầm tập thơlà: Trời, cứ tưởng phải xuất bản từ mấy năm trước rồi kia mà!Chinh Lê cẩn trọng đã thế, Phan Phương Đông còn “khủng khiếp” hơn.Triển lãm (điêu khắc) nào của anh cũng gửi giấy mời trước… một năm.Mà cũng không phải ai cũng mời. Danh sách khách tròm trèm độkhoảng hai chục. Sau hai triển lãm, bốn năm, hai năm làm một lần, thìcũng thêm được… một người. Mà cũng là đã “cân nhắc” lắm! Triểnlãm Sóng khai mạc hôm 26/7 vừa rồi cũng vậy. Hơn hai chục khách,không hơn. Khai mạc chín giờ ba mươi sáng, thì mười một giờ rưỡi“hội tan”. Chỉ là cuộc gặp gỡ, chúc mừng chia vui với tác phẩm mớicủa nhà điêu khắc diễn ra khoảng hai tiếng mà phải đúng hai năm ấp ủđể thực hiện. Không “khủng khiếp” thì còn gì?Lần đầu tiên gặp Phan Phương Đông thực tình tôi chỉ muốn “gây lộn”!Khó có thể tìm thêm một gã thứ hai nào có vẻ mặt lầm lì và khó ưa hơnthế! Râu ria, tóc tai. Ánh nhìn khi lạnh lẽo lờ đờ, lúc kiêu hãnh quắcthước. Anh kiệm từng từ một. Nói nhát gừng như đang gặm một thứngôn ngữ chết. Cứ như anh sợ lời nói không diễn đạt hết lòng mình,những gì đang biến động, lao xao thay đổi trong tâm hồn. Im lặng “tớimức” là thái độ anh chọn sau khi trải qua “đủ thứ hiện thực”. Sự tĩnh tạibề mặt đó đối trọng với những cuộc chiêm nghiệm, suy tư, đào thoátchưa bao giờ yên nghỉ ở bề sâu. Nhưng đó chỉ là cách tôi nhìn anh. Cònanh thì bất ngờ hơn: “Tôi giống như kẻ khuyết tật, thật khó khăn khiphải nói những điều của mình”. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, anhdùng hình tượng: “Cái cây có chuyển động không? Tôi thích giống cáicây. Nó không vô tri vô giác đâu, có chuyển động trong sự tại chỗ. Câyluôn hướng về ánh sáng…”.Hình dung kiểu khác, qua các triển lãm của anh trước đây, như Đôi(1999), Đồng (2007), Sóng (2009), Phan Phương Đông gần với cácchất liệu đất, đá, đồng, gần với đúc, đanh, đắm, đổ, đặc. Là nén. Làkhối. Là thế mạnh của biểu hình chứ không hoàn toàn biểu ngữ. Cảmtưởng anh luôn loay hoay với một khối trầm lạ, tìm cách chuyển động.Làm sao có thể như Sisyphe xoay một khối đá vuông lên đỉnh núi?Liệu nó có phải là con Nhân sư Xphinx có cánh hay thần Atlax phảichống đỡ, khuôn vác cả bầu trời khổng lồ trên đôi vai trần của mình?Mà tại sao phải đi tìm lý lẽ thần bí để thỏa mãn tâm lý trong những điểntích cổ xư ...