![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Ba câu hỏi dành cho doanh nhân
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 160.19 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một hôm tôi có cuộc họp với nhóm lãnh đạo của một công ty mới thành lập tràn đầy tiềm năng đổi mới. Nhóm đã đạt được tiến bộ vượt bậc trong một năm, đi từ ý tưởng về một mảnh giấy đến một doanh nghiệp có đầy đủ chức năng và kiếm được thu nhập thực sự. Tất nhiên, mọi dự án mới đều mong manh. Trong khi doanh thu đang ngày càng tăng, công ty vẫn chưa đạt được điểm hoà vốn. Những dự đoán hiện tại chỉ ra rằng thời điểm đó cần ít nhất sáu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ba câu hỏi dành cho doanh nhân Ba câu hỏi dành cho doanh nhân Một hôm tôi có cuộc họp với nhóm lãnh đạo của một công ty mới thành lập tràn đầy tiềm năng đổi mới. Nhóm đã đạt được tiến bộ vượt bậc trong một năm, đi từ ý tưởng về một mảnh giấy đến một doanh nghiệp có đầy đủ chức năng và kiếm được thu nhập thực sự. Tất nhiên, mọi dự án mới đều mong manh. Trong khi doanh thu đang ngày càng tăng, công ty vẫn chưa đạt được điểm hoà vốn. Những dự đoán hiện tại chỉ ra rằng thời điểm đó cần ít nhất sáu tháng nữa. Công ty có một số tiền mặt trong ngân hàng, nhưng gần đây bắt đầu tìm kiếm nguồn đầu tư bên ngoài để giúp đảm bảo rằng công ty vẫn đủ khả năng chi trả. Cuộc thảo luận của chúng tôi đã diễn ra đại loại như sau: Tôi: 'Vậy, việc nhận nguồn tài trợ từ bên ngoài có ý nghĩa quan trọng nh ư thế nào đối với các bạn?' Cả nhóm: 'Điều này rất quan trọng, nhưng không phải là điều sống còn vì chúng tôi vẫn còn tiền mặt trong ngân hàng'. Tôi: 'Còn bao nhiêu?' Cả nhóm: 'Khoảng hơn 100.000 đôla' Tôi: 'Kế hoạch chi tiêu hiện tại của các bạn là bao nhiêu?' (Tôi nghe thấy tiếng giấy xột xoạt...) Cả nhóm: '30 đến 50 nghìn một tháng' Tôi: 'Có vẻ là một vấn đề gay go đây. Các bạn chỉ còn lại 6 tháng thôi đấy'. Một trong những bài học đầu tiên tôi được dạy bởi giáo sư tài chính của tôi ở Trường kinh doanh Harvard vẫn luôn bên tôi cho đến ngày nay: Lý do duy nhất một doanh nghiệp phá sản là do doanh nghiệp đó không còn tiền mặt. Như vậy, câu hỏi đầu tiên mỗi doanh nhân cần phải trả lời trong vòng một giây là, 'Tôi có bao nhiêu ngày để sống?'. Điều đó giúp các doanh nghiệp suy nghĩ về việc làm thế nào để quản lý chi phí và chiến lược tài trợ của họ. Câu hỏi thứ hai mà tôi cần câu trả lời ngay lập tức là 'Tại sao tôi làm điều này?'. Việc bắt tay vào xây dựng một doanh nghiệp mới là vô cùng khó khăn. Hầu hết đều phá sản. Những người đạt được thành công đòi hỏi phải làm việc chăm chỉ và cực kỳ chú tâm. Một doanh nhân không có được câu trả lời phù hợp với câu hỏi này thì không có nhiều khả năng thành công - và chắc chắn là không thể gia tăng nguồn vốn từ bên ngoài. Cuối cùng, tôi luôn mong muốn một doanh nhân nói cho tôi hai điều then chốt họ đang làm tại bất kỳ thời điểm nào. Tất nhiên, bất kỳ doanh nghiệp mới nào sẽ có hàng tá vấn đề cần được quan tâm trên cơ sở những dữ liệu hàng ngày. Nhưng một doanh nghiệp thành công có thể tạm thời lùi lại và nêu bật được hai điều họ thực sự hy vọng học hỏi được trong khoảng thời gian đã lập ra. Không phải chỉ có ngọn lửa là cháy sáng nhất, mà điều lý tưởng hơn cả là, chúng liên quan đến các ẩn số lớn trong mô hình kinh doanh giả tưởng. Thời gian sẽ trả lời câu hỏi liệu nhóm làm việc với tôi có thành công hay không. Nhưng bằng cách tập trung vào quãng thời gian họ có thể sống, tại sao những công việc khó khăn lại có cái giá của nó, và vấn đề quan trọng nhất là, tôi biết họ sẽ phát huy tối đa cơ hội thành công của họ. Bài viết của Scott Anthony trên Harvard Business Publishing Quế Lâm (Theo Harvard's TVN)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ba câu hỏi dành cho doanh nhân Ba câu hỏi dành cho doanh nhân Một hôm tôi có cuộc họp với nhóm lãnh đạo của một công ty mới thành lập tràn đầy tiềm năng đổi mới. Nhóm đã đạt được tiến bộ vượt bậc trong một năm, đi từ ý tưởng về một mảnh giấy đến một doanh nghiệp có đầy đủ chức năng và kiếm được thu nhập thực sự. Tất nhiên, mọi dự án mới đều mong manh. Trong khi doanh thu đang ngày càng tăng, công ty vẫn chưa đạt được điểm hoà vốn. Những dự đoán hiện tại chỉ ra rằng thời điểm đó cần ít nhất sáu tháng nữa. Công ty có một số tiền mặt trong ngân hàng, nhưng gần đây bắt đầu tìm kiếm nguồn đầu tư bên ngoài để giúp đảm bảo rằng công ty vẫn đủ khả năng chi trả. Cuộc thảo luận của chúng tôi đã diễn ra đại loại như sau: Tôi: 'Vậy, việc nhận nguồn tài trợ từ bên ngoài có ý nghĩa quan trọng nh ư thế nào đối với các bạn?' Cả nhóm: 'Điều này rất quan trọng, nhưng không phải là điều sống còn vì chúng tôi vẫn còn tiền mặt trong ngân hàng'. Tôi: 'Còn bao nhiêu?' Cả nhóm: 'Khoảng hơn 100.000 đôla' Tôi: 'Kế hoạch chi tiêu hiện tại của các bạn là bao nhiêu?' (Tôi nghe thấy tiếng giấy xột xoạt...) Cả nhóm: '30 đến 50 nghìn một tháng' Tôi: 'Có vẻ là một vấn đề gay go đây. Các bạn chỉ còn lại 6 tháng thôi đấy'. Một trong những bài học đầu tiên tôi được dạy bởi giáo sư tài chính của tôi ở Trường kinh doanh Harvard vẫn luôn bên tôi cho đến ngày nay: Lý do duy nhất một doanh nghiệp phá sản là do doanh nghiệp đó không còn tiền mặt. Như vậy, câu hỏi đầu tiên mỗi doanh nhân cần phải trả lời trong vòng một giây là, 'Tôi có bao nhiêu ngày để sống?'. Điều đó giúp các doanh nghiệp suy nghĩ về việc làm thế nào để quản lý chi phí và chiến lược tài trợ của họ. Câu hỏi thứ hai mà tôi cần câu trả lời ngay lập tức là 'Tại sao tôi làm điều này?'. Việc bắt tay vào xây dựng một doanh nghiệp mới là vô cùng khó khăn. Hầu hết đều phá sản. Những người đạt được thành công đòi hỏi phải làm việc chăm chỉ và cực kỳ chú tâm. Một doanh nhân không có được câu trả lời phù hợp với câu hỏi này thì không có nhiều khả năng thành công - và chắc chắn là không thể gia tăng nguồn vốn từ bên ngoài. Cuối cùng, tôi luôn mong muốn một doanh nhân nói cho tôi hai điều then chốt họ đang làm tại bất kỳ thời điểm nào. Tất nhiên, bất kỳ doanh nghiệp mới nào sẽ có hàng tá vấn đề cần được quan tâm trên cơ sở những dữ liệu hàng ngày. Nhưng một doanh nghiệp thành công có thể tạm thời lùi lại và nêu bật được hai điều họ thực sự hy vọng học hỏi được trong khoảng thời gian đã lập ra. Không phải chỉ có ngọn lửa là cháy sáng nhất, mà điều lý tưởng hơn cả là, chúng liên quan đến các ẩn số lớn trong mô hình kinh doanh giả tưởng. Thời gian sẽ trả lời câu hỏi liệu nhóm làm việc với tôi có thành công hay không. Nhưng bằng cách tập trung vào quãng thời gian họ có thể sống, tại sao những công việc khó khăn lại có cái giá của nó, và vấn đề quan trọng nhất là, tôi biết họ sẽ phát huy tối đa cơ hội thành công của họ. Bài viết của Scott Anthony trên Harvard Business Publishing Quế Lâm (Theo Harvard's TVN)
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
khởi sự kinh doanh bí quyết kinh doanh thành công nghệ thuật kinh doanh kiến thức thành lập doanh nghiệp câu hỏi dành cho doanh nhânTài liệu liên quan:
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Trường ĐH Thương Mại
28 trang 273 0 0 -
Kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng khi khởi nghiệp
5 trang 142 0 0 -
Bài học khởi nghiệp kinh doanh từ thành công của Netflix
6 trang 120 0 0 -
Bài giảng Khởi sự kinh doanh: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng
36 trang 113 0 0 -
Franchise - Bí quyết thành công cho thương hiệu Việt Nam
7 trang 99 0 0 -
Một số lưu ý để tổ chức họp báo thành công
6 trang 81 0 0 -
Báo cáo thực hành Khởi sự kinh doanh: Kinh doanh quần áo thời trang nữ
50 trang 80 0 0 -
Nhân tố cốt lõi cho 1 chuyên viên PR thực thụ
4 trang 72 0 0 -
Xây dựng văn hóa công ty bằng 6 cách đơn giản
5 trang 71 0 0 -
Giáo trình Khởi sự kinh doanh: Phần 2
158 trang 66 0 0