Danh mục

Ánh Sáng với vợ chồng “độc bản”

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 268.46 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên Ánh Sáng của triển lãm có lẽ vẫn chưa phải là cái tên mà điêu khắc gia Phan Phương Đông hài lòng. Anh muốn tìm một từ tiếng Việt nào tương đương như từ “Minh” (một sự sáng mắt sáng lòng?). Đi xuyên Việt cùng vợ là hoạ sĩ Chinh Lê từ ngày 4. 12, Phương Đông ra Hà Nội sớm 10 ngày để chuẩn bị triển lãm. Anh vốn là người yêu thích sự tuyệt đối, hoàn hảo, và đây là một triển lãm quan trọng của anh. Không statement, không giải thích, triển lãm gồm 5 tác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ánh Sáng với vợ chồng “độc bản”Ánh Sáng và vợ chồng “độc bản”Tên Ánh Sáng của triển lãm có lẽ vẫn chưa phải là cái tên mà điêu khắc giaPhan Phương Đông hài lòng. Anh muốn tìm một từ tiếng Việt nào tươngđương như từ “Minh” (một sự sáng mắt sáng lòng?).Đi xuyên Việt cùng vợ là hoạ sĩ Chinh Lê từ ngày 4. 12, Phương Đông ra HàNội sớm 10 ngày để chuẩn bị triển lãm. Anh vốn là người yêu thích sự tuyệtđối, hoàn hảo, và đây là một triển lãm quan trọng của anh.Không statement, không giải thích, triển lãm gồm 5 tác phẩm bằng inox(điêu khắc), 13 tác phẩm in digital art lên inox và plastic, về mặt kỹ thuật,Phan Phương Đông muốn “vật chất hóa ánh sáng” bằng điêu khắc. Sau đódùng ánh sáng đèn chiếu để cộng hưởng lại lần nữa.Vốn là dân kiến trúc, tác phẩm của Phan Phương Đông có một vẻ đẹp “đúnglý” mà bản thân Soi rất thích.Mời các bạn đến xem, triển lãm kéo dài trong 10 ngày, giữa mùa đông rétcủa Hà Nội.Nhân đây, Soi xin giới thiệu lại một bài của Nguyễn Hữu Hồng Minh, đăngtrên Thể thao & Văn hoá cuối tuần 2009 về Phan Phương Đông và ChinhLê.*Hai nghệ sĩ Phan Phương Đông - Chinh Lê VỢ CHỒNG ĐỘC BẢNThật khó mà hình dung nổi ở cái thời buổi ăn tốc độ, yêu tốc độ này mà vẫncòn một đôi lứa xứng đôi không quan tâm tới tốc độ như họ. Chồng điêukhắc gia Phan Phương Đông, vợ – họa sĩ làm thơ Chinh Lê. Cả hai “ngự”trong một dinh thự “xưa và nay”, vừa là nhà, vừa là nơi chốn làm việc vàcũng là phòng trưng bày, triển lãm tác phẩm luôn, nghĩa là tất cả đều trongmột.Thật ra, trong giới văn nghệ, dân điêu khắc và họa sĩ vẫn được và bị xem là“những tài năng ở ẩn” vì công chúng ít người biết đến họ, trừ những côngchúng của riêng họ, rất ít thôi. Phan Phương Đông và Chinh Lê đều xuấtthân từ chỗ có thể “nổi” với đám đông. Là con gái rượu của điêu khắc giaNguyễn Hải, em gái của điêu khắc gia Nguyễn Hải Nguyễn, Chinh Lê lúc trẻđã làm thơ và rất xinh đẹp (bây giờ vẫn mặn mà) gieo hình ảnh “nàng thơ”vào tim khối chàng trai. Còn Phan Phương Đông đã tốt nghiệp ngành “hái ratiền” thời mở cửa, ấy là khoa Thiết kế dân dụng Đại học Kiến trúc TP.HCM.Nhưng, như lời anh kể về quá trình thử “hái ra tiền” của mình: “Lần thứ nhấtnhận thiết kế công trình, người ta (chủ công trình) bảo mình thiết kế theo ýngười ta, mình không theo. Lần thứ hai mình bảo người ta theo mình, ngườita không theo. Lần thứ ba không ai chịu theo ai, thế là thôi”. Thôi, Đôngthiết kế ngôi nhà cho chính mình, một ngôi nhà rất độc đáo bên bờ sông SàiGòn từng được phong danh hiệu “nhà đẹp” trên tạp chí cùng tên. Đó cũng làcông trình kiến trúc đầu tiên và duy nhất trong “đời kiến trúc sư” của anh(sau khi cất nhà này, nhiều người nhờ thiết kế nhà cho họ nhưng anh khôngnhận). Và Chinh Lê thôi xách túi theo “hầu” bố, mà ở ngôi nhà “độc bản” ấyđể vẽ tranh, làm thơ.Tôi nhớ mấy dịp gặp nhau, Chinh Lê có cho tôi xem bản thảo tập thơ mà Lêbảo đã được quỹ Anh Thơ tài trợ in. Viết đến đây phải dài dòng một chút.Quỹ Anh Thơ được thành lập là do ý nguyện của nhà thơ Anh Thơ, tác giảtập Bức tranh quê được giải thưởng Tự Lực Văn Đoàn những năm 1930, bàlà một giọng thơ nữ hiếm hoi và độc đáo của phong trào Thơ Mới. Sau khibà mất, quỹ Anh Thơ ra đời, tài trợ cho các cây bút nữ in tác phẩm đầu tay.Chinh Lê rất trân trọng vì thế, rất chăm chút cho tập thơ. Mỗi lần đến chơinhà là Lê cho xem một số tờ thơ đã được trình bày. Cứ sửa lui sửa tới mất…mấy năm cho đến khi tôi thấy lâu, quên bẵng, thì tập thơ được in ra. Tôi cònnhớ khi Chinh Lê chuyển tập thơ tặng tôi, câu đầu tiên tôi vuột miệng khicầm tập thơ là: Trời, cứ tưởng phải xuất bản từ mấy năm trước rồi kia mà!Chinh Lê cẩn trọng đã thế, Phan Phương Đông còn “khủng khiếp” hơn.Triển lãm (điêu khắc) nào của anh cũng gửi giấy mời trước… một năm. Màcũng không phải ai cũng mời. Danh sách khách tròm trèm độ khoảng haichục. Sau hai triển lãm, bốn năm, hai năm làm một lần, thì cũng thêmđược… một người. Mà cũng là đã “cân nhắc” lắm! Triển lãm Sóng khai mạchôm 26/7 vừa rồi cũng vậy. Hơn hai chục khách, không hơn. Khai mạc chíngiờ ba mươi sáng, thì mười một giờ rưỡi “hội tan”. Chỉ là cuộc gặp gỡ, chúcmừng chia vui với tác phẩm mới của nhà điêu khắc diễn ra khoảng hai tiếngmà phải đúng hai năm ấp ủ để thực hiện. Không “khủng khiếp” thì còn gì?Lần đầu tiên gặp Phan Phương Đông thực tình tôi chỉ muốn “gây lộn”! Khócó thể tìm thêm một gã thứ hai nào có vẻ mặt lầm lì và khó ưa hơn thế! Râuria, tóc tai. Ánh nhìn khi lạnh lẽo lờ đờ, lúc kiêu hãnh quắc thước. Anh kiệmtừng từ một. Nói nhát gừng như đang gặm một thứ ngôn ngữ chết. Cứ nhưanh sợ lời nói không diễn đạt hết lòng mình, những gì đang biến động, laoxao thay đổi trong tâm hồn. Im lặng “tới mức” là thái độ anh chọn sau khitrải qua “đủ thứ hiện thực”. Sự tĩnh tại bề mặt đó đối trọng với những cuộcchiêm nghiệm, suy tư, đào thoát chưa bao giờ yên nghỉ ở bề sâu. Nhưng đóchỉ là cách tôi nhìn anh. Còn anh thì bất ngờ hơn: “Tôi giống như kẻ khuyếttật, thật khó khăn khi phải nói những điều của mình”. Trong một cuộc trả lờiphỏng vấn, anh dùng hình tượng: “Cái cây có chuyển động không? Tôi thíchgiống cái cây. Nó không vô tri vô giác đâu, có chuyển động trong sự tại chỗ.Cây luôn hướng về ánh sáng…”.Hình dung kiểu khác, qua các triển lãm của anh trước đây, như Đôi (1999),Đồng (2007), Sóng (2009), Phan Phương Đông gần với các chất liệu đất, đá,đồng, gần với đúc, đanh, đắm, đổ, đặc. Là nén. Là khối. Là thế mạnh củabiểu hình chứ không hoàn toàn biểu ngữ. Cảm tưởng anh luôn loay hoay vớimột khối trầm lạ, tìm cách chuyển động. Làm sao có thể như Sisyphe xoaymột khối đá vuông lên đỉnh núi? Liệu nó có phải là con Nhân sư Xphinx cócánh hay thần Atlax phải chống đỡ, khuôn vác cả bầu trời khổng lồ trên đôivai trần của mình? Mà tại sao phải đi tìm lý lẽ thần bí để thỏa mãn tâm lýtrong những điển tích cổ xưa của thần thoại Hy Lạp? Phan Phương Đông vuichơi sinh tử với Âm Dương, mặt trời – mặt trăng, đêm và ngày, hữu hình vàvô hình. Anh đã thử gọi tên ...

Tài liệu được xem nhiều: