Danh mục

Áp dụng phương pháp học tích cực với các môn học ngành Tài chính ngân hàng giúp nâng cao tính chủ động của sinh viên trong học tập tại trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 279.33 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là giới thiệu một số phương pháp giảng dạy hiện đại nhằm vận dụng các phương pháp này vào giảng dạy các môn học ngành Tài chính – Ngân hàng cho sinh viên ngành Tài chính ngân hàng của Đại học HUTECH.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng phương pháp học tích cực với các môn học ngành Tài chính ngân hàng giúp nâng cao tính chủ động của sinh viên trong học tập tại trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh ÁP D NG PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VỚI CÁC MÔN HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG GIÚP NÂNG CAO TÍNH CHỦ ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TRONG HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Lê Vỉ Khan, Nguyễn Lý Thùy Trang, Phạm Khả Vy, Nguyễn Minh Thế, Lê Thiện Quát Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: PGS. TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Yêu cầu đối với nguồn nhân lực của nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi các trường Đại học khối ngành kinh tế nói chung và đối với trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) nói riêng, phải đổi mới phương pháp giảng dạy giúp nâng cao tính chủ động của sinh viên trong học tập và đạt được nhiều mục tiêu học tập cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Mục tiêu của nghiên cứu này là giới thiệu một số phương pháp giảng dạy hiện đại nhằm vận dụng các phương pháp này vào giảng dạy các môn học ngành Tài chính – Ngân hàng cho sinh viên ngành Tài chính ngân hàng của Đại học HUTECH. Từ khóa: phương pháp giảng dạy, ngành tài chính ngân hàng, sinh viên, phương pháp học, học tích cực 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy vậy, về cơ bản, nước ta vẫn là một nước nghèo nàn, lạc hậu, kém xa nhiều nước trên thế giới. Việt Nam đang dần chuyển mình vào nền kinh tế tri thức, vai trò của các trường đại học đặc biệt là các trường đại học khối ngành kinh tế càng trở nên quan trọng. Một trong những thách thức của các trường đại học nói chung và trường Đại học HUTECH nói riêng là làm thế nào để đào tạo ra những sinh viên giỏi, đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của xã hội cả về thể lực, trí lực và kỹ năng nghề. Các giải pháp đã được đặt ra về mặt phương pháp giảng dạy trong đó nhiều nhà giáo dục đề xuất quan điểm cần mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy hiện đại, giúp sinh viên chủ động tích cực lĩnh hội kiến thức, đáp ứng các chuẩn đào tạo mới. Tuy vậy, phương pháp giảng dạy cụ thể đối mới các môn học ngành tài chính ngân hàng giúp nâng cao tính chủ động của sinh viên trong học tập vẫn còn là vấn đề hấp dẫn nhưng khá mới mẻ, chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Mục tiêu của bài viết là giới thiệu một số phương pháp giảng dạy mới, hiệu quả, có thể áp dụng đối với các học phần thuộc ngành tài chính ngân hàng về mặt lý thuyết và một số ví dụ minh hoạ. 1314 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Giới thiệu đặc điểm, ưu điểm của hương pháp dạy và học tích cực Thuật ngữ phương pháp giảng dạy “mới” là muốn nói đến những phương pháp giảng dạy hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong học tập. Ở những phương pháp này, người học là trung tâm của quá trình dạy học còn người dạy chỉ là người giúp đỡ, chỉ đường giúp cho người học tự tìm ra kiến thức và lĩnh hội kiến thức đó. Đây là điểm khác biệt so với các phương pháp giảng dạy truyền thống. Theo Osborn, A. F. (1963), ở phương pháp giảng dạy tích cực, chủ động, người thầy làm nhiệm vụ tạo ra các cơ hội học tập, thông qua các hoạt động đa dạng, kích thích sinh viên khám phá, phân tích, đánh giá kiến thức, do đó người học mới là trung tâm của quá trình dạy học. Thực hiện phương pháp giảng dạy tích cực không có nghĩa là giảng viên phó mặc hoàn toàn cho sinh viên mà ngược lại, giảng viên cần mất nhiều thời gian và công sức lựa chọn phương pháp và chuẩn bị các hoạt động dạy học cụ thể. Trong quá trình giảng dạy, ngoài giờ lên lớp, người thầy cần phải theo dõi các hoạt động tự học của sinh viên, giúp đỡ khi cần thiết, trao đổi thảo luận và đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Phương pháp giảng dạy tích cực đem lại nhiều ưu điểm: Thứ nhất, phương pháp giảng dạy tích cực giúp sinh viên nắm được kiến thức sâu hơn và vững chắc hơn. Thứ hai, phương pháp giảng dạy tích cực giúp sinh viên đạt được nhiều mục tiêu học tập cùng lúc cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực tại các trường đại học đang là xu thế mới và được nhiều giảng viên thực hiện thành công. 2.2 Giới thiệu cụ thể một số hương pháp học mới giúp sinh viên học tập chủ động đối với các môn học ngành tài chính ngân hàng Phương pháp động não (Brainstorming): theo Osborn (1963), phương pháp động não là cách thức vận dụng kinh nghiệm và sáng kiến mỗi người trong thời gian tối thiểu tuỳ vấn đề đưa ra để có được những dữ kiện tốt nhất. Theo Lyman, F. (1987), động não là một kỹ thuật dạy học tích cực, thông qua thảo luận, nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề, của mọi thành viên tham gia thảo luận. - Động não công khai, là hình thức thông thường của động não, các thành viên công khai phát biểu (bằng miệng) suy nghĩ giải quyết của mình về vấn đề đã được đưa ra, cùng với sự tham khảo và phát triển những ý tưởng của thành viên phát biểu trước đó. - Động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong động não viết thì những ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý kiến bằng cách viết chung vào giấy, bảng… bằng các từ khóa thành một bản đồ tư duy, hay một bài viết hoàn chỉnh về một chủ đề. - Động não không công khai là một hình thức của động não viết. ỗi một thành viên viết riêng ra giấy, nhưng chưa công khai, những ý đồ giải uyết vấn đề theo cách riêng của mình, mà không có sự tham khảo ý kiến hay bị tác động của người khác. Sau đó nhóm 1315 mới tập hợp các ý tưởng riêng đó và thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát triển các ý tưởng tốt. Phương pháp Suy nghĩ – Từng cặp – Chia sẻ (Think – Pair – Share ...

Tài liệu được xem nhiều: