Bài giảng Chăm sóc người bệnh đái tháo đường
Số trang: 68
Loại file: ppt
Dung lượng: 5.26 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng "Chăm sóc người bệnh đái tháo đường" nhằm mục đích giúp người học trình bày được định nghĩa, phân loại, sinh lý bệnh, triệu chứng, biến chứng và hướng điều trị bệnh đái tháo đường; biết cách chăm sóc, phòng bệnh đái tháo đường. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chăm sóc người bệnh đái tháo đường CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG MỤC TIÊU - Kiến thức 1. Trình bày được định nghĩa, phân loại, sinh lý bệnh, triệu chứng, biến chứng và hướng điều trị bệnh đái tháo đường. 2. Trình bày được cách chăm sóc, phòng bệnh đái tháo đường. - Kỹ năng 3. Đưa ra được các vấn đề chăm sóc/chẩn đoán điều dưỡng và vấn đề chăm sóc/chẩn đoán điều dưỡng ưu tiên trên người bệnh đái tháo đường trong bài tập tình huống. 4. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh đái tháo đường trong bài tập tình huống. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm 5. Thể hiện được tính tích cực, khả năng hợp tác hiệu quả với các thành viên trong nhóm học tập. Sử dụng tốt công nghệ thông tin để giải quyết bài tập. Định nghĩa ĐTĐ là tình trạng tăng đường huyết mạn tính đặc trưng bởi những RL chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo RL chuyển hóa lipid và protein do giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh học của insulin và/hoặc tiết insulin. Phân loại đái tháo đường Đái tháo đường typ 1: tỉ lệ gặp < 10%. Do bệnh tự miễn dịch: các tế bào β tuyến tụy bị phá hủy bởi chất trung gian miễn dịch Xuất hiện các tự kháng thể kháng đảo tụy, tự kháng thể kháng insulin và tự kháng thể kháng GAD (gluctamic acid decarboxylase) trong 85 – 90% trường hợp. Điều trị bắt buộc phải điều trị bằng insulin. Đái tháo đường typ 2: (không phụ thuộc insulin) Tỉ lệ gặp 90 – 95%. Đặc trưng của đái tháo đường typ 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt insulin tương đối. Tuổi > 30 tuổi, triệu chứng lâm sàng âm thầm, thường phát hiện muộn. Có thể điều trị bằng chế độ ăn, thuốc uống và/hoặc insulin. ĐTĐ thai kì Là tình trạng RL dung nạp đường huyết xảy ra trong thời kì mang thai. Các tình trạng tăng đường huyết đặc biệt khác - Giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen. - Bệnh lí tuyến tụy: viêm tụy, xơ, sỏi tụy, ung thư tụy, … Một số bệnh nội tiết: hội chứng Cushing,… do thuốc, hóa chất Nguyên nhân Đái tháo đường nguyên phát - ĐTĐ type I (phụ thuộc vào Insulin). - ĐTĐ type II (không phụ thuộc vào Insulin) Do tự miễn vì người ta cho rằng ĐTĐ nguyên phát là những người bị ĐTĐ thường mang trong người loại kháng nguyên HLA DR3 hoặc HLA DR4. Đái tháo đường thứ phát Nguyên nhân ngoài tụy - Cường tuyến yên trước. - Cường vỏ thượng thận. - Cường giáp trạng (Basedow) Nguyên nhân do tụy - Sỏi tụy, ung thư tụy, viêm tụy. - Bệnh thiếu huyết tố: Hemochromatose. - Di truyền . Triệu chứng Triệu chứng lâm sàng Bệnh có diễn biến âm thầm, các triệu chứng LS khác nhau tùy theo thể ĐTĐ. ĐTĐ type 1: phụ thuộc vào insulin. - Thường gặp tuổi < 30, thể trạng trung bình hoặc gầy - TC thường rầm rộ: ăn nhiều, đái nhiều, uống nhiều, gầy sút cân. + XH các biến chứng sớm: mụn nhọt, viêm quanh răng, viêm đường tiết niệu. + Tiền sử gia đình: có người bị ĐTĐ và/hoặc các bệnh lý tự miễn dịch khác. + Sự RL chuyển hoá glucid nặng dẫn đến rối loạn chuyển hoá lipit và protit gây tăng ceton máu và nhiễm toan. + Dùng insulin để điều trị. ĐTĐ type 2: không phụ thuộc vào Insulin - Thường gặp tuổi trên 30 - Đặc điểm bệnh + Thường gặp ở người lớn tuổi thể trạng béo + TC thường không rầm rồ (có nhiều trường hợp được phát hiện tình cờ) + Tiền sử: ĐTĐ thai kỳ ở nữ + Điều trị lâu dài và hiệu quả bằng chế độ ăn và các thuốc hạ đường huyết. Có thể điều trị bằng insulin.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chăm sóc người bệnh đái tháo đường CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG MỤC TIÊU - Kiến thức 1. Trình bày được định nghĩa, phân loại, sinh lý bệnh, triệu chứng, biến chứng và hướng điều trị bệnh đái tháo đường. 2. Trình bày được cách chăm sóc, phòng bệnh đái tháo đường. - Kỹ năng 3. Đưa ra được các vấn đề chăm sóc/chẩn đoán điều dưỡng và vấn đề chăm sóc/chẩn đoán điều dưỡng ưu tiên trên người bệnh đái tháo đường trong bài tập tình huống. 4. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh đái tháo đường trong bài tập tình huống. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm 5. Thể hiện được tính tích cực, khả năng hợp tác hiệu quả với các thành viên trong nhóm học tập. Sử dụng tốt công nghệ thông tin để giải quyết bài tập. Định nghĩa ĐTĐ là tình trạng tăng đường huyết mạn tính đặc trưng bởi những RL chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo RL chuyển hóa lipid và protein do giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh học của insulin và/hoặc tiết insulin. Phân loại đái tháo đường Đái tháo đường typ 1: tỉ lệ gặp < 10%. Do bệnh tự miễn dịch: các tế bào β tuyến tụy bị phá hủy bởi chất trung gian miễn dịch Xuất hiện các tự kháng thể kháng đảo tụy, tự kháng thể kháng insulin và tự kháng thể kháng GAD (gluctamic acid decarboxylase) trong 85 – 90% trường hợp. Điều trị bắt buộc phải điều trị bằng insulin. Đái tháo đường typ 2: (không phụ thuộc insulin) Tỉ lệ gặp 90 – 95%. Đặc trưng của đái tháo đường typ 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt insulin tương đối. Tuổi > 30 tuổi, triệu chứng lâm sàng âm thầm, thường phát hiện muộn. Có thể điều trị bằng chế độ ăn, thuốc uống và/hoặc insulin. ĐTĐ thai kì Là tình trạng RL dung nạp đường huyết xảy ra trong thời kì mang thai. Các tình trạng tăng đường huyết đặc biệt khác - Giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen. - Bệnh lí tuyến tụy: viêm tụy, xơ, sỏi tụy, ung thư tụy, … Một số bệnh nội tiết: hội chứng Cushing,… do thuốc, hóa chất Nguyên nhân Đái tháo đường nguyên phát - ĐTĐ type I (phụ thuộc vào Insulin). - ĐTĐ type II (không phụ thuộc vào Insulin) Do tự miễn vì người ta cho rằng ĐTĐ nguyên phát là những người bị ĐTĐ thường mang trong người loại kháng nguyên HLA DR3 hoặc HLA DR4. Đái tháo đường thứ phát Nguyên nhân ngoài tụy - Cường tuyến yên trước. - Cường vỏ thượng thận. - Cường giáp trạng (Basedow) Nguyên nhân do tụy - Sỏi tụy, ung thư tụy, viêm tụy. - Bệnh thiếu huyết tố: Hemochromatose. - Di truyền . Triệu chứng Triệu chứng lâm sàng Bệnh có diễn biến âm thầm, các triệu chứng LS khác nhau tùy theo thể ĐTĐ. ĐTĐ type 1: phụ thuộc vào insulin. - Thường gặp tuổi < 30, thể trạng trung bình hoặc gầy - TC thường rầm rộ: ăn nhiều, đái nhiều, uống nhiều, gầy sút cân. + XH các biến chứng sớm: mụn nhọt, viêm quanh răng, viêm đường tiết niệu. + Tiền sử gia đình: có người bị ĐTĐ và/hoặc các bệnh lý tự miễn dịch khác. + Sự RL chuyển hoá glucid nặng dẫn đến rối loạn chuyển hoá lipit và protit gây tăng ceton máu và nhiễm toan. + Dùng insulin để điều trị. ĐTĐ type 2: không phụ thuộc vào Insulin - Thường gặp tuổi trên 30 - Đặc điểm bệnh + Thường gặp ở người lớn tuổi thể trạng béo + TC thường không rầm rồ (có nhiều trường hợp được phát hiện tình cờ) + Tiền sử: ĐTĐ thai kỳ ở nữ + Điều trị lâu dài và hiệu quả bằng chế độ ăn và các thuốc hạ đường huyết. Có thể điều trị bằng insulin.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bệnh đái tháo đường Chăm sóc người bệnh đái tháo đường Triệu chứng bệnh đái tháo đường Biến chứng bệnh đái tháo đường Điều trị bệnh đái tháo đường Phòng bệnh đái tháo đườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Điều trị đái tháo đường ở những đối tượng đặc biệt
5 trang 93 0 0 -
Báo cáo: Chương trình đánh giá nhanh tình hình tiếp cận Insulin tại việt nam 2008
60 trang 87 0 0 -
49 trang 85 0 0
-
73 trang 62 0 0
-
10 trang 38 0 0
-
Đồ uống và bệnh đái tháo đường: phần 2 - nxb thanh niên
81 trang 36 0 0 -
Đồ uống và bệnh đái tháo đường: phần 1 - nxb thanh niên
120 trang 33 0 0 -
Phòng và tránh bệnh đái tháo đường
5 trang 31 0 0 -
10 quy tắc vàng cho ăn, uống với người Đái tháo đường
7 trang 31 0 0 -
Nguyên tắc ăn uống trong bệnh Đái tháo đường
5 trang 26 0 0