Bách Khoa Thư I (thường được gọi là Tiểu Lôgíc học) tóm lược tinh tuý của bộ [Đại] Khoa học Logíc, và là định bản về Lôgíc học, cũng là về phép biện chứng nổi tiếng của Hegel. Được dịch, giới thiệu và chú giải cặn kẽ đến từng tiểu đoạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bách khoa thư các khoa học triết học iii khoa học logicBách khoa thư các khoa học triết học iii khoa học logic KHOA H C LÔGÍC PH N III H C THUY T V KHÁI NI M KHOA H C LÔGÍC PH N III H C THUY T V KHÁI NI M §160 Là s c m nh b n th t n t i-cho-mình, Khái ni m là cái gì t do; và, vì l t ng m i mômen c a nó là cái toàn b [gi ng] như b n thân Khái ni m và ư c thi t nh như là s th ng nh t không th tách r i v i nó, nên Khái ni m là [cái] toàn th ; vì th , trong s ng nh t c a nó v i chính nó, Khái ni m là cái ư c xác nh t -mình và cho-mình.Giảng thêm: Nói chung, quan điểm về Khái niệm là quan điểm của thuyết duy tâm tuyệt đối; và triết học [sẽ] là nhận thức thấu hiểu bằng khái niệm, trong chừng mực tất cả những gì có giá trị đối với những hình thức khác của ý thức như là cái gì tồn tại – và do là trực tiếp, nên độc lập-tự chủ – đều được nhận biết trong triết học chỉ đơn thuần như là một mômen có tính ý thể mà thôi. Trong Lôgíc học của giác tính, Khái niệm thường được xem như là một hình thức đơn thuần của tư duy, và, chính xác hơn, như một biểu tượng phổ biến; và chính quan niệm thứ cấp này về Khái niệm đã làm cơ sở quy chiếu cho khẳng định được lặp đi lặp lại – nhân danh cảm xúc và trái tim – rằng Khái niệm, xét như là Khái niệm, là cái gì chết cứng, trống rỗng và trừu tượng. Nhưng, trong thực tế, tình hình là hoàn toàn ngược lại: nói một cách đúng đắn, Khái niệm chính là nguyên tắc của mọi sự sống, và qua đó, đồng thời là cái gì hoàn toàn cụ thể. 482 Điều như thế là kết quả của toàn bộ vận động lôgíc cho tới nay và vì thế, ta không cần đến bây giờ mới phải chứng minh ở đây. Sự đối lập giữa hình thức và nội dung – có giá trị hiệu lực khi Khái niệm bị nhầm tưởng là cái gì đơn thuần có tính hình thức – bây giờ đã bị bỏ lại sau lưng chúng ta, cùng với tất cả những sự đối lập khác mà sự phản tư [của giác tính] đã bám chặt vào. | Tất cả chúng đã được vượt qua một cách biện chứng, nghĩa là, thông qua chính bản thân chúng; và, Khái niệm thực sự là cái bao hàm tất cả mọi tính quy định tư duy trước đây như đã được vượt bỏ bên trong chính mình. Hẳn rằng Khái niệm phải được xem như một hình thức, nhưng chỉ có điều đó là một hình thức vô hạn và sáng tạo, vừa bao hàm sự phong phú của tất cả nội dung ở trong mình, vừa buông thả [nội dung ấy] ra khỏi chính mình(a). Tất nhiên, Khái niệm cũng có thể được gọi là “trừu tượng”, nếu ta hiểu “cụ thể” chỉ như cái cụ thể cảm tính, và, nói chung, như cái gì có thể tri giác được một cách trực tiếp, bởi Khái niệm, xét như Khái niệm, không để cho ta có thể dùng tay mà nắm bắt được nó, và, nói chung, khi nói về Khái niệm thì việc nghe và thấy là những gì đã thuộc về quá khứ. Dù vậy, như đã nói, Khái niệm cũng là cái gì hoàn toàn cụ thể, chính bởi vì nó chứa đựng cả Tồn tại lẫn Bản chất, và, do đó, chứa đựng tất cả mọi sự phong phú của cả hai lĩnh vực này ở bênS308 trong nó trong sự thống nhất mang tính ý thể. Như ta đã nói trước đây, các cấp độ khác nhau của Ý niệm lôgíc có thể được xem như một chuỗi những định nghĩa về cái Tuyệt đối. | Do đó, định nghĩa được mang lại ở đây là: “cái Tuyệt đối là Khái niệm”. Để được đúng là như thế, chắc chắn ta phải hiểu Khái niệm theo một nghĩa khác và cao hơn so với ý nghĩa về “Khái niệm” trong Lôgíc học của giác tính, là nơi nó chỉ đơn thuần được xem như một hình thức của tư duy chủ quan của ta, mà không có bất kỳ nội dung nào của riêng nó. Ở đây, trong Lôgíc học tư biện, vì lẽ Khái niệm có một ý nghĩa hoàn toàn khác so với ý nghĩa mà ta thường nối kết với thuật ngữ này, nên thoạt tiên câu hỏi có thể được đặt ra là: “tại sao một cái gì hoàn toàn khác như thế mà vẫn được gọi là “Khái niệm”? Há nó không tạo cơ hội cho sự hiểu lầm và lẫn lộn hay sao? Câu trả lời cho câu hỏi này phải là: cho dù khoảng cách giữa Khái niệm của Lôgíc học hình thức và Khái niệm tư biện có lớn đến đâu đi nữa, thì một sự xem xét cặn kẽ hơn sẽ cho thấy rằng ý nghĩa sâu xa hơn của Khái niệm tuyệt nhiên vẫn không xa lạ với việc sử dụng ngôn ngữ nói chung như mới thoạt nhìn. Ta vẫn nói về việc “diễn dịch” một nội dung từ Khái niệm của nó; chẳng hạn, về việc diễn dịch những quy định luật pháp liên quan đến tư hữu từ Khái niệm về tư hữu; và ngược lại, ta nói về ...