Danh mục

Bài giảng Bài 8: Một số bệnh thường gặp về mắt

Số trang: 14      Loại file: doc      Dung lượng: 902.00 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Bài 8: Một số bệnh thường gặp về mắt giúp người học mô tả được nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh đau mắt hột, viêm kết mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bài 8: Một số bệnh thường gặp về mắt Bài 8. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA MẮT Mục tiêu Mô tả được nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh đau mắt hột, viêm kết mạc, tăng  nhãn áp, đục thủy tinh thể. Nội dung I. BỆNH MẮT HỘT 1. Đại cương Bệnh mắt hột là một bệnh viêm kết giác mạc có tính chất mạn tính, lây lan nhanh do một loại vi  khuẩn gây nên. Bệnh phổ biến ở Việt Nam và dẫn đến các biến chứng gây mù lòa. Vi khuẩn gây bệnh mắt hột lây từ người bệnh sang người lành do thiếu vệ sinh trong sinh hoạt như  rửa mặt bằng nước ao hồ, sông suối; sử dụng chung khăn mặt, chậu nước… với người bị đau mắt  hột. 2. Triệu chứng Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn 2.1. Giai đoạn 1 (T1): giai đoạn sơ phát ­ Triệu chứng nghèo nàn, chỉ phát hiện được khi khám bệnh hàng loạt, không đau mắt, thỉnh thoảng  có nhiều ghèn, tiến triển âm thầm. ­ Lộn mi mắt thấy đỏ, có nhiều hột tròn, trong, ranh giới rõ rệt, chưa xuất hiện sẹo. 2.2. Giai đoạn 2 (T2): giai đoạn toàn phát ­ Bệnh nhân thấy khó chịu, sốt, đau, có nhiều ghèn, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cộm, ngứa. ­ Lộn mi mắt thấy có những hột chín, già, tập trung với nhau thành u hột và vỡ ra, để lại những sẹo  mỏng, nhỏ. 2.3. Giai đoạn 3 (T3): giai đoạn thoái triển ­ Thời kỳ này kéo dài nhất, có nhiều biến chứng. Hột già và vỡ hết, để lại sẹo chằng chịt, ngang  dọc trên kết mạc 2.4. Giai đoạn 4 (T4): giai đoạn khỏi bệnh ­ Chỉ còn lại sẹo, không còn hột ở kết mạc. Giai đoạn này không lây lan. ­ T1, T2, T3 gọi là thời kỳ hoạt tính, là giai đoạn lây lan nhanh, do đó cần điều trị tích cực. 3. Biến chứng ­ Viêm kết mạc phối hợp, do nhiễm thêm tạp khuẩn: mắt bệnh nhân đỏ rực, nhiều ghèn, mủ… ­ Lông quặm: do sẹo làm sụn mi cong lại, mi mắt gập lại, lông mi đâm vào giác mạc, làm bệnh  nhân thấy rất khó chịu, có thể gây loét giác mạc dẫn đến mù hoàn toàn. ­ Các biến chứng khác: viêm tắc túi lệ, khô mắt… 4. Điều trị 4.1. Thuốc tra mắt ­ Kẽm Sulfate 0,5%, Sulfacylum 20% tra 2 lần/ngày ­ Mỡ Tetracyclin 3%, tra ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ 4.2. Day, kẹp hột: làm rút ngắn quá trình tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, ngày nay người ta ít thực  hiện vì dễ đưa đến nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm các loại vi trùng khác. 4.3. Mổ quặm: khi lông quặm gây ảnh hưởng tới giác mạc hoặc lông quặm làm người bệnh khó  chịu II. VIÊM KẾT MẠC  1. Đại cương ­ Viêm kết mạc là bệnh thường gây ra dịch, còn được gọi là nhặm mắt hay đau mắt đỏ. Bệnh có  thể gây thành dịch, đặc biệt là do virus. Nguyên nhân + Do vi khuẩn lậu, lao, bạch hầu… + Do virus + Do dị ứng + Do bị kích thích bởi khói, bụi, nước bẩn… 2. Triệu chứng ­ Mắt đỏ: ban đầu chỉ đỏ 1 mắt, sau đó cả 2 mắt đều đỏ, mi mắt hơi sưng ­ Ngứa, cộm, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, có nhiều ghèn, mủ… ­ Thị lực bình thường, không bị ảnh hưởng Nếu do lậu (thường gặp ở trẻ sơ sinh): kết mạc sưng phù, rớm máu, có mủ xanh hoặc vàng, mủ  chảy ra, có khi vi khuẩn gây loét giác mạc Nếu do virus, viêm kết mạc dễ lây lan nhanh, tạo thành dịch 3. Điều trị ­ Rửa mắt 2­3 lần/ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch C. NaCl 0,9%. ­ Tra mắt bằng dung dịch Sulfacylum 20% hoặc dung dịch C. Cloraxin 4%, thuốc mỡ Tetracylin 1% ­ Ngoài ra có thể sử dụng 1 số thuốc nhỏ mắt sau, nhưng cần thận trọng và phải có chỉ định của bác  sĩ chuyên khoa + C. Dexacol, C. Cebedexacol, C. Spersadex (Chloramphenicol + Dexamethasone) + C. Tobcol, C. Tobrex (Tobramycin), C. Tobradex (Tobramycin + Dexamethasone) + C. Neomycin (Neomycin), C. Neodex (Neomycin + Dexamethasone) + C. Ciplox, C. Ciprofloxacin, C. Ciloxan (Ciprofloxacin) + C. Okacin, C. Polymycin, C. Vigamox, C. Vigadexa… ­ Nếu do lậu, do lao: cần dùng kháng sinh đặc hiệu 4. Phòng bệnh ­ Dùng nước sạch rửa mặt, dùng chậu riêng, khăn riêng. ­ Tránh bụi bằng cách đeo kính râm, kính mát, kính bảo hộ khi ra đường. III. TĂNG NHÃN ÁP 1. Đại cương ­ Tăng nhãn áp còn được gọi là bệnh Glaucom (theo tây y) hoặc gọi là Thiên đầu thống (theo đông  y) hoặc được dân gian biết với tên Cườm nước ­ Bệnh sinh ra do nhãn áp tăng cao gây rối loạn chức năng thị giác. Nếu không được điều trị hoặc  điều trị không đúng cách, bệnh sẽ đưa đến mù vĩnh viễn vì làm teo dây thần kinh thị giác. ­ Thường bệnh gây ra ở cả 2 mắt. Một mắt bị trước, một mắt bị sau.   2. Triệu chứng Có 2 loại ­ Glaucom góc đóng: còn gọi là glaucom cấp, hay glaucom cương tụ ­ Glaucom góc mở: còn gọi là glaucom mạn, hay glaucom đơn thuần. 2.1. Glaucom góc đóng: thường gặp ở người trên 40 tuổi. Tiền triệu: thỉnh thoảng bệnh nhân hay nhức đầu, mờ mắt, nhìn cảnh vật như có màng sương mù  che phủ, nhìn vào nguồn sáng thấy quầng xanh đỏ như cầu vòng. Khi lên cơn tăng nhãn áp:  ­ Mắt đau nhức dữ dội, đau như bị cây đâm vào mắt, cơn đau tăng dần lên, lan ra cả nữa đầu.  Cơn đau thường xảy ra vào buổi tối, mùa lạnh. Bệnh nhân phải ôm đầu, ôm mắt vì đau nhức quá  nhiều. ­ Mặt tái xanh, mạch nhanh, huyết áp tăng cao đột ngột, buồn nôn và nôn mửa nhiều.  ­ Áp lực nội nhãn của mắt  ...

Tài liệu được xem nhiều: