Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên mông
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên môngMột viên tướng Mông Cổ ngồi lầm lì suy tính ở trại quân Amân (nay là Khai Viễn -VânNam - Trung Quốc) Trần Quốc Tuấn gọi hắn là Cốt-đãi-ngột-lang. Sử thần Trung Hoa gọihắn là Ngột-lương-hợp-thai. Còn chính tên Mông Cổ của hắn là U-ri-ang-kha-đai. Sở dĩhắn được mang tên này, bởi hắn là người của dòng họ thủ lĩnh bộ lạc U-ri-ang-kha nổitiếng trên thảo nguyên Mông Cổ (tiếng Mông Cổ, U-ri-ang-kha-đai có nghĩa là “người củabộ lạc U-ri-ang-kha”) Đó là một tướng lĩnh quý tộc nhà nòi. Cha đẻ của hắn, lão tướngXu-bu-tai, bạn chiến đấu thân thiết của chính Têmugin khủng khiếp tức Thành Cát TưHãn, đại hãn đầu tiên – vua trên các vua Mông Cổ. Chính Xu-bu-tai là người đã đánh tanmột lúc tám vạn liên quân Nga, đánh chiếm thành Biện kinh của nước Kim, là tiên phongtrong chiến dịch tấn công Matxcơva, đánh bại quân đội Hung-ga-ri trên bờ sông Tít-xa.Nối nghiệp cha, U-ri-ang-kha-đai đã tung hoành trên đất Tây Hạ, tấn công Balan và nướcĐức, nhận lệnh đánh chiếm kinh thành Bát-đa… Chính hắn là người kèm cho Khu-bi-laitấn công vùng Vân Nam của Trung Quốc. Là bạn chiến đấu thân thiết của người sau nàysẽ là hoàng đế Nguyên triều, từ năm 1254, U-ri-ang-kha-đai là người đặc trách công việcchinh phạt ở chiến trường tây nam Trung Hoa, bắt sống vua nước Đại Lý, hàng phục cácdân tộc thiểu số ở Vân Nam, và đến năm 1256 thì hoàn thành việc đặt ách thống trị củaMông Cổ lên toàn bộ miền đất này.Vào năm 1257, một mệnh lệnh từ bờ sông Kê-ru-len đã vượt ngàn dặm biển xa xôi bay đếntận Vân Nam cho U-ri-ang-kha-đai. Đại hãn – vua trên các vua Mông Cổ, người kế vị củacon út Thành Cát Tư Hãn, anh của Khu-bi-lai là Mông-ke, đã vừa làm lễ tế cờ bên bờ sôngKê-ru-len để lại ra quân tiếp tục đánh nước Tống. Lần này nước Tống sẽ bị tấn côngbằng 4 đạo quân. Đại hãn Mông-ke sẽ thân chinh cùng đạo quân thứ nhất, tiến theo đườngTứ Xuyên, Khu-bi-lai sẽ dẫn đạo quân thứ hai vượt sông Dương Tử đánh chiếm NgọcChâu. Danh tướng Tô-ga-tra, cháu gọi Thành Cát Tư Hãn bằng bác sẽ chỉ huy đạo quânthứ ba, tấn công miền hạ lưu Dương Tử giang. Còn đạo quân thứ 4 sẽ thuộc quyền chỉhuy của chính U-ri-ang-kha-đai.Đảm nhiệm riêng một mặt trận tách hẳn khỏi ba hướng tấn công khác, U-ri-ang-kha-đaisẽ phải độc lập ra quân, thực hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ: từ Vân Nam tiến xuốngchiếm nước Đại Việt, rồi từ Đại Việt vòng lên đánh thốc vào phía đông nam của nướcTống, thọc một mũi dao nhọn vào sau lưng Tống triều, rồi hội sư với các đạo quân khác ởNgạc châu.U-ri-ang-kha-đai chỉ rất được tin cậy mới được giao phó một nhiệm vụ trọng đại như thế.Cho nên từ thành Áp-xích (nay là thành phố Côn Minh ở Vân Nam Trung Quốc) tiến lênđóng quân ở Amân sát biên giới nước Đại Việt, U-ri-ang-kha-đai bắt đầu soát lại lựclượng của mình. Ngoài đạo binh Mông Cổ đã theo hắn đánh chiếm vùng Vân Nam, U-ri-ang-kha-đai còn buộc vua Đại Lý là Đoàn Hưng Trí, sau khi bị bắt sống và đầu hàng, phảinộp một lực lượng khoảng hai vạn quân người địa phương và phải cùng với chú vua làTín-thư-phúc thân làm nhiệm vụ dẫn đường cho đạo quân viễn chinh. Như vậy dưới cờcủa đạo quân thứ 4 do hắn chỉ huy, U-ri-ang-kha-đai có khoảng ba vạn chiến binh, cùngvới một loạt người phụ tá, trong đó có cả phò mã Khai-đu, tướng Trê-trếch-đu, và con traicủa hắn, Agiu, cũng là tướng