Danh mục

Bài giảng Khởi sự kinh doanh: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 36      Loại file: pdf      Dung lượng: 689.40 KB      Lượt xem: 104      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Bài giảng Khởi sự kinh doanh: Phần 1 cung cấp những thông tin như mô hình kinh doanh và các điều kiện khởi sự kinh doanh, phát hiện cơ hội kinh doanh và đánh giá tính khả thi, phân tích thị trường và kế hoạch marketing.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Khởi sự kinh doanh: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN: KHỞI SỰ KINH DOANH (Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc Cao đẳng) Người biên soạn: Th.S Cao Anh Thảo Lưu hành nội bộ - Năm 2018 Chƣơng 1: MÔ HÌNH KINH DOANH VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KHỞI SỰ KINH DOANH 1.1. Những hình thức của việc khởi sự kinh doanh 1.1.1. Tổng quan về khởi sự kinh doanh 1.1.1.1.Khái niệm Khởi sự theo từ điển tiếng Việt là bắt đầu một cái gì mới. Khởi sự kinh doanh theo nghĩa tiếng Việt là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới. Từ trước đến nay, khởi sự kinh doanh được tiếp cận dưới hai góc độ sau:  Từ góc độ lựa chọn nghề nghiệp: 'Khởi sự kinh doanh là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình' hoặc “Khởi sự kinh doanh là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự làm chủ công việc kinh doanh của chính mình và thuê người khác làm công cho họ”. Làm thuê được hiểu là cá nhân sẽ làm việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức do người khác làm chủ. Như vậy, khởi sự kinh doanh được hiểu là tự tạo việc làm theo nghĩa trái với đi làm thuê, là tự làm chủ – tự mở doanh nghiệp.  Từ góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới: Wortman định nghĩa 'Khởi sự kinh doanh là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu', hoặc 'Khởi sự kinh doanh là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh doanh'. Giữa khởi sự kinh doanh góc độ tự tạo việc làm và theo góc độ tạo lập doanh nghiệp mới có sự khác biệt một vài điểm: Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía cạnh tự làm chủ chính mình, không đi làm thuê cho ai cả trong khi khởi sự kinh doanh theo góc độ thứ hai còn bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng cơ hội thị trường nhưng lại không quản lý mà thuê người khác quản lý nên anh ta vẫn có thể đi làm thuê cho doanh nghiệp khác. Tuy có sự khác biệt nhưng khởi sự kinh doạnh đều đề cập tới việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tạo dựng một công việc kinh doanh mới. 1.1.1.2. Lý do khởi sự kinh doanh  Thứ nhất, theo đuổi đam mê và sở thích - Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ được làm việc đúng sở thích, đam mê: Thay vì làm những việc người khác sai khiến, chúng ta được làm những việc mà chúng ta tự vạch ra cho mình. - Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ được làm việc bất cứ đâu: Thay vì ngày ngày lên văn phòng, nhận những cuộc điện thoại, trả lời những email mỗi ngày; Thay vì gặp - 1- gỡ đối tác ở những phòng VIP của tòa nhà lớn mà những doanh nghiệp vừa, nhỏ đang lựa chọn thì chúng ta được phép lựa chọn việc gặp gỡ đối tác ở những nơi bình thường (quán cà phê) - Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ làm việc bất cứ khi nào: Khởi sự sẽ cho phép chúng ta chủ động được công việc của mình mà không quá phụ thuộc vào người khác, chúng ta có thể làm việc bất cứ khi nào mà chúng ta muốn - Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ được làm việc với người mình mong muốn: Không cần phải đau đầu nghĩ xem sếp của uốn gì, chỉ cần nghĩ xem mình muốn gì. Chẳng phải nghĩ xem năng lực những đồng nghiệp thế nào, mà chúng ta sẽ tự chọn cho mình những người đồng hành với những ưu, khuyết mà mình muốn. - Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ được toàn quyền lên kế hoạch công việc và mục tiêu cho công ty mà đôi khi việc làm thuê không cho bạn cái quyền đó  Thứ hai, thử thách và chứng tỏ bản thân Đây là điểm khiến nhiều người thích khởi nghiệp nhất. Nếu coi việc làm thuê với việc nhận lương đều đặn hàng tháng là quá nhàm chán.Việc thử thách bản thân trước những dự án kinh doanh mang lại phấn khích lơn khi thỏa mãn được cái tôi của bản thân muốn chứng tỏ cho mọi người thấy mình có năng lực có thể làm được việc này việc nọ. Đôi khi chứng tỏ bản thân là kiên định vào một tầm nhìn nào đó, muốn thực hiện hóa cái tầm nhìn của mình. Chứng minh cho mọi người thấy tầm nhìn, khát vọng của mình là có giá trị.  Thứ ba, theo đuổi lợi ích tài chính. Khi khởi nghiệp chẳng ai lại có ý định khởi nghiệp cho vui. Chính vì vậy gặt hái thành quả từ những thứ mình phải hy sinh để làm là điều tất yếu. Kiếm tiền, trở nên giàu có, tạo được công ăn việc làm và giúp những người khác cũng trở nên giàu có. Đó là những điều khiến chúng ta muốn bắt tay vào khởi nghiệp. 1.1.2. Quy trình khởi sự kinh doanh Quy trình khởi sự kinh doanh gồm nhiều hoạt động. Có thể chia quá trình này thành bốn giai đoạn được thể hiện ở hình sau: - 2- Chuẩn bị khởi sự Hình thành ý tưởng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh Triển khai hoạt độn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: