Thông tin tài liệu:
Bài giảng "Bệnh học u" cung cấp các kiến thức giúp sinh viên có thể: Phân biệt được các định nghĩa trong bệnh học u, biết và phân tích được thành phần cấu tạo của mô u, biết cách gọi tên u lành tính và u ác tính, biết được các nguyên nhân gây ung thư chính ở người, hiểu và biết cách phân độ ung thư, đánh giá giai đoạn ung thư nói chung và một số ung thư đặc biệt. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bệnh học u (9tr)
30
BỆNH HỌC U
Mục tiêu học tập
1. Phân biệt được các định nghĩa trong bệnh học u
2. Biết và phân tích được thành phần cấu tạo của mô u
3. Biết cách gọi tên u lành tính và u ác tính
4. Biết được các nguyên nhân gây ung thư chính ở người
5. Hiểu và biết cách phân độ ung thư, đánh giá giai đoạn ung thư nói chung và một số ung
thư đặc biệt
I. ĐẠI CƯƠNG
U là một khối mô phát triển bất thường, sinh sản thừa, tăng trưởng quá mức và không
đồng bộ với các mô bình thường của cơ thể tạo ra một mô mới ảnh hưởng đến hoạt động cũng
như chức năng của một cơ quan nào đó trong cơ thể.
Sự tăng sinh tế bào u có tính tự động do mất sự đáp ứng với các kiểm soát bình thường
của cơ thể, khối u vẫn tiếp tục phát triển dù kích thích gây ra u đã ngừng. Khối u sống trên cơ
thể người bệnh như vật ký sinh, tranh giành các chất dinh dưỡng với các tế bào và mô bình
thường của ký chủ (người bệnh).
II. NGUỒN GỐC U
U có thể sinh ra từ bất cứ mô nào của cơ thể nhưng có những mô, cơ quan hay xuất
hiện u hơn. Ví dụ như u biểu mô nhiều hơn u liên kết từ 5 đến 10 lần.
Tùy theo các yếu tố địa dư, môi trường sống, điều kiện sinh hoạt và yếu tố chủng tộc,
tần số sinh u cũng thay đổi theo.
Trong vài thập kỷ qua, người ta nhận thấy tính chất của một số ung thư như: Ung thư
phổi tăng nhanh tại những quốc gia đã và đang phát triển, ung thư vú tăng mạnh ở nữ giới;
ung thư dạ dày bắt đầu giảm từ từ tại Mỹ (tỷ lệ mắc bệnh là 7,2/100.000 dân) trong khi tỷ lệ
này ở Nhật là 46,6/100.000 dân, gấp gần 7 lần, còn ở Việt nam, ung thư dạ dày đứng hàng thứ
2, chiếm 16% tổng số các loại ung thư. Ung thư biểu mô tuyến tiền liệt ở Việt nam khá thấp
trong khi nó lại chiếm tỷ lệ rất cao ở Mỹ.
Hầu hết các u phát sinh ra từ những tế bào của bản thân cơ thể bị biến đổi, trừ u
nguyên bào nuôi lại sinh ra từ tế bào phôi thai là những tế bào của một cơ thể khác.
Đại đa số các u đều có những tế bào sinh ra từ một loại tế bào nguồn, chỉ có một số
nhỏ xuất phát trên hai loại tế bào kết hợp giữa mô biểu mô và mô liên kết, ví dụ: ung thư biểu
mô - liên kết (epithelio-sarcoma) của tử cung, u mầm thận hay u Wilms ...
III. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA
1. Sự quá sản (hyperplasia)
Còn gọi là tăng sản. Là sự gia tăng số lượng tế bào làm cho mô và cơ quan quá sản
tăng thể tích. Các tế bào vẫn bình thường về hình dạng và kích thước.
Có hai loại quá sản:
1.1. Quá sản tái tạo
Ví dụ:
- Quá sản tuyến vú trong kỳ dậy thì, mang thai và cho con bú.
- Một thận bị hư hoặc cắt bỏ, thận còn lại sẽ quá sản (quá sản bù trừ).
31
Hình 1. quá sản thùy tuyến vú
1.2. Quá sản chức năng
Ví dụ:
- Quá sản nội mạc tử cung do tử cung do tăng estrogen
- Quá sản tuyến giáp trong bệnh Basedow.
Quá sản là tính chất đặc thù và phổ biến của u nhưng cũng có thể thấy trong viêm.
Quá sản có thể hồi phục.
Cần phân biệt quá sản với phì đại (hypertrophy) là tình trạng tăng kích thước và thể tích của
tế bào hoặc một cơ quan làm cho vùng mô và tạng to hơn bình thường (không gia tăng số
lượng tế bào).
Ví dụ:
- Cơ tử cung lúc bình thường: 20 micromet, lúc có thai phì đại 208 micromet.
- Cơ bắp phì đại do tập thể dục.
2. Dị sản (metaplasia)
Còn gọi là chuyển sản. Là sự thay thế một loại tế bào đã biệt hóa này bằng một loại tế
bào đã biệt hóa khác.
Ví dụ:
- Các tế bào trụ ở niêm mạc phế quản có thể được thay thế bằng các tế bào biểu mô lát tầng
do hút thuốc lá kinh niên hoặc do thiếu vitamin A.
- Trong các sẹo xơ các nguyên bào sợi có thể thay thế biến đổi thành các nguyên bào xương
và tế bào tạo xương.
Dị sản có thể hồi phục.
3. Loạn sản (dysplasia)
Còn gọi là nghịch sản. Là sự quá sản và thay đổi phần nào chất lượng tế bào và mô
nhưng vẫn nằm trong sự điều chỉnh của cơ thể.
Các tế bào loạn sản có đặc điểm là thay đổi về hình dáng, kích thước tế bào. Các tế
bào mất định hướng bình thường, số lượng tế bào gia tăng, hình ảnh phân bào nhiều hơn tuy
nhiên vẫn trong giới hạn bình thường.
Loạn sản có thể chia làm 2 loại:
3.1. Loạn sản đơn giản
- Tế bào quá sản vừa phải
32
- Sự xếp lớp tế bào còn nguyên vẹn, tế bào có cực tính rõ
- Nhân tế bào khá đều nhau
- Biệt hóa tế bào rõ ràng
3.2. Loạn sản trầm trọng
- Tế bào quá sản mạnh
- Nhân tế bào không đều nhau
- Nhiều tế bào non kiềm tính
- Sự xếp lớp và biệt hóa vẫn tồn tại
Hình 2. Loạn sản vảy thanh quản độ II
Loạn sản có thể hồi phục nhưng nếu không điều trị có thể dẫn đến ung thư. Tuy nhiên,
giữa ung thư thực sự và loạn sản không phải dễ dàng phân ...