Danh mục

Bài đọc Kinh tế vĩ mô - Bài đọc 4: Thời bao cấp và tác động của nó lên con người

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 165.12 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài đọc Kinh tế vĩ mô - Bài đọc 4: Thời bao cấp và tác động của nó lên con người. Trong bài đọc này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về kinh tế xã hội những năm 1975-1986, khoảng thời gian mà người ta gọi là thời bao cấp. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài đọc Kinh tế vĩ mô - Bài đọc 4: Thời bao cấp và tác động của nó lên con ngườiĐH Công nghiệp Tp.HCM MicroeconomicsKhoa Thương mại – Du lịchBài đọc 4 (Chapter 1 - Microeconomics)Thời bao cấp và tác động của nó lên con người(Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn 7-9-2006)Những suy nghĩ nhân cuộc trưng bày về “Cuộc sốngHà Nội thời bao cấp 1975-1986” tại Bảo tàng Dân tộchọc, Hà Nội.Vương Trí NhànThời bao cấp (1975-1986) luôn được biết đến như mộtthời gian khó với cơ chế quản lý kinh tế xã hội khôngthích hợp. Trong bản giới thiệu trước khi dẫn vào “Cuộc Cảnh chen lấn, đeo bámsống Hà Nội thời bao cấp” có ghi như vậy. Làm sao mà thường thấy trên các chuyếnquản lý xã hội kiểu đó là thích hợp được? xe thời bao cấp. Những thói quen như vậy đã dần hằnSự gặm nhấm thường trực sâu trong tâm trí nhiềuĐúng như một trong những câu ghi trên tường cuộc triển người cho đến tận hôm naylãm này đã xác định, trong suốt cái thời gian khó đó, cónhững lúc cái sự ăn trở thành tất cả đối với con người. Từ sáng đến tối chỉ nghĩ chuyệnăn. Ăn là dấu hiệu chứng tỏ mình đang được sống. Thay cho câu “tôi tư duy vậy tôi tồntại”, điều tâm niệm của con người lúc này là “tôi còn được ăn, vậy tôi tồn tại”.Ngoài sự ăn, trong may mặc, đi lại, và cả trong vui chơi giải trí nữa, con người lúc ấycũng ở vào tình trạng “cố mà sống”. Những câu nhại Kiều như “Bắt ở trần phải ở trần -cho may ô mới được phần may ô” lan ra như cỏ dại, câu này chết đi, câu khác lại đượctruyền tụng.Làm sao khỏi ứa nước mắt, khi nghĩ tới những sáng kiến hồi đó. Nuôi lợn ngay trong cáccăn hộ 20 mét vuông của các chung cư. Lộn cổ áo sơ mi và “tích kê” những chỗ ốngquần dễ rách. Nhặt mảnh phim về kết thành làn. Thu góp từng cái ruột bút bi viết hết đểmang về bơm lại. Lộn trái phong bì để sử dụng thêm lần nữa. Bảo rằng đó là tiềm năngsáng tạo được bộc lộ thì cũng đúng. Nhưng tôi cứ thấy tủi cho chữ sáng tạo thế nào. Sángtạo liều, sáng tạo quẩn, sáng tạo lấy được... chắc còn có thể mệnh danh cho sự sáng tạoấy bằng nhiều chữ nghĩa xót xa khác.Trong Chơi vơi trời chiều (1), nhà văn Trung Quốc Thiết Ngưng từng đưa ra một nhânvật rất lạ: thời Cách mạng Văn hóa, do có thời gian bị đày xuống nông thôn và chịu cảnhrét buốt thấu xương, bà dạy mẫu giáo ở một huyện nọ nảy sinh một thói quen là lúc nàocũng lo rét, sợ rét, và không đủ phương tiện chống rét; thế là đi đâu, tới cửa hàng báchhóa nào, bà cũng lùng sục để mua chăn bông, rồi về “xếp cao từ nền nhà lên tận trần”.Những ngày thiếu thốn cũng đã để lại trong tâm lý con người Việt Nam nhiều loại di lụytương tự. Cái hèn mà ta vốn khinh ghét, cái hèn đó ngấm ngầm ăn vào máu ta. Hèn theoGV: Hồ Văn Dũng 1ĐH Công nghiệp Tp.HCM MicroeconomicsKhoa Thương mại – Du lịchnhiều nghĩa. Lúc nào cũng lo lắng, sợ sệt. Và chỉ có những niềm vui tầm thường. Muađược cân gạo không bị mốc, vui. Cưới cho con trai cô vợ làm ở cửa hàng lương thực nêncả họ mua bán dễ dàng, quá vui. Đi bộ mấy cây số để đến nghe nhờ đài ở một nhà bạn,cũng đã vui lắm. Vui đấy rồi thấy sự khốn khổ của mình ngay đấy.Vì sự hy sinh này đã kéo quá dài nên người dân không khỏi sinh ra mệt mỏi. Con ngườicảm thấy không bao giờ mình có thể vươn tới những cái cao đẹp. Nhắm mắt buông xuôi,tự cho phép làm bất cứ điều gì khi thấy cần, miễn là tồn tại. Lòng tự trọng kiểu nhân vậtlão Hạc của Nam Cao không còn. Mà đến một chút phẫn uất của Chí Phèo cũng khôngcòn nốt.Những mối quan hệ bị biến dạngBảo rằng mục tiêu của cả một thế hệ Việt Nam trong đêm trước đổi mới là “sống và sốngđẹp” như gần đây một vài tờ báo đã viết thì không ai cãi lại được. Riêng những năm đầuchiến tranh quả là một thời Nghiêu Thuấn. Ở Hà Nội, các nhà đi sơ tán chỉ khóa cửabằng một cái khóa sơ sài. Ra đường, cánh bộ đội chúng tôi vẫy xe dễ dàng. Người nọnghĩ về người kia với một niềm tin tự nhiên. Đẹp là đẹp theo nghĩa ấy !Song, đến đầu những năm bảy mươi, mọi chuyện đã khác, và từ sau năm 1975 thì càngkhác. Nạn ăn cắp vặt diễn ra phổ biến, nhiều quá nên không bị coi là việc xấu nữa. Cólần trên báo Nhân Dân (tôi nhớ đâu như năm 1974) có cuộc thảo luận về làm ăn thật thà,điều đó chứng tỏ là lúc đó sự dối trá trong làm ăn đã lan ra rất rộng. Không thật thà trongviệc làm ra của cải. Nhất là không thật thà trong chuyện phân phối.Nếu thời gian đầu, giữa người với người có sự chia ngọt sẻ bùi thì càng về sau (xin nhấnmạnh một lần nữa: đặc biệt nhất từ năm 1975 trở đi), một xu thế ngược lại ngày càng nổilên và đóng vai trò chi phối: trong cảnh nghèo rỗi rãi, người ta rất hay soi mói để ý đồngnghiệp và hàng xóm. Nghi ngờ xen lẫn ghen tị. Ghen tị một cách tự nhiên, thậm chíkhông biết rằng đang làm một hành động độc ác. Cùng cảnh khổ với nhau, không lẽ gì có ...

Tài liệu được xem nhiều: