Thông tin tài liệu:
Nhằm giúp các bạn sinh viên đánh giá được tổn thương bỏng; nắm vững các bước sơ-cấp cứu bỏng nhiệt-điện-hóa chất mà "Bài giảng Cấp cứu bỏng" của BS CKII Trần Đoàn Đạo đã được thực hiện. Mời các bạn cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Cấp cứu bỏng - BS CKII Trần Đoàn Đạo CẤP CỨU BỎNG BS CKII TRẦN ĐOÀN ĐẠO KHOA BỎNG-TẠO HÌNH BV CHỢ RẪY.MỤC TIÊU: a. Đánh giá dược tổn thương bỏng b. Nắm vững các bước sơ-cấp cứu bỏng nhiệt-điện-hóa chấtI. ĐẠI CƯƠNG Sơ-cấp cứu BN bỏng là công việc vừa mang tính chất cộng đồng vừa mang tính chấtchuyên môn. Việc xử lý đúng ngay sau khi bị bỏng giúp hạn chế được thương tổn bỏng,làm diễn biến bệnh nhẹ hơn, và làm giảm tỷ tử vong.II. ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG BỎNG: 1. Đánh giá theo diện tích:Luật số 9 (Wallace) - Đầu-mặt-cổ: 9% - Một chi trên: 9% - Thân trước (ngực-bụng): 9 x 2 = 18% - Thân sau (lưng-mông): 9 x 2 = 18% - Một chi dưới: 9 x 2 = 18% - Một đùi: 9% - Cẳng chân và bàn chân : 9% - Tầng sinh môn: 1%Phương pháp Palm:Bàn tay Bn # 1% bề mặt cơ thể 2. Đánh giá theo độ sâu: Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể. độ dày của nó từ ½ đến 4mm phụ thuộc từng vịtrí. Da bao gồm lớp biểu bì, là lớp bao phủ bên ngòai và trung bì là lớp dày hơn nằm bêndưới lớp biểu bì. lớp trung bì có chứa mạch máu và các cấu trúc chuyên biệt như chânlông, tuyến mồ hôi và các đầu mút thần kinh nhận cảm giác về đau, sờ, đè ép và nhiệt. tổchức dưới da nằm bên dưới lớp trung bì bao gồm một lớp tổ chức liên kết và chất mỡ.Đ ộ I: Erythema ( còn gọi là bỏng nông), tổn thương chỉ ảnh hưởng lớp biểu bì daĐ ộ II: (Còn gọi là bỏng sâu một phần) thương tổn tòan bộ lớp biểu bì và một phần trungbì Superficial partial thickness (SPT): bỏng trung bì nông, tổn thương biểu bì, tổnthương tới lớp nhú của trung bì, nhưng các phần phụ của da (gốc lông, tuyến mồ hôi) cònnguyên vẹn. Deep partial thickness (DPT): bỏng trung bì sâu, tổn thương đến lớp sâu của trungbì, chỉ còn một phần sâu của tuyến mồ hôi.Đ ộ III: full thickness (FT), bỏng tòan bộ lớp da, tôn thương tòan bộ lớp biểu bì và trungbì hoặc sâu tới các tổ chức dưới da (bỏng độ IV) 3.Phân biệt tổn thương theo độ nông-sâu:Độ sâu SPT DPT FTMàu sắc hồng nhợt trắngNốt phỏng trễ sớm 0Tuần hòan (+) (±) (-)Cảm giác Đau Giảm MấtLành sẹo 3 tuần Ghép da* Kiểm tra sự co dãn của mao mạch: là phương pháp để đánh giá độ sâu của bỏng bằngcách ép nhẹ lên vùng bị bỏng, nếu vùng đó nhợt đi ( chuyển thành màu trắng) và sau đótrở lại màu ban đầu, nếu bỏ lực ép đi, thì đó là bỏng độ II. 4. Đánh gía tổn thương do hít: cần nghĩ tới bỏng hô hấp Bị bỏng nơi buồng kín Đàm nước dãi đen có màu bồ hóng (carbonaceous sputum) Bỏng vùng mặt Ảnh hưởng hô hấp: khó thở, thở co kéo. Khàn giọng, giọng nói biến đổiIII. PHÂN LOẠI TỔN THƯƠNG BỎNG: ĐẶC BỎNG BỎNG BỎNG ĐIỂM NẶNG TRUNG NHẸ BÌNH Diện tích > 25% 15 – 25% 10% 2 – 10% < 2% bỏng sâu Bỏng sâu (+) (-) (-) đầu mặt cổ, TSM Bỏng hô (+) (-) (-) hấp Tổn thương (+) (-) (-) kèm theo Bệnh mãn (+) (-) (-) tính kèm theo Điều trị Đơn vị Bỏng BV đa khoa Điều trị hay trung ngoại trú tâm bỏng Bỏng nặng: • Diện tích bỏng trên 25% diện tích da • Diện tích bỏng sâu trên 10% diện tích da • Bỏng sâu ở đầu, ở bàn tay, bàn chân hoặc tầng sinh môn • Bỏng điện cao thế hoặc hoá chất Bỏng vừa: • Diện tích bỏng từ 15 đến 25% diện tích da • Diện tích bỏng sâu từ 2 đến 10% diện tích da • Bỏng trung bì nông ở đầu, bàn tay, bàn chân Bỏng nhẹ: • Diện tích bỏng dưới 15% diện tích da • Diện tích bỏng ssâu dưới 2% diện tích daIV. SƠ CỨU BỎNG Mục đích: giảm tổn thương tổ chức và hạn chế thấp nhất tiến triển của vết bỏng bằngsự hạn chế sinh ra các yếu tố trung gian gây viêm. (Inflammatory mediators) • Ngưng tiến triển bỏng • Làm lạnh vết bỏng Ngoaì ra • Che phủ tạm thời vết bỏng • Phòng chống sốc bỏng • Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhấtBước 1: Ngưng tiến trình bỏng: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt: nhanh chóng đưa BNra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa và cởi bỏ quần áo bị cháy, quần áo chật, nhẫn, dây nịthoặc đồng hồ trước khi phần bỏng sưng nề.Bước 2: Làm lạnh vết thương bỏng - Ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước sạch. Đây là biện pháp đơn giản, hiệu quả.Thời điểm ngâm rửa bằng nước mát tốt nhất trong vòng 30 phút sau khi bị bỏng. - Sử dụng nước sạch, nhiệt độ nước tiêu chuẩn là từ 16º C-20º C. Tuy nhiên, vì là cấp cứu, cần tận dụng nguồn nước sẵn có như nước đun sôi để nguội, nước máy, nước mưa, nước giếng, v.v… - Có thể ngâm rửa phần bị bỏng dưới vòi nước hoặc trong chậu nước mát, cũng có thể đắp thay đổi bằng khăn ướt, dội rửa liên tục nước sạch lên vùng bỏng. - Kết hợp vừa ngâm rửa vùng bỏng, vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, rửa sạch dị vật hoặc tác nhân gây bỏng còn bám ở vết bỏng. - Thời gian ngâm rửa từ 15-45 phút (thường cho tới khi hết đau rát) tránh làm vỡ, trợt vòm nốt bỏng. - Giữ ấm phần cơ thể ...