Trên thế giới: + David Clegbern (1858) đề xuất phương pháp dùng Tanin để làm đông dịch tiết ở vết bỏng, kết tủa Protein tạo thành một màng thuốc che phủ vết bỏng.+ Bettman, A.G (1935) dùng dung dịch axit Tanic 5% và dung dịch Nitrat bạc 10% bôi lên vết bỏng. + Có tác giả dùng bột Alumin rắc lên vết bỏng nông, dùng Azosuluamid + Tiritricene, hoặc các chất tạo màng bằng Polyrethan, Polyretrafluoroethylen, Polyvinyl, Polyvinyllcool, các chất tạo keo đơn phân tử bôi lên vết bỏng nông. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài 2: SỬ DỤNG THUỐC NAM CHỮA BỎNG (Kỳ 1) Bài 2: SỬ DỤNG THUỐC NAM CHỮA BỎNG (Kỳ 1) I. SỬ DỤNG THUỐC NAM CHỮA BỎNG: - Trên thế giới: + David Clegbern (1858) đề xuất phương pháp dùng Tanin để làm đôngdịch tiết ở vết bỏng, kết tủa Protein tạo thành một màng thuốc che phủ vết bỏng. + Bettman, A.G (1935) dùng dung dịch axit Tanic 5% và dung dịch Nitratbạc 10% bôi lên vết bỏng. + Có tác giả dùng bột Alumin rắc lên vết bỏng nông, dùng Azosuluamid +Tiritricene, hoặc các chất tạo màng bằng Polyrethan, Polyretrafluoroethylen,Polyvinyl, Polyvinyllcool, các chất tạo keo đơn phân tử bôi lên vết bỏng nông. - Ở Việt Nam: y học cổ truyền đã phân loại bỏng do nước sôi, bỏng do lửa,có nêu trạng thái ngạt thở do khói đen. Các vị danh y Tụê Tĩnh và Hải ThượngLãn Ông đã nêu nhiều vị thuốc và bài thuốc chữa bỏng. Trong nhân dân cũng lưutruyền nhiều bài thuốc chữa bỏng tốt. Trong y lý y học cổ truyền có nêu phải làm mát cái nóng đã nhập vào cơthể và chống độc, giải độc cơ thể, bồi bổ tâm dịch, chống thoát nước, điều hoà khíhuyết, bồi bổ âm dương, bồi dưỡng cơ thể, khôi phục tinh thần. - Tuệ Tĩnh đã khuyên dùng nước tiểu của trẻ khoẻ mạnh để uống khi bịbỏng và dùng lá củ cải giã nát lấy nước uống để chữa ngạt thở do hít thở khói. - Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tại các vùng giảiphóng, khu căn cứ và tại chiến trường đã sử dụng nhiều thuốc chữa vết bỏng cónguồn gốc tự nhiên từ các kinh nghiệm dân gian. - Trong nhiều năm gần đây chúng ta đã thừa kế nghiên cứu ứng dụng đượcmột số thuốc nam chữa bỏng. II. CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ VẾT THƯƠNGBỎNG: A. Các thuốc làm se khô và tạo màng thuốc che phủ vết thương bỏngmới: Cao đặc xoan trà: thuốc bỏng chế từ vỏ cây xoan trà (chrospondiasaxillaris Hill - Roxd họ Anacardiacea) (ký hiệu B76); cao đặc xoan trà có tỷ trọngd: 1,22 - 1,24; độ nhớt n = 5,36 poises; pH: 7,0; cặn khô: 50%; chứa các thanhphần: Tanin 32,1%; gôm nhựa:14%; Flavon: 5,4%; dầu béo: 1,37%; quinon: 0,5%.Cao đặc được chuyển sang dưới dạng bột thuốc khô màu nâu mịn, tan nhanh trongnước nóng. Tác dụng: Sau khi rắc, phun thuốc, lớp thuốc này kết hợp với các dịchhuyết tương và thành phần mô liên kết trung bì, gắn chặt và bám vào vết thươngbỏng mới tạo thành một màng thuốc che phủ vết thương bỏng. Màng khô nhưngkhông nứt nẻ và không cản trở các động tác của người bị bỏng. - Thuốc có tác dụng làm giảm thoát huyết tương ra ngoài vết bỏng và giảmbội nhiễm trên vết bỏng. - Đây là phương pháp hở không cần băng, tiết kiệm thuốc và bông, băng,gạc, giảm đau đớn cho bệnh nhân, không còn mùi hôi. - Thời gian khỏi của bỏng nông giảm ngắn được từ 2 - 5 ngày. màng thuốcsẽ tự rụng hoặc được cắt bỏ khi bỏng nông đã khỏi. Chỉ Định: Cao đặc xoan trà (thuốc bỏng B76) được dùng bôi, rắc, phun,trên các vết thương bỏng nông sau khi đã được sử lý vô khuẩn kỳ đầu theo các quitắc đã nêu chung (rửa sạch, cắt bỏ vòm các nốt phỏng, rửa vô khuẩn, thấm khô). Chống chỉ định: Vết bỏng sâu, vết bỏng đã nhiễm trùng. Vết bỏng ở vùng mặt, tầng sinh môn, bỏng vùng khớp vận động, bỏng ởbàn ngón tay, bàn ngón chân, bỏng ở đầu mặt cổ. Không bôi kín chu vi chi thể để tránh hiện tượng chèn ép kiểu garo Thuốc bỏng chế từ các cây khác có tác dụng tương tự như: Lá sim (Rhodomyrius, tometasa, Wight), Kháo nhậm (Machilusodoretissimanees laurace), kháo vàng (Machlus bonii H. Lee - laurace), Hu đay (Trema augustifola B.I, Ulmaceae), Săng lẻ (Lagerstroemia, tomentosa,lythraceae), Sú (Aegiceras cornin culatum Gacrin, Myrsinnaceae), Nâu(Dioscorera eirrhosa eirrhsa lour, Dioscoreaceae), Sòi (Sapium sibyferumL.Euphorbiaceae), Sến (Madhuca pasqiueri - Dubard - H, Sapoteceae)