Danh mục

Bài 10 Truy vấn dữ liệu

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 322.90 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giới thiệu Trong bài trước chúng ta đã học cách thêm, sửa và xoá dữ liệu trong bảng. Chúng ta đã nắm được cách sử dụng các câu lệnh và các toán tử hỗ trợ bởi SQL Server. Chúng ta đã học cú pháp của các câu lệnh INSERT, UPDATE và DELETE và sử dụng các câu lệnh này trong một số ví dụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài 10 Truy vấn dữ liệuBài 10 Truy vấn dữ liệuMục đích bài học:Cuối bài học viên có thể: Nắm vững cách truy vấn dữ liệu bằng các truy vấn T-SQL đơn giản. Dùng các truy vấn T-SQL để truy xuất dữ liệu theo điều kiện. Dùng các truy vấn T-SQL để truy xuất dữ liệu theo nhóm. Dùng các truy vấn T-SQL để truy xuất dữ liệu không trùng lặp. Nắm vững cách dùng các hàm tập hợp trong SQL Server. Nắm vững cách dùng INNER JOIN để truy xuất dữ liệu từ nhiều bảng.Giới thiệuTrong bài trước chúng ta đã học cách thêm, sửa và xoá dữ liệu trong bảng. Chúng ta đã nắm đượccách sử dụng các câu lệnh và các toán tử hỗ trợ bởi SQL Server. Chúng ta đã học cú pháp của cáccâu lệnh INSERT, UPDATE và DELETE và sử dụng các câu lệnh này trong một số ví dụ. Chúngta cũng đã bàn về khái niệm liên kết các bảng và cuối cùng chúng ta đã bàn về việc nhập và xuấtdữ liệu vào ra SQL Server bằng công cụ hỗ trợ DTS (Data Transformation Services).Trong bài này chúng ta sẽ xem xét kỹ các câu lệnh T-SQL dùng để truy xuất dữ liệu từ nhiềubảng. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết các truy vấn giúp truy xuất dữ liệu hiệu quả nhất từ nhiềubảng. Chúng ta cũng sẽ tóm lược cách dùng các hàm tập hợp và cách sử dụng INNER JOIN đểtruy xuất dữ liệu từ nhiều bảng.10.1 Dùng T-SQL để truy xuất dữ liệuMục đích chính của SQL là dùng để giao tiếp với cơ sở dữ liệu. Dữ liệu chỉ có ý nghĩa khi chúngta truy xuất và thao tác với chúng. Truy vấn là một dạng câu hỏi được viết bằng Ngôn ngữ truyvấn có cấu trúc (SQL). Theo tên gọi thì SQL là ngôn ngữ tốt nhất để viết các câu truy vấn. DùngSQL ta có thể truy vấn bất kỳ thành phần dữ liệu nào trong các bảng của cơ sở dữ liệu quan hệ.Chúng ta đã quen thuộc với các truy vấn dữ liệu từ một bảng. Câu lệnh dùng để viết truy vấn làSELECT. Khi thực thi câu lệnh SELECT, thông tin lưu trữ trong bảng được hiển thị. Chúng tacó thể mở rộng câu lệnh này để tạo ra các câu truy vấn rất phức tạp và nhiều thành phần.SELECT là câu lệnh SQL quan trọng nhất. Dùng SELECT chúng ta có thể: Hiển thị một số hay tất cả các trường trong bảng. Hiển thị một số hay tất cả các bản ghi trong bảng. Hiển thị các thông tin tính toán của dữ liệu trong bảng như giá trị trung bình hoặc tổng của các giá trị trong trường. Liên kết thông tin từ hai hoặc nhiều bảng.Các câu truy vấn SQL khá đơn giản so với các ngôn ngữ lập trình khác.10.1.1 Truy vấn và cú pháp của SELECTCâu lệnh SELECT đơn giản được xây dựng từ năm thành phần cơ bản sau:Truy vấn dữ liệu 155 SELECT FROM ; 1 2 3 4 5 Hình 10.1 – Câu lệnh SELECT1. SELECT là từ khoá đầu tiên trong truy vấn, theo sau là một dấu cách phân tách với danh sách các trường.2. (tên các trường) phải là thành phần tiếp theo trong câu truy vấn. Tên các trường phải được phân tách bằng dấu phảy (,) và phải tồn tại trong bảng đang truy vấn.3. FROM phải là từ khoá tiếp theo trong câu truy vấn, được phân tách với danh sách các trường bằng một dấu cách.4. phải là thành phần tiếp theo trong câu truy vấn, được phân tách với từ khoá FROM bằng một dấu cách.5. Thành phần cuối cùng trong câu truy vấn là một dấu chấm phảy (;). Ký tự này báo với SQL rằng câu truy vấn đã kết thúc và cần được thực thi. Đây là một ký tự tuỳ chọn, nếu thiếu câu truy vấn vẫn được thực thi.Định dạng của câu lệnh SELECT như sau: SELECT (nội dung gì?) Tên một hoặc nhiều trường. Tên các trường phải được phân tách với nhau bằng dấu phảy (,). Chú ý tên trường cuối cùng không có dấu phảy. FROM (từ đâu?) tên bảng SELECT và FROM là hai từ khoá bắt buộc trong một câu lệnh SELECT. SELECT * FROM ;Câu lệnh này truy xuất tất cả dữ liệu trong bảng. Để truy xuất tất cả các trường trong bảng tadùng ký tự sao (*). Bằng cách này ta không phải nhập đầy đủ tên các trường.Câu lệnh SELECT có rất nhiều lựa chọn và định dạng khác nhau. Chúng ta mới chỉ xem qua địnhdạng đơn giản nhất, các lựa chọn khácnhư sau: WHERE: Đây là phần tuỳ chọn của câu truy vấn. Nó chỉ ra điều kiện truy vấn. Nếu truy vấn không có mệnh đề WHERE nó sẽ truy xuất tất cả các bản ghi của bảng. Mệnh đề này có thể chứa các điều kiện so sánh. Ví dụ, để hiển thị tên các tác giả (authors) của bang CA ta dùng câu lệnh truy vấn sau:: SELECT au_fname FROM authors WHERE state = ‘CA’; GROUP BY: Đây cũng là phần tuỳ chọn của câu truy vấn. Nó đươc dùng chỉ khi ta muốn nhóm kết quả truy vấn theo một tiêu chí nào đó. Ví dụ, khi ta muốn hiển thị các tác giả (authors) từ các bang (state) khác nhau được nhóm theo bang (state) ta dùng câu lệnh sau: SELECT state FROM authors GROUP BY state156 Khái niệm Hệ quản trị CSDLQH và SQL Server 2000 ORDER BY: Đây cũng là phần tuỳ chọn của câu truy vấn dùng để sắp xếp thứ tự các bản ghi được hiển thị bởi câu truy vấn. Ví dụ, nếu chúng ta muốn hiển thị danh sách các tác giả từ bang CA trong bảng authors sắp xếp theo tên (au_fname) chúng ta dùng câu truy vấn sau: SELECT * FROM authors WHERE state=CA ORDER BY au_fname;Chúng ta đã tìm hiểu các thành phần cơ bản của một câu lệnh SELECT và các thành phần tùychọn của nó, bây giờ chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn.10.1.2 Câu lệnh SELECT đơn giảnCâu lệnh đơn giản nhất để truy xuất tất cả các trường trong bảng có định dạng như sau: SELECT * FROM Stores; Hình 10.1: Truy xuất tất cả dữ liệu trong bảngCâu lệnh trên hiển thị tất cả các bản ghi và trường từ bảng Stores. Các trường được hiển thịlần lượt theo thứ tự như khi ta tạo bảng.Các bả ...

Tài liệu được xem nhiều: