Bài giảng trình bày một số kiến thức cơ bản về bệnh Eczema. Thông qua bài giảng này, người học có thể: Trình bày được những tổn thương cơ bản trong bệnh Eczema, nêu được các thể lâm sàng của eczema, trình bày hướng điều trị bệnh Eczema.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bệnh học - Bài: Bệnh Eczema (Bệnh chàm) 1 BỆNH ECZEMA (Bệnh chàm)MỤC TIÊU1. Trình bày được những tổn thương cơ bản trong bệnh Eczema2. Nêu được các thể lâm sàng của eczema.3. Trình bày hướng điều trị bệnh EczemaĐẠI CƯƠNG Eczema là thuật ngữ được sử dụng tương đương với viêm da. Đây là bệnhngoài da phổ biến hiện nay và trong tương lai do yêu cầu công nghiệp hoá, sửdụng nhiều hoá chất, Eczema nghề nghiệp sẽ ngày càng tăng lên. Ngứa là triệu chứng xuyên suốt, xuất hiện sớm nhất và tồn tại dai dẳng.Bệnh eczema được coi là bệnh da ngứa điển hình, mạn tính hay tái phát, điều trịcòn khó khăn.ĐỊNH NGHĨA Eczema là trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến triểntừng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám, mảng đỏ da, mụn nước vàngứa, nguyên nhân phức tạp nhưng bao giờ cũng có vai trò của cơ địa dị ứng.NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân phức tạp nhiều khi khó hoặc không phát hiện được. Có thể do: Nguyên nhân bên ngoài. Các yếu tố vật lý, hoá học, thực vật, sinh vật học đụng chạm vào da gây cảmứng thành viêm da, eczema ( các chất này gọi là di nguyên ). Ví dụ: ánh nắng,thuốc bôi, tiêm uống, các hoá chất dùng trong công nghiệp, trong gia đình (cao Bệnh Eczema GV Nguyễn Hương Giang 2su, niken, kền, crom…) Một số bệnh ngoài da gây ngứa (nấm, ghẻ...) do chà xát, bôi thuốc linhtinh... có thể trở thành eczema thứ phát.Nguyên nhân bên trong. Rối loạn chức phận nội tạng, rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết có thể lànguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây Eczema.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Vị trí: có tính chất bất kỳ, vùng da nào cũng có thể bị eczema, tuy nhiêntuỳ theo từng thể lâm sàng hay gặp ở vị trí nào (trình bày ở phần thể lâm sàng). Tổn thương cơ bản: Tổn thương có ranh giới rõ rệt với vùng da lành, chỉcó ở vùng da tiếp xúc với dị nguyên. Ban đầu là ngứa, sau đỏ da, phù, xuất hiệnmụn nước rồi vỡ ra, rỉ nước vàng, khô và tạo mảng tại nơi có dị nguyên.Eczemaphát triển qua 4 giai đoạn: - Giai đoạn đỏ da: ngứa nhiều, ban đỏ rải rác, phù lớp thượng bì - Giai đoạn hình thành các bọng nước - Giai đoạn rỉ nước và bội nhiễm gây ra tổn thương chốc lở - Giai đoạn đóng vẩy: tiến triển lâu dài hình thành mảng liken hóa1. Giai đọan đỏ da: bệnh bắt đầu bằng trên da xuất hiện vết hoặc đám đỏ, hơi nề, cộm nhẹ, ranh giới không rõ, rất ngứa - trên nền đỏ xung huyết nhìn kỹ thấy có những sẩn tròn lấm tấm như hạt kê (thực chất là những mụn nước đang từ dưới đùn lên) đây là phản ứng đầu tiên của biểu bì.2. Giai đoạn mụn nước (còn gọi là giai đoạn chảy nước): mụn nước ngày càng nhiều và xuất hiện trên khắp bề mặt đám tổn thương, mụn nước eczema có các đặc tính sau: Bệnh Eczema GV Nguyễn Hương Giang 3 - Mụn nước nhỏ bằng đầu tăm, đầu kim 1-2 mm - Nông, tự vỡ - San sát bên nhau kín khắp bề mặt thương tổn. - Đùn từ dưới lên hết lớp này đến lớp khác. Bề mặt đám tổn thương chi chít các mụn nước. Mụn nước nông, tự vỡ vàdo ngứa gãi nên đám tổn thương bị trợt, chảy dịch nên còn gọi là giai đoạn chảynước, giai đoạn này kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần, các mụn nước vỡ đi để lạiđiểm trợt nhỏ như châm kim (còn gọi là giếng eczema của Devergie) nhiều điểmtrợt liên kết thành đám mảng trợt, đỏ rỉ dịch, đồng thời dễ nhiễm khuẩn thứ phátcó mủ, vẩy tiết..3. Giai đoạn lên da non: giai đoạn này đám tổn thương giảm viêm, giảm xunghuyết, giảm chảy dịch, các vết trợt khô, đóng vẩy, lên da non thành một lớp danhẵn bóng như vỏ hành, nền da hơi nhiễm cộm, sẫm mầu hơn.4. Giai đoạn lichen hoá, hằn cổ trâu: Eczema tiến triển lâu ngày da càngngày càng sẫm mầu, tăng nhiễm cộm, bề mặt xù xì thô ráp, sờ nền cứng cộm,các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt như trong bệnh lichen, quátrình này gọi là lichen hoá. Ngứa tồn tại dai dẳng. Chia thành 4 giai đoạn của eczema để dễ hiểu tiến triển cuả một eczemanhưng trên thực tế các giai đoạn không thực phân chia rõ rệt như vậy mà thườngxen kẽ nhau, lồng vào nhau. Ví dụ trên đám tổn thương có vùng là giai đoạnchảy dịch, có vùng đã bắt đầu lên da non, lúc đó phải đánh giá xem tổn thươnggiai đoạn nào chiếm ưu thế mà chẩn đoán giai đoạn cấp, bán cấp, hay mạn lichenhoá. Đã sang giai đoạn sau có khi vì một nguyên nhân nào đó (chà xát, bôi thuốckhông phù hợp) lại trở lại giai đoạn trước. Bệnh Eczema GV Nguyễn Hương Giang 4 Bảng 1: các giai đoạn của eczemaEczema cấp tính Eczema bán cấp Eczema mãn Đám mảng viêm đỏ Đám mảng giảm viêm, Đám mảng sẫm màu, vài mm đến 10-20cm đóng vẩy, lên da non. nền cứng cộm xù xì.Mụn nước nhỏ kín khắp Da màu hồng bóng bề mặt, chẩy dịch. THỂ LÂM SÀNG1. Eczema tiếp xúc: (contact eczema, contact dermatitis) còn gọi viêm da dị ứngtiếp xúc. Viêm da dị ứng tiếp xúc là biểu hiện tổn thương da trên một bệnh nhâncó cơ địa dị ứng, đặc trưng bởi hiện tượng quá mẫn muộn với sự tham gia của tếbào T đặc hiệu.1.1.Cơ chế bệnh sinh Viêm da dị ứng tiếp xúc có cơ chế dị ứng muộn. Dị nguyên tiếp xúc trựctiếp trên mặt da, chui qua da vào tổ chức dưới da nhờ việc gắn với tế bàoLangerhans của tổ chức nội bì. Chúng vận chuyển các thông tin về dị nguyênnhanh chóng di tản từ lớp thượng bì đến các hạch lympho vùng. Tại đây cácthông tin về dị nguyên được truyền cho các tế bào lympho T ký ức. Từ các thôngtin đặc hiệu này mà đáp ứng qua trung gian tế bào được hình thành với sự sảnxuất rất nhiều lymphokin từ tế bào lympho T mẫn cảm. Các tế ...