Danh mục

Áp dụng phương pháp học kết hợp trong giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên chương trình liên kết quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương - cơ sở thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 560.62 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng của phương pháp học kết hợp trong dạy và học tiếng Anh, tác giả đã thực hiện bài nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp này mang lại một số lợi ích cho sinh viên. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều khó khăn mà sinh viên gặp phải khi áp dụng phương pháp học kết hợp (blended learning).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng phương pháp học kết hợp trong giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên chương trình liên kết quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương - cơ sở thành phố Hồ Chí Minh 195 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC KẾT HỢP TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT QUỐC TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG - CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH IMPLEMENTING BLENDED LEARNING APPROACH IN ENGLISH LANGUAGE TEACHING FOR STUDENTS OF TRANSNATIONAL EDUCATION PROGRAMS AT FOREIGN TRADE UNIVERSITY - HO CHI MINH CAMPUS ThS Nguyễn Ngọc Trân – Ban QLKH-HTQT TÓM TẮT Sự phát triển của khoa học công nghệ từ cuộc cách mạng 3.0, đặc biệt là công nghệ thông tin dẫn đến sự ra đời của phương thức đào tạo E-Learning, phương thức này đã và đang chứng minh được ưu điểm của nó so với phương thức đào tạo truyền thống. Tuy nhiên, trong bối cảnh CMCN 4.0 truyền tải về Việt Nam thì một vấn đề lớn được đặt ra đối với các nhà nghiên cứu khoa học về giáo dục ở cả góc độ lý luận và thực tiễn cần phải luận giải đưa đến sự cấp thiết của việc áp dụng phương pháp học kết hợp. Bước đầu, trường đại học Ngoại Thương cơ sở II thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng phương pháp học kết hợp vào chương trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên chương trình liên kết đào tạo quốc tế. Do đang trong quá trình thử nghiệm nên chương trình vẫn còn một số hạn chế nhất định. Với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng của phương pháp học kết hợp trong dạy và học tiếng Anh, tác giả đã thực hiện bài nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp này mang lại một số lợi ích cho sinh viên. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều khó khăn mà sinh viên gặp phải khi áp dụng phương pháp học kết hợp (blended learning). Từ khóa: Đào tạo trực tuyến, công nghệ thông tin, phương pháp học kết hợp, chương trình liên kết đào tạo quốc tế. Abstract The development of science and technology from the 3.0 revolution, especially 196 information technology, led to the development of E-Learning teaching method, which has proved its advantages over Traditional teaching methods. However, in the context of the transmission of the industrial revolution 4.0 to Vietnam, a big problem is posed to scientific researchers on education at both theoretical and practical sides that need to be addressed to the urgency. Foreign Trade University - Ho Chi Minh City Campus has applied blended learning to the English teaching. Due to the testing process, the program still has some certain limitations. With the aim to improve the effectiveness of the blended learning methodology in teaching and learning English, the author carried out this research. The research results show that this method brings some benefits to students. However, there are still many difficulties when applying this method in English language teaching Key words: E-learning, information technology, blended learning, transnational education programs. 1. Đặt vấn đề Tại trường đại học Ngoại thương, việc nâng cao chất lượng dạy và học luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy, trường Đại học Ngoại thương đã và đang áp dụng nhiều phương pháp học khác nhau và phương pháp học trực tuyến (E-learning) cũng đã được áp dụng thử nghiệm trong việc giảng dạy tiếng Anh tại trường. Với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng của phương pháp học kết hợp trong dạy và học tiếng Anh, tác giả đã thực hiện bài nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về những lợi ích mà phương pháp học kết hợp mang lại cho sinh viên và những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình áp dụng phương pháp này. 2. Khung lý Thuyết 2.1. Blended Learning 2.1.1. Khái Niệm Blended Learning (Hybrid model) hay còn gọi là “học tập kết hợp” là phương pháp học hòa trộn giữa cách học truyền thống trên lớp và cách học hiện đại E-Learning (Mobile Learning và Internet Learning). Đây chính là phương pháp cập nhật theo đúng 197 xu thế học tập của rất nhiều quốc gia trên thế giới, ban đầu được nghiên cứu bởi Đại học Cambridge trong việc giảng dạy ngoại ngữ, sau này đã được áp dụng giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng cũng như các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp trong các lĩnh vực đào tạo khác (UB Academy, 2017). Thực tế, phương pháp học Blended Learning là sự kế thừa từ việc phát triển mô hình học tập trực tuyến (E-Learning). Học tập kết hợp “Blended Learning – BL” xuất phát từ nghĩa của từ “Blend” tức là “pha trộn” để chỉ một hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, là sự kết hợp “hữu cơ” của hình thức học tập trực tuyến và học tập truyền thống. Đây là hình thức học khá phổ biến trên thế giới. Học tập kết hợp là sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể. “Học tập kết hợp (Blended Learning) để chỉ các mô hình kết hợp giữa hình thức học truyền thống và các giải pháp E-Learning”. Mô hình kết hợp có thể được mô tả như sau. Trong mô hình này, người học tham gia vào quá trình học tập bằng hình thức học giáp mặt trên lớp (nhóm, cá nhân, seminar, hội thảo); hình thức hợp tác qua mạng Internet (chat, blog, online, forum) và tự học (trực tuyến/ ngoại tuyến, độc lập về không gian). Học tập kết hợp sử dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy quá trình học tập bên ngoài lớp học là một mô hình đã và đang ngày càng phổ biến đặc biệt là ở bậc đại học (Garrison và Kanuka, 2004) có lẽ vì những lợi ích học tập mà nó mang lại (Ark, 2012). Một nghiên cứu gần đây nhất của nhóm tác giả gồm Means, Toyama, 198 Murphy, Bakia, Jones (2010) đánh giá tổng kết hiệu quả của mô hình Học tập kết hợp. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: