Danh mục

Áp dụng IFRS và mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 471.87 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Áp dụng IFRS và mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam" thảo luận về IFRS trong bối cảnh Chính phủ đặt mục tiêu sớm nâng hạng TTCK Việt Nam. Từ đó gợi ý chính sách nhằm đạt mục tiêu đưa TTCK Việt Nam lên hạng Thị trường Mới nổi (Emerging Market). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng IFRS và mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam ÁP DỤNG IFRS VÀ MỤC TIÊU NÂNG HẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ThS. Lương Minh Hà1Tóm tắt Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán (TTCK)Việt Nam đã không ngừng chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nóichung và các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nói riêng. Vốn hoá thị trường liên tục tăngvới số lượng nhà đầu tư tham gia đạt mức kỷ lục trong lịch sử, bất chấp các diễn biếnkhó lường của dịch Covid-19. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam vẫn nằm trong nhóm Cận biên(Frontier Market), theo xếp hạng của các tổ chức uy tín như MSCI hay FTSE. Và mộttrong những yếu tố quan trọng cần đáp ứng đó là chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tàichính (BCTC) của các doanh nghiệp niêm yết cho phù hợp với thông lệ quốc tế (IFRS).Quá trình áp dụng vẫn còn nhiều rào cản cần vượt qua, phần lớn đến từ nhu cầu nội tạicác doanh nghiệp. Bài viết thảo luận về IFRS trong bối cảnh Chính phủ đặt mục tiêu sớmnâng hạng TTCK Việt Nam. Từ đó gợi ý chính sách nhằm đạt mục tiêu đưa TTCK ViệtNam lên hạng Thị trường Mới nổi (Emerging Market).Từ khóa: IFRS, nâng hạng, thị trường chứng khoán, bình thường mới1. Nâng hạng TTCK và vai trò của IFRS với nâng hạng TTCK Việt Nam Xếp hạng TTCK là việc các tổ chức đánh giá tín nhiệm căn cứ các tiêu chí thể hiệnmức độ phát triển của thị trường để xếp loại các TTCK vào các hạng mục khác nhau theothứ tự từ thấp đến cao. Trên thế giới có nhiều tổ chức xếp hạng, ba tổ chức uy tín nhất baogồm SCI (Morgan Stanley Capital International), S&P Down Jones (Standard & Poor’s),FTSE Russell (Financial Times Stock Exchange). Hạng của TTCK các quốc gia hiện nayđược xếp thành ba cấp độ: cao nhất là Thị trường phát triển (Developed Market), kế đếnThị trường mới nổi (Emerging Market) và thấp nhất là Thị trường cận biên (FrontierMarket). Nâng hạng TTCK xét đơn thuần đó là việc chuyển từ thị trường cấp thấp lên thịtrường cấp cao hơn (từ thị trường Cận biên lên Mới nổi, hoặc từ Mới nổi lên Phát triển). Nâng hạng thị trường đem lại nhiều lợi ích lớn lao cho nền kinh tế, doanh nghiệp,tổ chức và nhà đầu tư cá nhân. Trong đó, phải kể đến việc thu hút lượng vốn lớn từ cácnhà đầu tư tổ chức và cá nhân đến từ nước ngoài. Nhất là vốn từ các quỹ đầu tư thụ động.Với quy mô thanh khoản thị trường chỉ khoảng 1 tỷ USD/phiên hiện nay, nếu nâng hạngthành công, giá trị giao dịch có thể gấp nhiều lần và đó là động lực đối với TTCK Việt1 Khoa Tài chính – Học viện Ngân hàng894Nam. Thêm vào đó, môi trường đầu tư cũng được cải thiện khi buộc phải đáp ứng cáctiêu chí nâng hạng, làm cơ sở để doanh nghiệp thu hút vốn phục vụ sản xuất kinh doanh,các nhà đầu tư cá nhân có điều kiện kiếm lời với tỷ suất sinh lời cải thiện. Tính đến 3/2022, dưới đánh giá của các tổ chức xếp hạng thị trường uy tín mà đạidiện là MSCI và FTSE Russel, thì MSCI vẫn xếp Việt Nam trong nhóm Thị trường Cậnbiên, trong khi đó FTSE Russell tiếp tục duy trì Việt Nam trong danh sách chờ xét nânghạng TTCK từ Thị trường Cận biên lên Thị trường Mới nổi. Thông qua các cuộc thảoluận với MSCI, FTSE Russell , có thể thấy hiện nay Việt Nam đã tiến rất gần đến nhómthị trường mới nổi (emerging market) khi đã thoả mãn 7 trong tổng số 9 tiêu chí nânghạng. Hai tiêu chí chưa đáp ứng đó là “Chu kỳ thanh toán-DvP” do nhà đầu tư phải kýquỹ đủ tiền mặt trước khi đặt lệnh. Tiêu chí “Thanh toán – Tỷ lệ hiếm khi giao dịch thấtbại” không được đánh giá, do yêu cầu thanh toán (ký quỹ trước) hiện tại dẫn tới việc khảnăng giao dịch thất bại gần như không tồn tại. Theo gợi ý của các tổ chức xếp hạng, các tiêu chí TTCK cần cải thiện bao gồm: (1) Giới hạn sở hữu nước ngoài tại lĩnh vực có điều kiện; (2) TTCK bị ảnh hưởng đáng kể bởi room khối ngoại; (3) Quyền bình đẳng đầu tư nước ngoài liên quan đến thông tin tiếng Anh và room sở hữu; (4) Mức độ tự do hóa thị trường ngoại hối; (5) Đăng ký mở tài khoản phải có chấp thuận của Trung tâm lưu lý chứng khoán Việt Nam; (6) Quy định thị trường và dòng thông tin bằng Tiếng Anh và (7) Thanh toán bù trừ không có thấu chi và ứng trước tiền. Trong đó, các đơn vị cũng nhấn mạnh: “chỉ khi các doanh nghiệp minh bạch, tuânthủ kỷ luật công bố thông tin; làm quen và thực thi chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS, pháttriển bền vững… là cái gốc để nâng hạng thị trường”. (Tạp chí cộng sản, 2021). Áp dụng Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) không đơn thuần là sự thay đổi từ VAStrên BCTC mà còn là ‘cuộc chuyển đổi có ảnh hưởng rộng lớn đến tất cả các khía cạnh kháccủa một doanh nghiệp như quá trình sản xuất kinh doanh, hệ thống công nghệ thông tin, cácthủ tục kiểm soát có liên quan, hệ thống quản lý thuế, đánh giá khen thưởng…” Và như vậy, vai trò của IFRS với việc nâng hạng TTCK Việt Nam thể hiện trênbốn khía cạnh: i) Đảm bảo tính minh bạch của báo cáo tài chính, đặc biệt là phản ánh thôngtin tài chính sát thực tế hơn. PwC đánh giá, điều đó xuất phát từ việc cập nhật các chuẩnmực về giá trị hợp lý và đề cao bản chất hơn hình thức. Điều đó giúp các nhà đầu tư được 895 tiếp cận thông tin trung thực, hợp lý, bảo vệ nhà đầu tư khỏi các thông tin thiếu minh bạch, giảm thiểu các thiệt hại cho nhà đầu tư. ii) Đảm bảo tính so sánh được của các BCTC các công ty niêm yết của Việt Nam với các công ty niêm yết ở thị trường nước ngoài. Từ đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thu hút vốn từ nước ngoài, và cũng là tiền đề cho các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường quốc tế hoặc nhận các khoản vay ưu đãi từ các định chế tài chính toàn cầu như WB, IMF, ADB… iii) Tăng thanh khoản cho thị trường: áp dụng IFRS giúp đem lại thôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: