Danh mục

Ảo giác màu sắc và hình dạng (3)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 270.73 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hình vẽ này của Kitaoka chứa một số cấu trúc tròn màu lam-lục. Các vòng màu đỏ đơn thuần là sự sáng tạo của não bạn mà thôi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảo giác màu sắc và hình dạng (3) Ảo giác màu sắc và hình dạng (3) Hình vẽ này của Kitaoka chứa một số cấu trúc tròn màu lam-lục. Các vòngmàu đỏ đơn thuần là sự sáng tạo của não bạn mà thôi. Một quá trình gọi là tính bất biến màu làm cho một vật trông y hệt nhau dướinhững điều kiện chiếu sáng khác nhau, mặc dù màu sắc của ánh sáng phản xạ từvật khác nhau về phương diện vật lí. Tính bất biến màu là một quá trình hết sứcquan trọng giúp chúng ta nhận ra các vật thể, bạn bè và người thân cả trong ánhsáng yếu ớt của ngọn lửa trong hang động và trong ánh sáng nắng chói chang củavùng hoang mạc. Vì toàn bộ hình ảnh ở đây được vẽ trong vùng tô màu lam, nên não đã giảđịnh sai lầm rằng hình ảnh được chiếu sáng bởi ánh sáng màu lam, và vòng xám tựnhiên bên trong và các cấu trúc lam do đó phải ngả sang đỏ. Hệ thị giác trừ màulam “chiếu sáng xung quanh” khỏi các vòng màu xám, và màu xám trừ đi màu lammang lại màu đỏ nhạt. Các vòng nhiều màu sắc Ở đây là một thí dụ khác của cách thức não xác định màu sắc phụ thuộc vàongữ cảnh. Trong các cấu trúc đồng tâm ở bảng kiểm bên trái, các vòng tròn ở giữatrông hoặc có màu lục, hoặc có màu lam, nhưng chúng đều có cùng màu sắc giốngnhau (màu ngọc lam). Các vòng ở giữa trong bảng kiểm bên phải đều có chungmàu tô là màu vàng. Không giống như các hình trước, loại ảo giác màu sắc này khógiải thích bằng một quá trình đối lập vì màu sắc biểu kiến của các vòng giống vớimàu nền hơn là không giống. Ảo giác màu sắc và hình dạng (2) Khối Rubik ngớ ngẩn Khối Rubik là một câu đố hiểm ba chiều trong đó người chơi xoay các mặtchia ô của một hình lập phương cho đến khi mỗi mặt có cả chín ô cùng màu. Nghecó vẻ dễ nhỉ? Nhưng chỉ khi có các điều kiện chiếu sáng ổn định thôi. Như trongảnh ảo giác ở trên của Beau Lotto và Dale Purves ở trường Đại học Duke, nếu nhưđiều kiện chiếu sáng thay đổi thì khó mà nhận ra màu sắc thích hợp nữa. Mẩu ảogiác có lớp mặt nạ (hai hình bên phải) cho thấy các hình vuông màu lam ở hình thứnhất và các hình vuông màu vàng ở hình thứ 2 thật ra đều có màu xám thi nhìndưới ánh sáng trắng. Sự cảm nhận màu sắc không phụ thuộc hoàn toàn vào bướcsóng của ánh sáng đi vào võng mạc của bạn; thay vì thế, não bạn gán cho các màudựa trên điều kiện chiếu sáng và chỉ sử dụng bước sóng làm một chỉ dẫn để xácđịnh xem vật nào đỏ hơn hay lam hơn những vật khác ở chung trong một khungcảnh mà thôi. Mắt xanh hay mắt xám? Cô bé hoạt hình Nhật Bản này của Kitaoka trông như cô có một con mắt xanhvà một con mắt xám. Thật ra, cả hai con mắt đều được tô màu xám. Con mắt bênphải của cô bé chỉ trông cùng màu với cái kẹp tóc của cô vì khung cảnh nhuốmsang màu đỏ. Một phần của quá trình cảm nhận màu sắc là ba loại tế bào cảmquang khác nhau trong mắt được sử dụng để phản ứng với ba họ hàng màu sắcchồng lấn nhau: đỏ, lục và lam (chúng được kích thích bởi ánh sáng khả kiến cóbước sóng dài, trung bình và ngắn). Những tín hiệu này sau đó được so sánh tứcthời với tín hiệu truyền đến từ những vùng lân cận trong cùng khung cảnh. Khi cáctín hiệu truyền qua những trung tâm xử lí mỗi lúc một cấp cao hơn bên trong não,chúng tiếp tục được so sánh với những mảng mỗi lúc một lớn hơn của khung cảnhxung quanh. “Quá trình kháng đối” này, như các nhà khoa học gọi như vậy, có nghĩalà màu sắc và độ sáng luôn luôn mang tính tương đối.

Tài liệu được xem nhiều: