Danh mục

ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO (Kỳ 9)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.80 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vai trò bảo vệ của đáp ứng quá mẫn muộn Ðáp ứng quá mẫn muộn đóng một vai trò quan trọng trong đề kháng chống lại các vi khuẩn ký sinh trong tế bào và nấm. Người ta đã biết một số tác nhân gây bệnh khác nhau ký sinh nội bào như Mycobacterium tuberculosis, Listeria, Brucella, Candida và Pneumocystis carinii gây ra đáp ứng quá mẫn muộn. Sự tập trung của các đại thực bào hoạt hoá cùng với sự giải phóng tại chỗ các enzym của lysosome sẽ dẫn đến phá huỷ một cách nhanh chóng các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO (Kỳ 9) ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO (Kỳ 9) 2.2. Vai trò bảo vệ của đáp ứng quá mẫn muộn Ðáp ứng quá mẫn muộn đóng một vai trò quan trọng trong đề kháng chốnglại các vi khuẩn ký sinh trong tế bào và nấm. Người ta đã biết một số tác nhân gâybệnh khác nhau ký sinh nội bào như Mycobacterium tuberculosis, Listeria,Brucella, Candida và Pneumocystis carinii gây ra đáp ứng quá mẫn muộn. Sự tậptrung của các đại thực bào hoạt hoá cùng với sự giải phóng tại chỗ các enzym củalysosome sẽ dẫn đến phá huỷ một cách nhanh chóng các tác nhân gây bệnh trú ngụbên trong tế bào (hình 13-13). Về phương diện này thì đáp ứng này là không đặchiệu, tuy nhiên thường thì lại dẫn đến tổn thương một cách rõ rệt các mô khoẻmạnh. Nhìn chung đây là cái giá mà cơ thể phải trả để loại bỏ cho được các tácnhân gây bệnh là vi khuẩn, nấm trú ngụ bên trong tế bào. Tầm quan trọng của đápứng quá mẫn muộn trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh khácnhau trong tế bào được minh hoạ trong bệnh AIDS. Trong bệnh này do bị thiếuhụt các tế bào TCD4+ một cách nghiêm trọng nên bệnh nhân bị mất đáp ứng quámẫn muộn và vì vậy bệnh nhân AIDS thường bị nguy cơ đe doạ tính mạng bởinhiễm các vi khuẩn, nấm, ấu trùng ký sinh nội bào, trong khi các cá thể có đáp ứngquá mẫn muộn bình thường không xẩy ra nguy cơ này. Ðáp ứng miễn dịch trongbệnh AIDS sẽ được trình bầy chi tiết trong 1 chương riêng. Một ví dụ khác về tầm quan trọng của đáp ứng quá mẫn muộn trong cơ chếđề kháng của túc chủ đó là trường hợp nhiễm Leishmania major, một loại ấu trùngnằm trong tế bào gây bệnh Leishmania, bệnh này thường là nguyên nhân gây tửvong ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Người ta đã xây dựng được mô hình bệnhnày trên chuột nhắt. Các dòng chuột thuần chủng khác nhau khi bị nhiễm cùngmột loại L. major cho thấy những điểm khác nhau về di truyền và mức độ nhậycảm với tác nhân gây bệnh. Ví dụ dòng chuột CBA xuất hiện các tổn thương nhỏtại vị trí tiêm chủng và tiến triển có thể tự giới hạn được nhiễm khuẩn tạo chođộng vật khả năng miễn dịch đối với nhiễm trùng tiếp theo. Việc phân tích đápứng miễn dịch ở những chuột nhắt này cho thấy các tế bào TCD4+ là các tế bàotạo ra trạng thái miễn dịch này; việc truyền các tế bào TCD4+ lấy từ những chuộtnhắt CBA đã miễn dịch cho thấy là chuyển được trạng thái miễn dịch cho chuột sơsinh bình thường. Thông qua phân tích các cytokine đã cho thấy tiểu quần thểTCD4+ mà chuyển được trạng thái miễn dịch sang cho chuột CBA đó là tiểu quầnthể Th1 của các tế bào Th, tiểu quần thể này chế tiết IL-2, IL-3, GM-CSF và IFN-(. Như đã trình bầy, các cytokine này giúp tạo ra phản ứng quá mẫn muộn có tácdụng loại bỏ các tác nhân gây bệnh ký sinh trong tế bào bằng các đại thực bào hoạthoá. Các dòng chuột nhắt thuần chủng không tạo ra được đáp ứng miễn dịchchống lại Leishmania như dòng chuột BALB/c, kết cục sẽ dẫn đến chết do nhiễmtrùng, sẽ tạo ra một đáp ứng miễn dịch với đặc điểm là có lượng tế bào Th1 thấphơn so với các chuột tạo ra được miễn dịch. Các thí nghiệm trên đã cho thấy rằnghoạt tính của các tế bào Th1 khác nhau ở các dòng thuần chủng khác nhau quyếtđịnh mức độ miễn dịch bảo vệ chống lại Leishmania. Mô hình động vật này cũngcho thấy rằng có thể có các tiểu quần thể tế bào Th khác nhau trên người và có thểxác định được tại sao một số người thì miễn dịch với các tác nhân khác nhau gâybệnh nằm bên trong tế bào trong khi số khác lại nhậy cảm. Ðiều này sẽ được nóiđến một cách chi tiết trong chương điều hoà và dung nạp miễn dịch. 2.3. Xác định phản ứng quá mẫn muộn in vivo và in vitro Ta có thể đo đạc được sự hiện diện của phản ứng quá mẫn muộn trên thựcnghiệm bằng cách tiêm kháng nguyên vào trong da động vật và quan sát xem tại vịtrí tiêm có xuất hiện một tổn thương da điển hình hay không. Phản ứng da dươngtính cho ta thấy rằng cá thể đó đã có một quần thể tế bào TDTH cảm ứng đặc hiệuvới kháng nguyên mà ta thử. Trong phản ứng da dùng để phát hiện xem một cá thểđã tiếp xúc với Mycobacterium tuberculosis hay chưa thì người ta tiêm PPD mộtprotein có nguồn gốc từ thành tế bào Mycobacterium. Sự phát triển của một tổnthương đỏ, sưng nhẹ và mềm mại tại vị trí tiêm sau 48 đến 72 giờ chỉ điểm rằng cáthể đó đã tiếp xúc với kháng nguyên M. tuberculosis hoặc là do tiếp xúc trực tiếpvới vi sinh vật hoặc là do tiêm chủng - một thủ thuật đã được tiến hành rộng rãi ởnước ta và một số nơi trên thế giới. Sự phát triển của tổn thương da ở những cá thểđã mẫn cảm trước đó là do thâm nhiễm quá mức các tế bào vào vị trí tiêm trongphản ứng quá mẫn muộn trong đó 80 - 90% số tế bào này là các đại thực bào. Có thể xác định được đáp ứng quá mẫn muộn trên in vitro bởi sự có mặtcủa các cytokine mà mức độ hoạt động của các cytokine này cho các dấu hiệu chỉđiểm cường độ c ...

Tài liệu được xem nhiều: