"Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 2: Bảo hiểm hàng hải" giới thiệu về nội dung của các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải và cách giải quyết bồi thường khi có tổn thất xảy ra đối với hàng hóa, tàu biển và trách nhiệm dân sự chủ tàu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 2: Bảo hiểm hàng hải
Bài 2: Bảo hiểm hàng hải
BÀI 2 BẢO HIỂM HÀNG HẢI
Hướng dẫn học
Bài này giới thiệu về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. Sinh viên cần nắm được các khái niệm
của bảo hiểm hàng hải, vai trò của bảo hiểm hàng hải, đối tượng bảo hiểm, phạm vi bảo
hiểm, phí bảo hiểm của các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển, bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu. Bên cạnh
đó, cần hiểu rõ về phạm vi bảo hiểm cũng như các điều kiện bảo hiểm, từ đó giải quyết
các tình huống rủi ro phát sinh liên quan tới hàng hóa, tàu biển và trách nhiệm dân sự của
chủ tàu.
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu: Giáo trình Bảo hiểm, PGS. TS. Nguyễn Văn Định chủ biên, NXB Đại
học KTQD.
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua
email.
Trang Web môn học.
Nội dung
Bài học giới thiệu về nội dung của các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải và cách giải quyết bồi
thường khi có tổn thất xảy ra đối với hàng hóa, tàu biển và trách nhiệm dân sự chủ tàu.
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau:
Hiểu được các khái niệm cơ bản trong nội dung bài học;
Phân biệt được các loại rủi ro và các loại tổn thất;
Nắm vững được các điều kiện bảo hiểm;
Vận dụng được các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết bồi thường bảo hiểm.
INS101_Bai2_v1.0013111228 33
Bài 2: Bảo hiểm hàng hải
Tình huống dẫn nhập
Tai nạn đâm va vào tàu biển
Ngày 20/08/2011, hai tàu An Nam và Bình Minh đâm va nhau.
Theo biên bản giám định, mỗi tàu lỗi 50%. Thiệt hại các bên như sau:
Thiệt hại Thân tàu Kinh doanh Tổng
Tàu An Nam 10.000 USD 4.000 USD 14.000 USD
Tàu Bình Minh 20.000 USD 8.000 USD 28.000 USD
Tàu An Nam mua bảo hiểm thân tàu ngang giá trị theo điều kiện bảo hiểm ITC tại công ty bảo
hiểm Bảo Việt Hải Phòng từ ngày 12/07/2011 đến ngày 12/07/2012. Tàu Bình Minh mua bảo
hiểm thân tàu ngang giá trị theo điều kiện bảo hiểm ITC tại công ty bảo hiểm Pjico Đà Nẵng với
thời hạn 12 tháng từ ngày 09/09/2010.
1. Trách nhiệm của các chủ tàu sau vụ tai nạn đâm va như thế nào ?
2. Trách nhiệm của các công ty bảo hiểm theo các hợp đồng bảo hiểm như
thế nào ?
34 INS101_Bai2_v1.0013111228
Bài 2: Bảo hiểm hàng hải
2.1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
2.1.1. Vì sao phải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Cho đến nay vận chuyển bằng đường biển được
phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại
trong hệ thống vận tải quốc tế, chiếm khoảng 90%
tổng khối lượng hàng hoá XNK của thế giới. Tuy
nhiên, vận chuyển bằng đường biển gặp rất nhiều
rủi ro và gây ra thiệt hại lớn. Trong lịch sử loài
người, đã có nhiều biện pháp chống lại những tác
động xấu trên, nhưng thực tế cho thấy biện pháp
hữu hiệu nhất là bảo hiểm cho hàng hoá XNK. Mặt
khác, ngày nay trong nền kinh tế mở, ngành bảo
hiểm ra đời không những đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn cho những chủ hàng, mà
còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ kinh tế quốc tế thông qua con đường thương mại
và có ảnh hưởng sâu sắc tới vấn đề kinh tế – xã hội cho cả hai nước xuất và nhập. Vì
vậy, bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển là sự cần thiết khách quan,
đến nay đã trở thành tập quán thương mại quốc tế.
2.1.2. Các loại rủi ro và các loại tổn thất
2.1.2.1. Các loại rủi ro
Rủi ro hàng hải là những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển gây ra làm hư
hỏng hàng hóa và phương tiện chuyên chở.
Rủi ro hàng hải có nhiều loại:
Phân loại theo nguyên nhân, rủi ro hàng hải bao gồm rủi ro do thiên tai, rủi ro do
tai nạn bất ngờ trên biển và rủi ro do hành động của con người.
o Thiên tai: là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như biển động, bão, lốc,
sét, thời tiết quá xấu … mà con người không chống lại được.
o Tai nạn bất ngờ trên biển: mắc cạn, đắm, bị phá huỷ, cháy, nổ, mất tích, đâm va
với tàu hoặc một vật thể cố định hay di động khác không phải là nước, phá hoại
của thuyền trưởng và thuỷ thủ trên tàu,..
o Hành động của con người: ăn trộm, ăn cắp hàng, mất cướp, chiến tranh, đình
công, bắt giữ, tịch thu...
o Ngoài ra còn các rủi ro khác như rủi ro lúc xếp dỡ hàng, hàng bị nhiễm mùi,
lây bẩn...
Phân loại theo nghiệp vụ bảo hiểm, có 4 nhóm rủi ro là: rủi ro chính được bảo
hiểm, rủi ro phụ có thể được bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm trong trường hợp đặc
biệt và rủi ro loại trừ:
o Rủi ro ...