Danh mục

Áp dụng phương pháp hồi quy generalized method of moments (GMM) lên mô hình lực hấp dẫn (Gravity model) trong phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 383.32 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cung cấp mô hình GM với hệ thống các biến phù hợp và đã được kiểm nghiệm bằng những nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín trên thế giới, (ii) Bài viết đưa ra phương pháp ước lượng phù hợp với dữ liệu có thể thu thập được và đảm bảo cung cấp một kết quả vững và không chệch, cụ thể ở đây là phương pháp system-GMM.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng phương pháp hồi quy generalized method of moments (GMM) lên mô hình lực hấp dẫn (Gravity model) trong phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY GENERALIZED METHOD OF MOMENTS (GMM) LÊN MÔ HÌNH LỰC HẤP DẪN (GRAVITY MODEL) TRONG PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM TS. Hoàng Thanh Hiền Đại học Duy Tân TÓM TẮT Từ sau công cuộc đổi mới, Việt Nam đã tích cực tham gia và hội nhập vào hoạt động kinh tế toàn cầu và đã đạt được những thành tựu kinh tế to lớn. Một trong các mô hình thường được sử dụng để đánh giá tác động của các hiệp định thương mại đối với nền kinh tế các nước thành viên là mô hình lực hấp dẫn (Gravity Model – GM). Đã có một số nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FTA đối với nền kinh tế Việt Nam sử dụng mô hình GM. Tuy nhiên kết quả ước lượng của các nghiên cứu này có thể bị nghi ngờ về độ vững và không chệch do thường sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (Ordinary least squares – OLS). Bài viết này nhằm giải quyết 2 vấn đề: (i) Bài viết cung cấp mô hình GM với hệ thống các biến phù hợp và đã được kiểm nghiệm bằng những nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín trên thế giới, (ii) Bài viết đưa ra phương pháp ước lượng phù hợp với dữ liệu có thể thu thập được và đảm bảo cung cấp một kết quả vững và không chệch, cụ thể ở đây là phương pháp system-GMM. Từ khóa: FTA, Mô hình, lực hấp dẫn, thương mại, ước lượng GMM, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Kể từ sau giai đoạn đổi mới năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường trong đó bao gồm tự do hóa giá cả theo hướng thị trường, chính sách tỷ giá phù hợp, hệ thống tài chính ổn định, giảm bớt độc quyền của doanh nghiệp nhà nước và ủng hộ sự phát triển của kinh tế tư nhân. Nhờ đó, trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao, kinh tế vĩ mô ổn định, thương mại phát triển và công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những thành tích nhất định. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống Kê (TCTK), trong giai đoạn 2007 – 2017, GDP thực tế của Việt Nam đã tăng trung bình hàng năm 6% và GDP bình quân đầu người ở mức 5,4%. Sự tăng trưởng ấn tượng này đã giúp Việt Nam từ một trong những những nước nghèo nhất trên thế giới với mức thu nhập trung bình trên đầu người là $100 trong năm 1986 lên thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp, khoảng $2.000 trong năm 2014 . Ngân hàng Thế giới (2015) đã giới thiệu Việt Nam như là một ví dụ điển hình về thành công trong chuyển đổi kinh tế cho các quốc gia khác tham khảo và học tập. Những thành tựu kinh tế nói trên có một phần rất lớn đến từ việc Chính phủ Việt Nam đã ủng hộ việc tự do hóa thương mại gắn với hội nhập kinh tế toàn cầu. Một trong những bước đi đầu tiên là việc đưa ra Luật Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 1987, tiếp theo đó là việc tham gia vào các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Điển hình như: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 1998 và Hội nghị Á - Âu vào năm 2001. Việc ký kết Hiệp định Thương mại Tự do song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (FTA) 2001 đã được nhiều người coi là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đã thừa nhận vai trò chiến lược của nền kinh tế Việt Nam trong khu vực ASEAN. Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 67 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Mặc dù về mặt lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra việc tự do hóa thương mại tạo ra tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, tuy nhiên những bằng chứng từ các hiệp định thương mại khu vực vẫn chưa rõ ràng. Do vậy, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu về tác động và hiệu quả của một số hiệp định thương mại tự do (FTA), thông qua việc đánh giá những biến chuyển về mặt kinh tế xã hội trước và sau khi tham gia các hiệp định thương mại này. Một trong các phương pháp luận thường được sử dụng trong nghiên cứu về tác động của FTA là sử dụng mô hình lực hấp dẫn, Gravity Model (GM), trong việc đánh giá quan hệ thương mại song phương dựa trên quy mô của 2 nền kinh tế, khoảng cách giữa 2 nền kinh tế, và các biến số khác. Tại Việt nam, cũng đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng mô hình lực hấp dẫn để đánh giá tác động của FTA đến sự thay đổi trong luồng thương mại hàng hóa và dịch vụ (Cassing et al., 2010; Dũng, 2011; Trang, 2014; Thu et al., 2015). Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này cần phải được đánh giá lại khi hầu hết đều sử dụng phương pháp ước lượng bình quân nhỏ nhất (Ordinary least squares - OLS). Phương pháp OLS chỉ cho kết quả vững (consistent) và không chệch (unbiased) khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện đã đặt ra. Tuy nhiên trong nghiên cứu kinh tế, các điều kiện này rất khó thực hiện do các biến nội sinh (endogenous variables) thường xuất hiên trong mô hình ước lượng. Bài viết này trình bày phương pháp kinh tế lượng phù hợp khi sử dụng mô hình GM nhằm mục đích tránh được những sai sót trong nghiên cứu mô hình kinh tế thường xảy ra khi sử dụng phương pháp ước lượng OLS. Bài viết gồm 3 phần, phần thứ nhất sẽ trình bày về nội dung của mô hình GM. Phần thứ 2 sẽ trình bày về các số liệu, phương pháp phân tích, cũng như những vấn đề trong nghiên cứu mô hình kinh tế định lượng. Cuối cùng sẽ là phần kết luận. 2. Mô hình lực hấp dẫn (GM) Mô hình lực hấp dẫn được sử dụng lần đầu tiên bởi Tinbergen (1962) trong việc giải thích kim ngạch trao đổi thương mại song phương giữa các quốc gia dựa trên số liệu về GDP và khoảng cách địa lý. Từ nghiên cứu cơ bản của Tinbergen (1962), các học giả sau này đã thêm vào mô hình các nhân tố khác có ả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: