Áo bà ba - nét xưa nhìn lại - Không biết tự bao giờ
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 129.34 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Áo bà ba - nét xưa nhìn lạiKhông biết tự bao giờ nhắc đến áo bà ba người ta nghỉ ngay đến vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc, dịu dàng của người phụ nữ Nam Bộ. Ngược dòng lịch sử, trở về mảnh đất Nam bộ thủa sơ khai, cũng là tìm về gốc tích của chiếc áo bà ba. Không như người Bắc mặc váy, yếm hay áo tứ thân... bộ y phục thường ngày của người Nam bộ thế kỷ XVIII là áo ngắn và quần dài. Về sau đến thế kỷ XIX đã có sự cải tiến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áo bà ba - nét xưa nhìn lại - Không biết tự bao giờ Áo bà ba - nét xưa nhìn lạiKhông biết tự bao giờ nhắc đến áo bà ba người ta nghỉ ngay đến vẻ đẹp thuầnhậu, mộc mạc, dịu dàng của người phụ nữ Nam Bộ. Ngược dòng lịch sử, trở về mảnh đất Nam bộ thủa sơ khai, cũng là tìm vềgốc tích của chiếc áo bà ba. Không như người Bắc mặc váy, yếm hay áo tứ thân...bộ y phục thường ngày của người Nam bộ thế kỷ XVIII là áo ngắn và quần dài.Về sau đến thế kỷ XIX đã có sự cải tiến quan trọng cho bộ y phục ban đầu ấythành bộ y phục thông dụng mà chúng ta thấy ngày nay đó là bộ quần áo có tênbà ba. Nhưng cũng có người lại cho rằng bộ bà ba Nam bộ phỏng theo y phục củacác nước lân cận nhờ quá trình giao lưu văn hoá. Cụ thể hơn đó là kiểu trangphục của người BaBa- một nhóm người Hoa sống trên đảo Pinang thuộcMalaysia ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta phải luôn khẳng định một điều rằng dùxuất xứ như thế nào thì bộ bà ba đen, khăn rằn và nón lá đã kết hợp với nhau trởthành nét biểu trưng đặc sắc cho vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hoá của người phụnữ Nam bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam. Áo bà ba vốn là áo không cổ. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vảinguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trênxuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Độ dài của áo chỉ trùm quamông, gần như bó sát thân. Áo kết hợp với chiếc quần đen dài chấm cổ chân hoặcgót chân đã làm đẹp thêm hình hài vóc dáng của người phụ nữ với chiếc lưng ongnhẹ nhàng, thanh thoát, mềm mại. Nếu so với các trang phục truyền thống trong và ngoài nước, thì có lẽ áo bàba Nam bộ là bộ trang phục đơn giản nhất. Sự khiêm tốn này phù hợp với quanđiểm sống của người Việt luôn đề cao sự giản dị, nền nã. Chỉ thế thôi nhưng nóđã dệt nên những bản hoà tấu nhẹ nhàng trầm bổng nối hai bờ quá khứ và hiện tại,làm nao lòng bao lữ khách qua đây. Thủa xa xưa áo theo người đi đánh giặc, giữ nước, giữ nhà , cùng Bà Định,Bà Điểm, cùng đội quân tóc dài trong phong trào Đồng Khởi, làm nên câu hát dudương: Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm. Thấp thoáng con xuồng bénhỏ đến mong manh. Nón lá đội nghiêng coi thường con sống dữ. Hậu Giang ơiem vẫn đẹp ngàn đời. Ngày nay, ta có thể thấy họ - những người con gái Nambộ ấy đảm đang khi ra đồng, mềm mại trên những chuyến đò ngang, thấp thoángđâu đây bên những rặng dừa, gió tung tà áo trên những chiếc cầu tre lắt lẻo haybay bổng trong điệu hò điệu lý. Áo là biểu tượng, là tâm hồn, là kết tinh của quê hương xứ sở, là hồn Việttrải qua mấy trăm năm kể từ khi cha ông ta khai phá mảnh đất phương Nam.Nhưng ngày nay cái đẹp thuần khiết ấy, những sắc màu dung dị ấy đang mai mộtdần đi. Cổ tròn, cổ tim hoặc cổ thìa vốn là đặc trưng của áo bà ba nhưng giờ đâydưới bàn tay biến tấu của các nhà thiết kế hoặc do sở thích cá nhân, cổ áo khithấp, khi cao, khi trễ nải, lúc hình vuông, hình lá, lúc khoét rộng hở hang. Độ dàirộng ngắn hẹp của áo ư? Tuỳ thích! Ta biết đặc điểm của miền đất Nam bộ lànhiều kênh rạch sông nước, thừa nắng gió nên phải chít eo và xe tà thấp thôi đểdù có đi làm hoặc đi chơi nắng gió sông nước chỉ đủ làm tung nhẹ tà áo màkhông để làm mất đi vẻ e ấp kín đáo của người phụ nữ. Nhưng giờ đây người tachít eo cao lên, vạt áo xe thật dài, xẻ thật cao gần về phía nách. Chắc để hở chúteo, chút lườn cho bắt mắt chăng? Y phục xưa thường nhuộm màu đen, màu nâu, bằng lá bàng, vở cây đà, câycóc hoặc trái dưa nưa (makloer). Từ một bộ bà ba đen ban đầu, theo thời gian sởthích và nếp sinh hoạt thay đổi dần dần nó được hoàn thiện thêm với đủ các cungbậc trầm bổng của màu sắc, hoạ tiết, hoa văn. Nhiều nhà thiết kế, nhà tạo mẫu cótâm huyết, muốn kế thừa và phát huy truyền thống của trang phục đã có nhữngcải tiến, phá cách thành công để áo bà ba không những sống trong đời sống hàngngày mà nó còn sống trên sân khấu thời trang, hoà nhịp cùng tiết điệu của cuộcsống hiện đại cùng bạn bè năm châu. Nhưng lại cũng có không ít mẫu mangnhững kiểu dáng, pha lẫn hoạ tiết, màu sắc, được cải biến một cách tuỳ tiện nếukhông muốn nói là lố lăng, làm giảm thậm chí mất đi cái đẹp tự thân của bộ bà batruyền thống (điều này ít nhiều xã xảy ra với áo dài, áo tứ thân, những kiểu trangphục của dân tộc ít người...), hình ảnh bộ bà ba đen nguyên sơ dân dã trở nênnhiều hình nhiều vẻ, loè loẹt sắc màu, thêu thùa biết bao hoa lá rồng phượng. Khíhậu Nam bộ nóng nắng quanh năm nên áo được may bằng chất liệu mềm, mát,thanh mảnh, nay được may bằng những gấm những nhung. Các nhà thiết kế, nhàtạo mốt, trước khi thực thi những ý tưởng sáng tạo nào đó nên chăng hãy để tâmmột chút tìm hiểu lịch sử, phong tục, phong cách sống, quan niệm về cái Chân-Thiện-Mỹ của mỗi bộ y phục, mỗi dân tộc, mỗi xứ sở, để nắm được cái hồn, cáinét đặc trưng của bộ y phục gốc để từ đó sẽ có những sự biến tấu, cải biên phùhợp, không lạm dụng mà vẫn kế thừa bản sắc văn hoá của dân tộc. Với áo bà banên chăng hãy chọn những hoạ tiết hoa văn mềm mại, dịu dàng, những màu săctươi mới vừa phải đủ để hoà vào vườn hoa thời trang nhưng không làm mất đi vểđẹp riêng của áo? Dù cuộc sống vội vã hơn, ồn ào hơn, dù thời gian có làm cho bao giá trị thayđổi đi, nhưng đó đây trên con đường thời gian đằng đẵng, mẹ ta, chị ta, em ta vẫnmặc chiếc áo ấy như một nét hồn quê vẫn còn ẩn hiện đâu đây, vẫy gọi ta tìm vềbên cõi nhớ...Trang phục dân tộc KhơmeaDân tộc Khơme sống tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, CầnThơ, Kiên Giang, An Giang. Trang phục cổ truyền của người Khơme có cá tính ởlối mặc váy và phong cách trang phục gắn với tín giáo đạo Phật.Thường nhật nam giới trung niên và người già thường mặc bộ bà ba đen, quấnkhăn rằn trên đầu. Trong dịp lễ, tết họ mặc áo bà ba trắng, quần đen (hoặc áo đen,quàng khăn quàng trắng chéo ngang hông vắt lên vai trái. Trong đám cưới chú rểthường mặt bộ xà rông (hôl) và áo ngắn bỏ ngoài màu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áo bà ba - nét xưa nhìn lại - Không biết tự bao giờ Áo bà ba - nét xưa nhìn lạiKhông biết tự bao giờ nhắc đến áo bà ba người ta nghỉ ngay đến vẻ đẹp thuầnhậu, mộc mạc, dịu dàng của người phụ nữ Nam Bộ. Ngược dòng lịch sử, trở về mảnh đất Nam bộ thủa sơ khai, cũng là tìm vềgốc tích của chiếc áo bà ba. Không như người Bắc mặc váy, yếm hay áo tứ thân...bộ y phục thường ngày của người Nam bộ thế kỷ XVIII là áo ngắn và quần dài.Về sau đến thế kỷ XIX đã có sự cải tiến quan trọng cho bộ y phục ban đầu ấythành bộ y phục thông dụng mà chúng ta thấy ngày nay đó là bộ quần áo có tênbà ba. Nhưng cũng có người lại cho rằng bộ bà ba Nam bộ phỏng theo y phục củacác nước lân cận nhờ quá trình giao lưu văn hoá. Cụ thể hơn đó là kiểu trangphục của người BaBa- một nhóm người Hoa sống trên đảo Pinang thuộcMalaysia ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta phải luôn khẳng định một điều rằng dùxuất xứ như thế nào thì bộ bà ba đen, khăn rằn và nón lá đã kết hợp với nhau trởthành nét biểu trưng đặc sắc cho vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hoá của người phụnữ Nam bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam. Áo bà ba vốn là áo không cổ. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vảinguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trênxuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Độ dài của áo chỉ trùm quamông, gần như bó sát thân. Áo kết hợp với chiếc quần đen dài chấm cổ chân hoặcgót chân đã làm đẹp thêm hình hài vóc dáng của người phụ nữ với chiếc lưng ongnhẹ nhàng, thanh thoát, mềm mại. Nếu so với các trang phục truyền thống trong và ngoài nước, thì có lẽ áo bàba Nam bộ là bộ trang phục đơn giản nhất. Sự khiêm tốn này phù hợp với quanđiểm sống của người Việt luôn đề cao sự giản dị, nền nã. Chỉ thế thôi nhưng nóđã dệt nên những bản hoà tấu nhẹ nhàng trầm bổng nối hai bờ quá khứ và hiện tại,làm nao lòng bao lữ khách qua đây. Thủa xa xưa áo theo người đi đánh giặc, giữ nước, giữ nhà , cùng Bà Định,Bà Điểm, cùng đội quân tóc dài trong phong trào Đồng Khởi, làm nên câu hát dudương: Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm. Thấp thoáng con xuồng bénhỏ đến mong manh. Nón lá đội nghiêng coi thường con sống dữ. Hậu Giang ơiem vẫn đẹp ngàn đời. Ngày nay, ta có thể thấy họ - những người con gái Nambộ ấy đảm đang khi ra đồng, mềm mại trên những chuyến đò ngang, thấp thoángđâu đây bên những rặng dừa, gió tung tà áo trên những chiếc cầu tre lắt lẻo haybay bổng trong điệu hò điệu lý. Áo là biểu tượng, là tâm hồn, là kết tinh của quê hương xứ sở, là hồn Việttrải qua mấy trăm năm kể từ khi cha ông ta khai phá mảnh đất phương Nam.Nhưng ngày nay cái đẹp thuần khiết ấy, những sắc màu dung dị ấy đang mai mộtdần đi. Cổ tròn, cổ tim hoặc cổ thìa vốn là đặc trưng của áo bà ba nhưng giờ đâydưới bàn tay biến tấu của các nhà thiết kế hoặc do sở thích cá nhân, cổ áo khithấp, khi cao, khi trễ nải, lúc hình vuông, hình lá, lúc khoét rộng hở hang. Độ dàirộng ngắn hẹp của áo ư? Tuỳ thích! Ta biết đặc điểm của miền đất Nam bộ lànhiều kênh rạch sông nước, thừa nắng gió nên phải chít eo và xe tà thấp thôi đểdù có đi làm hoặc đi chơi nắng gió sông nước chỉ đủ làm tung nhẹ tà áo màkhông để làm mất đi vẻ e ấp kín đáo của người phụ nữ. Nhưng giờ đây người tachít eo cao lên, vạt áo xe thật dài, xẻ thật cao gần về phía nách. Chắc để hở chúteo, chút lườn cho bắt mắt chăng? Y phục xưa thường nhuộm màu đen, màu nâu, bằng lá bàng, vở cây đà, câycóc hoặc trái dưa nưa (makloer). Từ một bộ bà ba đen ban đầu, theo thời gian sởthích và nếp sinh hoạt thay đổi dần dần nó được hoàn thiện thêm với đủ các cungbậc trầm bổng của màu sắc, hoạ tiết, hoa văn. Nhiều nhà thiết kế, nhà tạo mẫu cótâm huyết, muốn kế thừa và phát huy truyền thống của trang phục đã có nhữngcải tiến, phá cách thành công để áo bà ba không những sống trong đời sống hàngngày mà nó còn sống trên sân khấu thời trang, hoà nhịp cùng tiết điệu của cuộcsống hiện đại cùng bạn bè năm châu. Nhưng lại cũng có không ít mẫu mangnhững kiểu dáng, pha lẫn hoạ tiết, màu sắc, được cải biến một cách tuỳ tiện nếukhông muốn nói là lố lăng, làm giảm thậm chí mất đi cái đẹp tự thân của bộ bà batruyền thống (điều này ít nhiều xã xảy ra với áo dài, áo tứ thân, những kiểu trangphục của dân tộc ít người...), hình ảnh bộ bà ba đen nguyên sơ dân dã trở nênnhiều hình nhiều vẻ, loè loẹt sắc màu, thêu thùa biết bao hoa lá rồng phượng. Khíhậu Nam bộ nóng nắng quanh năm nên áo được may bằng chất liệu mềm, mát,thanh mảnh, nay được may bằng những gấm những nhung. Các nhà thiết kế, nhàtạo mốt, trước khi thực thi những ý tưởng sáng tạo nào đó nên chăng hãy để tâmmột chút tìm hiểu lịch sử, phong tục, phong cách sống, quan niệm về cái Chân-Thiện-Mỹ của mỗi bộ y phục, mỗi dân tộc, mỗi xứ sở, để nắm được cái hồn, cáinét đặc trưng của bộ y phục gốc để từ đó sẽ có những sự biến tấu, cải biên phùhợp, không lạm dụng mà vẫn kế thừa bản sắc văn hoá của dân tộc. Với áo bà banên chăng hãy chọn những hoạ tiết hoa văn mềm mại, dịu dàng, những màu săctươi mới vừa phải đủ để hoà vào vườn hoa thời trang nhưng không làm mất đi vểđẹp riêng của áo? Dù cuộc sống vội vã hơn, ồn ào hơn, dù thời gian có làm cho bao giá trị thayđổi đi, nhưng đó đây trên con đường thời gian đằng đẵng, mẹ ta, chị ta, em ta vẫnmặc chiếc áo ấy như một nét hồn quê vẫn còn ẩn hiện đâu đây, vẫy gọi ta tìm vềbên cõi nhớ...Trang phục dân tộc KhơmeaDân tộc Khơme sống tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, CầnThơ, Kiên Giang, An Giang. Trang phục cổ truyền của người Khơme có cá tính ởlối mặc váy và phong cách trang phục gắn với tín giáo đạo Phật.Thường nhật nam giới trung niên và người già thường mặc bộ bà ba đen, quấnkhăn rằn trên đầu. Trong dịp lễ, tết họ mặc áo bà ba trắng, quần đen (hoặc áo đen,quàng khăn quàng trắng chéo ngang hông vắt lên vai trái. Trong đám cưới chú rểthường mặt bộ xà rông (hôl) và áo ngắn bỏ ngoài màu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trang phục truyền thống trang phục các dân tộc nét độc đáo trong trang phục việt nam áo dài và áo bà ba lịch sử trang phục việtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tìm hiểu về Trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam: Phần 2
117 trang 301 0 0 -
33 trang 101 0 0
-
83 trang 90 0 0
-
Tìm hiểu về Trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam: Phần 1
123 trang 88 0 0 -
Giáo trình Trang phục các dân tộc Việt Nam: Phần 1
82 trang 69 1 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 56 0 0 -
Áo dài - women's long dress: phần 1
52 trang 40 0 0 -
Giáo trình môn học Thiết kế trang phục 3: Phần 1 - ĐH Công nghiệp TP.HCM
85 trang 40 0 0 -
Áo dài - women's long dress: phần 2
50 trang 38 0 0 -
Giáo trình Trang phục các dân tộc Việt Nam: Phần 2
107 trang 38 0 0