nhà nòi (Agiu về sau là nguyên soái chỉ huy cuộc tấn côngcuối cùng của đội quân Mông Cổ tiêu diệt nhà Tống)Từ trại Amân, vào cuối năm 1257, U-ri-ang-kha-đai rất nóng lòng chờ đợi kết quả của áplực quân sự do hắn phóng qua đường ngoại giao xuống nước Đại Việt. Ba đợt sứ giả đãđược hắn liên tiếp cử đi từ tháng 8, tháng 9, và mới rồi là tháng 11. Đây là thủ đoạn đã trởthành truyền thống biểu thị cho sức mạnh phong kiến Mông Cổ. Những tên sứ giả có saulưng cả thực lực và huyền thoại về những kị đội và tài chiến trận cùng chiến công MôngCổ, thường là có đủ uy lực để buộc đối phương tốt nhất là biết điều thì nên đầu hàng.Đại binh sẽ chỉ còn có việc tiến lên và tiếp nhận sự đầu hàng ấy, khỏi phải giao chiến.Nhưng cuối cùng thì tại trại quân Amân sát biên giới Đại Việt, tướng Mông Cổ đã khôngthể nén lòng chờ mãi được nữa. Tất cả các sứ giả đều biệt tăm. U-ri-ang-kha-đai hiểurằng ngón võ giáo đầu cổ điển của hắn đã không có hiệu quả. Lập tức hắn quyết địnhxuất quân, dùng thẳng sức mạnh quân sự của mình để trừng trị nước Đại Việt.Một kế hoạch hành quân được thảo ra: Tiên phong Mông Cổ sẽ chia ra hai cánh vượtbiên, tiến xuống. Một cánh tiến theo dọc thượng sông Hồng, một cánh tiến theo đường vensông Chảy, ra đường sông Lô. Cả hai cánh sẽ gặp nhau tại ngã ba Bạch Hạc (chỗ giaonước của ba con sông Lô - Hồng - Đà). Tướng Trê-trếch-đu sẽ đi trong cánh quân tiênphong. Tướng trẻ Agiu làm nhiệm vụ tiếp ứng, giám sát cho cả hai cánh, đồng thời đảmnhiệm luôn cả việc liên hệ và thông báo tình hình về cho đại quân. Đại quân do U-ri-ang-kha-đai chỉ huy đi ngay sau các cánh tiên phong.Từ tháng 8 năm 1257 (tháng 8 âm lịch, tức là khoản ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ba lần kháng chiến quân Nguyên mông chống giặc ngoại xâm Trần Quốc Tuấn Mông cổGợi ý tài liệu liên quan:
-
Biểu tượng Anh Hùng dân tộc Việt Nam quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn
49 trang 27 0 0 -
16 trang 21 0 0
-
40 trang 21 0 0
-
Lịch sử - Binh thư yếu lược: Phần 2
370 trang 20 0 0 -
3 trang 19 0 0
-
Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Hưng Đạo: Phần 1
69 trang 17 0 0 -
Lịch sử - Binh thư yếu lược: Phần 1
210 trang 16 0 0 -
Bình định An Nam chiến đồ - Nguyễn Duy Chính
59 trang 14 0 0 -
Bài dự thi 'Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam - Trần Văn Vàng
7 trang 13 0 0 -
Phân tích tâm trạng Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn: Ta thường…..vui lòng (Hịch tướng sĩ)
6 trang 13 0 0 -
Luận văn: GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC THÁI TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC NHỮNG NĂM 1965 - 1975
117 trang 12 0 0 -
Thuyết minh về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Bài làm 2
9 trang 12 0 0 -
Giáo án bài Vì muôn dân - Tiếng việt 5 - GV.Bùi T.Kiều Trinh
5 trang 12 0 0 -
Ngữ văn lớp 10: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Ngô Sĩ Liên - Giáo án tuần 22
11 trang 11 0 0 -
5 trang 10 0 0
-
Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Lịch sử lớp 7 - Trường THCS Sông Mã, Sơn La
2 trang 10 0 0 -
Hưng Đạo Đại Vương trong tâm thức dân tộc Việt: Phần 2
70 trang 9 0 0 -
Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Hưng Đạo: Phần 2
70 trang 9 0 0 -
Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn – Áng hùng văn bất hủ
5 trang 9 0 0 -
Hưng Đạo Đại Vương trong tâm thức dân tộc Việt: Phần 1
92 trang 8 0 0