Thông tin tài liệu:
Các bạn hãy kể những sự vật hiện tượng xung quanh bạn?
Các sự vật, hiện tượng trong thế giới vô cùng phong phú và đa dạng.
Chia thành hai lĩnh vực: vật chất và ý thức.
Khi giải quyết vấn đề vật chất và ý thức để tìm ra bản chất của thế giới lại có 2
quan điểm trái ngược nhau về bản chất của thế giới: duy vật hoặc duy tâm.
Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ý thức
của con người được coi là các nhà duy vật, các học thuyết của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài 1: Chủ nghĩa duy vật khoa học
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị
trí vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học xuất hiện khi con người phải
có được vốn hiểu biết nhất định và xã hội phát triển đến thời kỳ hình thành tầng
lớp lao động trí óc.-->TH ra đời từ thực tiễn có nguông gốc từ nhận thức và nguồn
gốc xã hội.
Vấn đề cơ bản của triết học gồm có hai mặt:
+ Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái
nào?
+ Con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
Bài 1: CHỦ NGHĨA DUY VẬT KHOA HỌC
I. VẬT CHẤT
1. Bản chất của thế giới
? Các bạn hãy kể những sự vật hiện tượng xung quanh bạn?
- Các sự vật, hiện tượng trong thế giới vô cùng phong phú và đa dạng.
- Chia thành hai lĩnh vực: vật chất và ý thức.
Khi giải quyết vấn đề vật chất và ý thức để tìm ra bản chất của thế giới lại có 2
quan điểm trái ngược nhau về bản chất của thế giới: duy vật hoặc duy tâm.
- Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ý thức
của con người được coi là các nhà duy vật, các học thuyết của họ hợp thành các
môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật.
- Những người cho rằng ý thức, tinh thần có trước giới tự nhiên được gọi là các
nhà duy tâm, học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa
duy tâm.
a. Quan điểm duy tâm về bản chất của thế giới
- Bản chất thế giới là ý thức:
+ Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất.
+ Ý thức là cơ sở, nguồn gốc cho sự ra đời và tồn tại của các sự vật hiện tượng
trong thế giới.
- Chủ nghĩa duy tâm có hai loại:
+ Duy tâm chủ quan: ý thức có trước tồn tại khách quan bên ngoài con người.
+ Duy tâm chủ quan: ý thức của con người quyết định sự tồn tại của các sự vật
trong thế giới.
b. Quan điểm duy vật về bản chất thế giới
- Bản chất của thế giới là vật chất
+ Ngoài thế giới vật chất không còn thế giới nào khác.
+ Các sự vật hiện tượng chỉ là những biểu hiện cụ thể những dạng vật chất.
+ Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, ý thức chỉ là sự
phản ánh vật chất vào đầu óc con người.
- Chủ nghĩa duy vật biểu hiện dưới những hình thức:
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng
c. Quan điểm nhị nguyên
- Vật chất và ý thức là hai nguyên thể đầu tiên tồn tại song song. Không cái nào có
trước, cái nào có sau.--> Duy tâm chủ quan.
2. Phạm trù vật chất
a. Quan niệm của các nhà duy vật học trước Mác:
- Các nhà duy vật cổ đại đi tìm khởi nguyên của vũ trụ từ một dạng vật thể.
- Thời cổ đại:
+PhươngTây:
Nhà triết học Talet (Thales) ở thành phố Milê (Milet) sống ở thế kỉ thứ 7 sang thế
kỉ thứ 6 trước công nguyên, đã suy nghĩ và kết luận rằng nước là nguyên lí, là chất
đầu, là nguyên tố của tất cả: “Không có gì có thể xuất phát từ không có gì, tất cả
xuất phát từ nước và rồi trở lại về nước”. Đung nóng nước thấy nước biến thành
không khí (hơi nước), cho bay hơi nước (nước biển) thu được đất (muối).
Anaximen (Anaximène) sống khoảng giữa thế kỉ thứ 6 trước công nguyên cho
không khí là chất đầu. Xênôphan (Xenophane) cùng thế kỉ cho đất và nước là chất
đầu. Hêraclit (Heraclite) (540 – 480 trước công nguyên) coi lửa là chất đầu.
Đêmôcrit cho rằng nguyên tử là chất đầu.
+ Phương Đông:
Charơvac (Ấn Độ)cho rằng khởi nguyên của vũ trụ gồm 4 yếu tố: đất, nước,
không khí và lửa.
Phái ngũ hành(Trung Quốc) cho rằng 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
- Thời cận đại
Xpinoda: vật chất là nguyên nhân của bản thân nó với vô số những thuộc tính vốn
có.
Hônbách: vật chất là tất cả những gì tác động vào giác quan ta. Những thuộc tính
khác nhau của vật chất mà ta biết được nhờ cảm giác”.
- Triết học duy vật siêu hình đồng nhất vật chất với vật thể, quy vật chất về một
dạng vật thể nào đó. Như chủ nghĩa Phorot, chủ nghĩa Toma mới…
b. Quan niệm triết học Mác-Lênin về vật chất.
Tư tưởng cơ bản của Mác-Ăngghen: đối lập giữa vật chất và ý thức, tính thống
nhất của thế giới, tính khái quát của phạm trù vật chất.
Lê nin phát triên thành định nghĩa vật chất: Vật chất là một phạm trù triết học chỉ
thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chụp lại chép lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác.
Nội dung định nghĩa:
+ Phạm trù triết học: vật chất là một phạm trù rộng nhất, khái quát nhất lafvoo
cùng vô tận, không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường
dùng trong đời sống hằng ngày, vì thế không thể quy vật chất hoặc đồng nhất vật
chất với vật thể.
+ Thực tại khách quan: thuộc tính chung của vật chất tồn tại bên ngoài không phụ
thuộc vào cảm giác.
+ Đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chụp lại chép lại, phản
ánh: Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất. Vật chất là cái gây
nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan. Điều
này có khẳng định rằng, con người có khả năng nhận thức được thế giới vật chất.
- Ý nghĩa định nghĩa vật chất:
+ ...