Thông tin tài liệu:
Điều trị ngoại khoa:
a) Chỉ định: Tất cả các trường hợp bị Hẹp động mạch chủ có biểu hiện triệu chứng rõ thì đều có chỉ định mổ, trừ các trường hợp đã bị suy chức năng thất trái quá nặng. b) Các phương pháp phẫu thuật:
+ Mổ tách van động mạch chủ phương pháp kín: đưa dụng cụ tách van vào van động mạch chủ qua động mạch cảnh gốc phải hoặc qua thất trái. Hiện nay không dùng nữa. + Mở rộng van động mạch chủ bằng bóng qua da (Percutaneous aortic balloon valvuloplasty): kết quả tức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘT SỐ BỆNH TIM MẮC PHẢI (Kỳ 3)
MỘT SỐ BỆNH TIM MẮC PHẢI
(Kỳ 3)
4. Điều trị ngoại khoa:
a) Chỉ định:
Tất cả các trường hợp bị Hẹp động mạch chủ có biểu hiện triệu
chứng rõ thì đều có chỉ định mổ, trừ các trường hợp đã bị suy chức năng thất trái
quá nặng.
b) Các phương pháp phẫu thuật:
+ Mổ tách van động mạch chủ phương pháp kín: đưa dụng cụ tách
van vào van động mạch chủ qua động mạch cảnh gốc phải hoặc qua thất trái. Hiện
nay không dùng nữa.
+ Mở rộng van động mạch chủ bằng bóng qua da (Percutaneous
aortic balloon valvuloplasty): kết quả tức thời chỉ đạt khoảng 50% và hay tái phát,
thường chỉ định dùng cho các bệnh nhân yếu, không còn khả năng chịu đựng phẫu
thuật thay van.
+ Mổ thay van động mạch chủ:
- Phải mổ dưới máy tim phổi nhân tạo.
- Tiến hành cắt bỏ van động mạch chủ bị hẹp và thay bằng van khác làm
bằng vật liệu nhân tạo hoặc lấy từ động vật hay người đã chết.
V. Hở van động mạch chủ
1. Đại cương:
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây nên Hở van động
mạch chủ như: thấp tim, viêm đa khớp dạng thấp, Lupus bam đỏ hệ thống, giang
mai, vữa xơ động mạch, viêm nội tâm mạc vi khuẩn, cao huyết áp, chấn thương
tim...
2. Sinh lý bệnh:
+ Lượng máu phụt ngược trở lại thất trái khi tâm trương sẽ làm giảm
áp lực tâm trương của động mạch chủ, từ đó giảm lượng máu vào nuôi động mạch
vành.
+ Thể tích cuối tâm trương thất trái tăng làm cho thất trái bị phì đại,
tăng co bóp để bù lại lượng máu bị phụt ngược, dẫn đến suy thất trái rồi sau đó là
cao áp động mạch phổi.
3. Triệu chứng chẩn đoán:
+ Khó thở khi gắng sức, khi nằm hoặc có các cơn khó thở đột ngột về
đêm (biểu hiện của suy chức năng thất trái). Đôi khi có cơn đau thắt ngực, ngất khi
gắng sức.
+ Huyết áp tối đa tăng trong khi huyết áp tối thiểu giảm (khoảng cách
giưã huyết áp tối đa và tối thiểu lớn).
+ Nghe tim: có tiếng thổi tâm trương ở huyệt van động mạch chủ lan
dọc theo xương ức xuống mỏm tim.
+ X.quang:
- Hình thất trái phì đại, đoạn lên của quai động mạch chủ phồng và đập
mạnh.
- Có thể thấy vết vôi hoá của van động mạch chủ.
- Phổi ứ máu: rốn phổi đậm, phù gian kẽ phổi (các dấu hiệu của suy thất
trái).
+ Điện tim: dày thất trái, thiếu máu cơ tim...
+ Siêu âm:
- Hình van động mạch chủ xơ, vôi hoá.
- Giãn và tăng vận động thất trái, thường có giãn nhĩ trái và vùng gốc động
mạch chủ.
- Siêu âm Doppler xác định được có dòng máu phụt ngược từ động mạch
chủ về thất trái trong thì tâm trương.
4. Điều trị ngoại khoa:
+ Chỉ định: các trường hợp Hở van động mạch chủ có biểu hiện suy
chức năng thất trái thì đều nên có chỉ định mổ thay van sớm.
+ Phương pháp phẫu thuật:
Phải mổ dưới máy tim phổi nhân tạo. Tiến hành cắt bỏ van động mạch chủ
bị tổn thương và thay bằng van khác (van nhân tạo, van lấy từ động vật hoặc van
lấy từ người đã chết).
VI. Tắc động mạch vành do vữa xơ động mạch:
1. Đại cương:
Là một bệnh tim mắc phải rất phổ biến hiện nay, nằm trong bệnh
cảnh chung của bệnh vữa xơ động mạch.
2. Sinh lý bệnh:
Động mạch vành bị tắc dẫn tới thiếu máu cơ tim và rối loạn hoạt
động hệ thống tự động của tim. Các trường hợp nặng có thể gây tử vong đột ngột.
3. Triệu chứng chẩn đoán:
+ Có cơn đau thắt ngực.
+ Điện tim: có ST chênh, có thể xác định được vùng cơ tim bị thiếu
máu.
+ Chụp mạch vành: xác định chính xác vị trí tắc, kích thước và hình
thái phân bố của các động mạch vành.
...